Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 27 - 31)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán: là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những người làm công tác kế toán trong đơn vị và phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý. - Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán, thông tin kinh tế của đơn vị.

- Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hóa, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của kế toán đơn vị.

Việc tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán trong đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với tình hình tổ chức công tác kế toán. Hiện nay, trong các đơn vị việc tổ chức bộ máy kế toán có thể thực hiện theo các hình thức sau:

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Theo hình thức này, đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán đều thực hiện tập trung ở phòng kế toán. Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ kế toán, định kỳ gửi về phòng kế toán của đơn vị. Ví dụ về bộ máy kế toán theo mô hình tập trung.

Ưu điểm: Kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng, cũng như các nhà quản lý của đơn vị; kiểm tra, xử lý, cung cấp kịp thời các thông tin kế toán; tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, hạch toán.

Nhược điểm: Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung chỉ thích hợp với các đơn vị có quy mô vừa hoặc nhỏ, hoạt động trên địa bàn tập trung.

Sơ đồ 1.4: Mô hình kế toán tập trung

Nguồn: [8] - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Theo hình thức này, các đơn vị, bộ phận trực thuộc của đơn vị có tổ chức bộ phận kế toán riêng, làm nhiệm vụ kiểm tra, thu thập, xử lý các chứng từ kế toán ban đầu, hạch toán chi tiết, tổng hợp các hoạt động kinh tế của đơn vị trực thuộc theo sự phân cấp quản lý kinh tế tài chính, định kỳ lập báo cáo gửi cho phòng kế toán đơn vị.

Ưu điểm: Công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động kinh tế ở đơn vị, bộ phận trực thuộc nhanh chóng, kịp thời, chính xác; thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, phân cấp quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kinh tế nội bộ.

Nhược điểm: Nhược điểm cơ bản của hình thức này là việc tổng hợp số liệu báo cáo dễ bị chậm, chỉ đạo của kế toán trưởng không tập trung.

Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán thích hợp với đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, các đơn vị trực thuộc hoạt động độc lập.

Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) Kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Kế toán Vốn bằng tiền, vay và thanh toán Kế toán vật tư, nguyên vật liệu TSCĐ Kế toán thuế và các lớp ngoài ngân sách Kế toán tiền lương, ĐTXDCB

Các nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc

Sơ đồ 1.5. Mô hình kế toán phân tán

Nguồn: [8]

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán: Theo hình

thức kế toán này, đơn vị tổ chức phòng kế toán tập trung. Ngoài ra, ở các đơn vị trực thuộc lớn, xa văn phòng có tổ chức các phòng, bộ phận kế toán của đơn vị trực thuộc.

Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, vay & kinh phí NSNN

Bộ phận kế toán TSCĐ, VT, CCDC

Kế toán trưởng

Bộ phận kế toán thanh toán

Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra ngoài kế toán Bộ phận kế toán lương và các

khoản trích theo lương

Bộ phận kế toán thuế và thu chi ngoài ngân sách Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) Bộ phận tài chính Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kiểm tra kế toán Bộ phận kế toán chung Các đơn vị trực thuộc

Sơ đồ 1.6. Mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán

Nguồn: [8]

Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc có thể cấu thành các bộ phận phù hợp để thực hiện việc ghi chép kế toán, hoàn chỉnh các hoạt động của đơn vị mình theo phân cấp quản lý của phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm thực hiện tổng hợp tài liệu từ các phòng (các bộ phận) kế toán đơn vị trực thuộc gửi lên, tiến hành kế toán các hoạt động chung của toàn đơn vị, sau đó tổng hợp, lập báo cáo, cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động quản lý tài sản và việc sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị. Hình thức này phù hợp với đơn vị có nhiều đơn vị trực thuộc, hoạt động địa bàn lớn, vừa tập trung, vừa phân tán, mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính, trình độ khác nhau.

(2) Tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán

- Quy mô nhân sự kế toán trong một đơn vị là phải đảm bảo đủ số người LĐ với mức trình độ và kỹ năng phù hợp, bố trí họ vào đúng công việc, đúng thời điểm

Kế toán trưởng Kế toán các hoạt động tại cấp trên Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung Bộ phận tổng hợp báo cáo từ đơn vị trực thuộc Bộ phận kiểm tra kế toán Các đơn vị trực thuộc Đơn vị kế toán cấp trên

Nhân viên hạch toán ban đầu tại cơ sở trực thuộc

Đơn vị kế toán phân tán tại đơn vị trực thuộc

sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất LĐ và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, tạo điều kiện cho người LĐ được phát huy tối đa năng lực của họ.

- Bố trí nhân sự kế toán: là việc bổ nhiệm người đứng đầu bộ máy kế toán (kế toán trưởng) và bố trí nhân sự cho cả bộ máy kế toán.

- Phân công nhân sự kế toán: Kế toán trưởng phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ kế toán dựa trên nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có các phần hành kế toán chủ yếu sau:

+ Kế toán vật tư, tài sản

+ Kế toán thanh toán (kế toán tiền mặt; ngân hàng kho bạc…) + Kế toán các khoản chi và các nguồn kinh phí

+ Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh + Kế toán tổng hợp

Kế toán viên được phân công chịu trách nhiệm một hoặc nhiều phần hành kế toán.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)