PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Một phần của tài liệu Facebook- không gian mạng ảo & văn hóa "ném đá" của cộng đồng mạng Việt Nam (Trang 26 - 30)

8.1. Phương pháp nghiên cứu khu vực học

Tuân theo chặt chẽ các nguyên tắc của phương pháp khu vực học, là phương pháp tiếp cận liên ngành (interdisciplinary approach), vận dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau để phân tích hiện tượng. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là đưa sự kiện, hiện tượng về lý giải trong mối liên hệ với ba đặc trưng văn hóa: điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử. v ề mặt phạm vi, sự kiện được đặt trone mối quan hệ lịch đại và đồng đại. Bản thân hành vi “ném đá” cũng được đặt trong các mặt khác của đời sổng xã hội để sáng tỏ vấn đề. Với vấn đề “nóng” như việc “ném đá” trên mạng xã hội, dưới góc độ lịch sử, văn hóa thì việc “ném đá” trên mạng có thể bẳt nguồn từ văn hóa làm nhục cộng đồng, vẫn xảy ra trong các tình

huống thường nhật như đánh ghen, hay trong lịch sử xưa kia, là trừng phạt một người ở nơi CÔ112, cộng do lỗi lầm mà họ mắc phải (cạo đầu, bôi vôi, thả trôi sông). Hoặc dưới góc độ tâm lý học, hành vi này ít nhiều tác động bởi tâm lý đám đông, khi đám đông chỉ cần một sự kiện khơi mào, là có thể dễ dàng kích độna, và không cần suy xét đến những vấn đề như đạo dức hoặc luân lý, do người ta không còn mang khuôn mặt cá nhân nữa, mà núp dưới vỏ bọc cộne đồng đe lên án người khác,

8.2. Phương pháp phân tích tài liệu

Thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố nhằm xây dựng cơ sở so sánh, kế thừa đối với các nghiên cứu trưóc và xem xét nó có điểm giống và khác biệt nào so với nghiên cứu không. Tuy nhiên, do đây là chủ đề nghiên cứu tương đối mới nên các nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu được đăng tải trên mạng Internet của các tác giả nước ngoài. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí xã hội học, tâm lý học, truyền thông và khoa học máy tính, các bài viết trên các trang báo điện tử. Với mục đích tổne; quan về các khái niệm từ chung tới riêng như tương tác xã hội, văn hóa “ném đá”, làm nhục công cộng hay bắt nạt trên mạng (cyberbullying), phương pháp nghiên cứu mô tả sẽ được sử dụng khi phân tích tài liệu, nhằm hệ thốna, các loại khái niệm được nhắc tới, giúp phân biệt được sự khác nhau về mức độ giữa việc bắt nạt và trêu đùa, hay về hình thức làm nhục công cộng trong truyền thống và hiện đại.

8.3. Phương pháp quan sát

Thông tin đa chiều về đối tượng nghiên cứu được thu thập trực tiếp trong các trường hợp “ném đá” trên m ạ n ơ xã hội. Người viết tiến hành quan sát tham dự gián tiếp vào sự kiện đang diễn ra. Với đặc điểm của mạng xã hội là người dùng có the bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trên (1) trang hoặc tài khoản Pacebook cá nhân của nhân vật/ sự kiện được nhắc đến; (2) trên các nhóm Pacebook có chủ đề liên

quan và (3) trên chính tài khoản Paccbook của họ, khi đăng tải hoặc chia sẻ thône, tin có liên quan đến sự kiện.

Người viết sử dụng côns, cụ lang nghe mạng xã hội SMCC (social media command c e n te r- trung tâm điều phôi tương tác truyền thông trên mạng xã hội), sử dụng công nghệ nhận diện và phân tích ngôn naữ tiếng Việt để thu thập dữ liệu trên mạng xã hội. Phạm vi quét dữ của SMCC là trên 40 triệu Pacebook cá nhân, 5 triệu Facebook íầnpages, Pacebook nhóm, 5000 tờ báo trực tuyến và 50 diễn đàn và trả về kết quả 30 triệu nội dung thảo luận trên Facebook mỗi ngày. Đây là hệ thốns đã được giải nhất cho giải thưởng nhân tài đất Việt 2016, và được sử dụng bởi Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI), chính quyền tỉnh Bắc Ninh trong việc xây dựng thành phố thông minh, thu thập dữ liệu lắng nghe mạng xã hội.

Lý do người viết lựa chọn SMCC là công cụ để thu thập dữ liệu vì:

(1) Người dùng mạng xã hội thể hiện hành vi “ném đá” tại bất cứ đâu:

Facebook cá nhân của họ, trang Pacebook cộng đồng, nhóm Facebook cộng đồng và trên Facebook cá nhân của người khác. Vì vậy lượng thông tin là rất lớn, không thể tìm thủ công trên công cụ tìm kiếm của Facebook được vì khả năng nhận diện các cụm từ khóa liên quan đến chủ đề của Facebook còn nhiều hạn chế.

(2) Các bài đăng và bình luận công khai được côn? cụ SMCC thu thập lại mà không gây ảnh hưởng đến người thực hiện hành vi. Do tính chất phản ứng tức thời của hành vi “ném đá” nên nếu đối tượng biết mình đang bị giám sát hay thu thập thì sẽ có tâm lý không thực hiện hành vi trên.

(3) Mầu được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, khône cố định ở nhóm giới tính, cộng đồng dân cư cụ thể nào, miễn là trong bình luận và bài đăng của đối tượng có đề cập đến từ khóa liên quan đến chủ đề thì sẽ được hệ thống quét và thu thập lại.

Các bước sử dụne, công cụ đế tiến hành thu thập dữ liệu được tiến hành như

(1) Tìm kiếm thôns, tin liên quan đến sự việc đang bị “ném đá” trên mạng xã hội, tiến hành thu thập các cách cư dân mạng gọi tên sự việc/nhân vật đế thiêt lập từ khóa tìm kiếm và cài đặt phạm vi thời gian thích hợp.

(2) Sử dụng cône cụ với ba loại từ khóa: từ khóa chính - là chủ đề được nhắc đến, từ khóa đi kèm - là các tính chất, sự kiện xoay quanh chủ đề và từ khóa loại trừ - các nội dung không liên quan đến sự kiện được tìm hiểu.

(3) Tiến hành trích xuất dữ liệu phân tích, bao gồm các bình luận, bài đăng của cá nhân có đề cập đến từ khóa trong khoảng thời gian như đã thiết lập

(4) Lọc nhiễu, loại trừ các nội dung không liên quan đến chủ đề, do tính chất phức tạp của ngôn ngữ tiếng Việt.

(5) Tiến hành phân loại thông tin về: nội dung bình luận, ngôn ngữ bình luận, đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, khu vực sinh sống) dựa trên những gì chủ tài khoản Facebook khai báo công khai trên trang cá nhân của họ. Thu thập các chỉ số tương tác và mức độ ảnh hưởng của các nội dung được đăng tải, cùng với sắc thái của nội dung (tiêu cực, tích cực và trung tính)

Một phần của tài liệu Facebook- không gian mạng ảo & văn hóa "ném đá" của cộng đồng mạng Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)