Mạng xã hội (social network) và truyền thông xã hội (social media) là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn hiện nay. Trên thực tế, mạng xã hội (dưới cách dùng là dịch vụ mạng xã hội trên internet) chỉ là một phần của truyền thông xã hội.
Truyền thông xã hội, theo như định nghĩa trên từ điển thì được hiểu như toàn bộ các aiao tiếp và trao đổi thông tin được thực hiện qua hệ íhổne máy tính và mạng internet. Truyền thông xã hội bao gồm các loại hình như rnạne xã hội, vvebsites, blog, diễn đàn ảo, email, ... Trong khi đó, mạng xã hội chỉ là những nền tảng cung cấp các dịch vụ kết nối và tương tác giữa con người trên không gian mạnơ ảo. Một số ví dụ của mạng xã hội là Facebook, Instagram, Goosle+, tvvitter, ... Có thể thấy, nếu như truyền thông xã hội là bao gồm tất cả nhữne 2;iao tiếp và trao đổi thôna tin
qua hệ thống mạng điện tử, trực tuyên và cả nỵoại tuyên, thì mạng xã hội là một trong những sân chơi dế nạười ta thực hiện hoạt động tương tác và kêt nôi với nhau.
1.2.2. Mạng xã hội
Bản chất ban dầu của “mạng xã hội” (social network) chính là một khái niệm xã hội học, được sử dụne ở từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến khi John A. Barnes (1954) với nghiên cứu về mối quan hệ của người dân quần đảo Bremmes, thì thuật neũ' mạne xã hội được chính thức ra sử dụng một cách rộng rãi, bởi nó đề cập đến một cách chi tiết cách những cá nhân, hoặc tổ chức, kết nối với nhau qua các tương tác xã hội thường xuyên [26]. Nói về cách con người trong một nhóm cộng đồng liên kết với nhau, Joseph H. Pichter (1957) chỉ ra rằng để tạo nên một mạng lưới quan hệ xã hội thì trona, đó, một cá nhân cần phải có mối quan hệ ít nhất với hai naười khác, tức là các mối quan hệ đôi. Ngoài ra không phải tất cả các thành viên trong một mạng lưới của một cá nhân có thể quen biết nhau.
Nhằm rút gọn và khái quát hóa thế nào là mạng xã hội, N. A. Christakis và J. H. Fowler (2009) đã kết luận rằng mạng xã hội là một tổ hợp, có sự tham gia của hai thành tố: con người và những mối liên hệ giữa họ”. Nhìn chung, dưới góc độ xã hội học, các định nghĩa về mạng xã hội được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ xã hội ở thế giới thực, theo phương thức tương tác trực tiếp “mặt đổi mặt” (face-to- face).
Tuy nhiên đến những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà Internet dần trở nên phổ biến, ý nghĩa của mạng xã hội đã thay đổi, và cho đến ngày nay, nó được biết đến như một dịch vụ đế con người tương tác, kết nối với nhau trong không gian của internet. Sự bùng nổ các các phương tiện truyền thông đại chúng, khoa học kĩ thuật đã biến mạns xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ để thành viên của nó tạo ra các loại nội dung mà họ mone muốn, hoặc chia sẻ những nội dung, bài đăng mà họ cảm thấy có hứng thú. Một trong những cái tên tiêu biểu là Blooger.com (tiền thân là blogspot - nền tảng viết bloe của Google trực tuyến), sau đó có Pacebook, Youtube và Instagram, ...
Sự xuất hiện của các mạng xã hội trực tuyến dã lập lức trỏ' thành đê tài nghiên cứu cho nhiều ngành khoa học bởi tính chất mói mẻ và đặc biệt của nó. Với sự xuất hiện của một loại khônẹ gian mới - không gian ảo (cyberspace), các tương tác xã hội khôna. còn trực tiếp giữa người và người nữa, mà dần thav thế bởi các thiết bị trung gian như máy tính, diện thoại di động, và internet. Lúc này, mạng xã hội, chính xác hon là dịch vụ mạng xã hội, sẽ là sân chơi cho các thanh viên có cùng sở thích và mối quan tâm kết nối với nhau, và tạo thành các cộng đồng trực tuyến, hay còn gọi là cộne đồng ảo (Virtual Communily)
Là sản phẩm của thời đại thông tin truyền thông, với sự phát triển của khoa học công nghệ, dịch vụ mạng xã hội có khả năng cung cấp cho thành viên các tính năng như trò chuyện (chat), gửi thư điện tử (e-mail), chia sẻ file, viết blog, .... Ngày nay, việc kết nối của con người trên mạng xã hội không đơn thuần là do có chung mối quan tâm, sở thích hay bản sắc, mà còn đến từ việc con người được kết nối qua các thuật toán của máy tính (algorithm). Dựa trên thông tin về mối quan tâm và sở thích, tình trạng quan hệ, mạng lưới bạn bè, các mạng xã hội ngày nay tự chủ động
gợi ý kết nối giữa người dùng với nhau. Có thể thấy rõ nhất ở các trang mạng hẹn
hò trực tuyến.
Có thể nói, nhờ dịch vụ mạng xã hội, mà giờ đây con người có nhiều cơ hội hơn trong việc mở rộng mạng lưới quan hệ của mình.
Tại Việt Nam, nhà nước đã đưa ra một số văn bản pháp luật quy định về việc quản lý và sử dụng dịch vụ internet. Cụ thể, trong Khoản 14, điều 3, chương I của Nghị định 97/2008/NĐ-CP, mạng xã hội được định nghĩa là: “dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tươne tự khác” [27]. Gần đây nhất là luật an ninh mạng, quy định những nội dung đảm bản an ninh quốc gia, phát ngôn cũng như điều luật đảm bảo an toàn thỏne tin cho người sử dụne internet tại Việt Nam.
Trone, nghiên cứu này, khái niệm '‘mạn2, xã hội” được sử dụng với ý Míihĩa là dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, cuns cấp các nền tảns dịch vụ khác nhau trên mạne, internet, như một sân chơi cho việc kết nối và tăng cường quá trình tương tác giữa con người với nhau trons, một không gian trực tuyên. Các hành vi diễn ra trên mạne. xã hội này bao gồm tất cả những gì sinh ra trone quá trình tương tác trên không gian mạng ảo, bao eồm cả hành vi “ném đá”.
C H U O N G 2: C Ộ N G Đ Ò N G M Ạ N C
2.1. Cộng đồng mạng
2. Ị. 1. Khái niệm cộng đồng mạng/cộng đồng áo
Cộng đồns mạng là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trên các diễn đàn báo chí, truyền thống và cả điện tử, ti vi, nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác, cũne. như đời sổng hàng ngày. Cộng đồnẹ mạng, hay có thể gọi là cộng đong ảo (virtual community) là một nhánh nhỏ của cộng đồng văn hóa. Cộng đồne ảo mang đầy đủ những đặc điểm của cộng đồng văn hóa, đó là các thành viên trong cộng đồng chung một bản sắc, mối quan tâm, niềm tin, ... dù không cùng dịa bàn cư trú. Ngoài ra, trong các loại hình về cộng đồng, thì đây là hình thái cộng đông mới nhât, là một trong những sản phăm xã hội — văn hóa điên hình của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, của “th ế g iớ ip h ẳ n g ” và kỷ nguyên toàn cầu hóa. hao gồm những nhóm người có tương tác thường xuyên với nhau thông qua phương tiện truyền thông công nghệ cao, trong đó p h ổ biến nhất là thông qua internet.
Thành viên của “cộng đồng ảo” được gọi là “cư dân m ạng” (netizen hay cybercitizen). Thực tể thì, gần đây, chủ thể của cộng đồng mane - thành viên của nó, không chỉ còn là con người nữa mà bắt có sự tham gia của robot, hay cụ thể hơn là các robot có khả năng nói chuyện (chatbot), được lập trình tư duy ngôn ngữ để trợ giúp con người. Tuy nhiên sự tham gia của robot cho đến thời điểm này vẫn chỉ mang tính chất công cụ, và được lập trình bởi con người, nên chúng chưa thể được tính là thành viên trong cộng đồng mạng. Vì vậy, khi nói đến cư dân mạng, người ta vẫn mặc định quy về các cá nhân là con người trên internet. “Cư dân mạng” là từ được dùng để mô tả những người tích cực tham gia vào các hoạt động trực tuyến hoặc những cộng đồne trên mạng internet. Thuật ngữ này bắt nguồn từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, bởi Michael F. Hauben (1993), nhằm miêu tả những người sinh sổng trone, môi trường “địa lý” mới do internet tạo ra [28]. Rõ ràng, người ta không thê giới hạn được không gian địa lý thực tê của mạne internet, mà chỉ có thế nhìn vào những thành viên của nó — những người kết nối với nhau do cùng những
tương đồng về mặt văn hóa (cultural communities). Tuy nhiên, tron 2; bôi cảnh phát triển vũ bão của công n<2,hệ, thì không gian ảo, với sự khôns giới hạn về mặt biên giới, đane dược nhìn nhận như một loại không gian địa lý kiếu mới (geography) [29], chỉ có điều nó không tồn tại trong theo cách con người có thể trực tiếp cảm nhận bằng các giác quan của mình.
Cộng đồng ảo, cũne giống như cộng đồng thực tế ở chồ nó cũne mang trong mình nhiều hình thức và loại hình khác nhau. Chả hạn như nói cộne đồns mạng Việt Nam, vô hình chung người ta đề cập đến những người sự tương đồng về mặt địa lý, như địa vực cư trú (Việt Nam) hoặc cùng sử dụng tiếng Việt. Nhưng bản thân cộng đồng này lại cũng bao hàm nhiều loại cộng đồng nhỏ khác, chả hạn như hội, nhóm những người cùng chung sở thích (âm nhạc, phim ảnh) - đặc điểm của các cộng đồnẹ bản sắc.
2.1.2. Nghiên cứu cộng đồng mạng
Khi nhắc đến cộng đồng mạng với giới hạn là cộng đồng mạng Việt Nam, không thể không đặt ra câu hỏi về văn hóa, hay bản sắc của cộng đồng này là gì. Như đã trình bày, một trong những điểm mấu chốt khi nghiên cứu về cộng đồng đó là sự cổ kết nội tại. Như ta đã biết, các loại hình cộng đồng truyền thống đã tồn tại lâu đời, văn hóa, hay ý thức cộng đồng (sense of communities) được cấu thành từ bốn phương diện: thành viên (membership), sự ảnh hưởng (iníìuence), tích hợp và đáp ứng các nhu cầu (Integration and Fulfillment o f Needs) và chia sẻ về mặt tình cảm (Shared Emotional Connection). Những thành tố này được áp dụng cho cộng đồng “thật” (face-to-face communities), nơi mà con người tương tác với nhau trực tiếp thì liệu rằng còn đúng khi áp dụng cho cộng đồng ảo?
Năm 2002, Obst đã vận dụng lý thuyết này để so sánh ý thức cộng đồng cho cả thê giới cộng đông ảo và kêt luận răng bôn chiêu cạnh được đê cập trên có thê ứne dụng cho cả hai loại cộng đồne. Trong nghiên cứu của mình, Anita Blanchard (2004) đã tìm ra một số sự khác biết giữa hai loại cộnR đồng trên, đó là về mặt thành viên của cộng đồna mạng sẽ chịu ít áp lực của ảnh hưởng (iníluences) sự ảnh
hưởne, lẫn nhau hơn là cộng đồng thực. Ngoài ra, thành viên của cộng đồne ảo cảm thấy mình hiểu hơn về tính cách của những thành viên khác, cũne; như trải nghiệm và quan sát các mối quan hệ cá nhân nhiều hơn cộng đồng thực [30].
Việc vận dụng lý thuyết về văn hóa cộnR đồns, của McMillan và Chavis cho cộng đồng ảo sẽ rất khác cho cộns đồne thực, bởi một lý do là các thành viên của cộng đồng ảo giao tiếp qua nhiều kênh phương tiện khác nhau (giao tiếp văn bản qua việc viết bài. bình luận; hoặc giao tiếp bằng lời nói qua video hoặc các phương tiện truyền thông khác) và tính ẩn danh. Tính gần gũi về khoảng cách vật lý (physical distance) hiển nhiên xuất hiện ở cộng đồng địa lý và cộng đồng tổ chức, nhưng với cộng đồng văn hóa, người viết cho rằng tính chất này cũng đóng vai trò rất quan írọng. về mặt lý thuyết, với loại hình cộne đồng văn hóa, dù các thành viên không nhất thiết có chung địa bàn sinh sống, chỉ cần quan trọng nhất là cùng chia sẻ sự đồng thuật về bản sắc, đức tin, mối quan tâm. Nhưng trên thực tế, họ vẫn tương tác với nhau theo loại hình trực tiếp (face-to-face). Khi nói cộng đồng văn hóa lớn, như cộng đồng người theo đạo thiên chúa giáo, mức độ bao trùm có thể trên phạm vi toàn cầu. Nhưng sự thật là cộng đồng lớn ấy được cấu thành bởi rất nhiều cộng đồng nhỏ, mà giữa họ có sự gắn kết về mặt không gian địa lý thưc. Chả hạn như cộng đồng người theo đạo thiên chúa giáo ở Việt Nam, cộng đồng người theo đạo thiên chúa giáo ở Đức, ...
Một trong những điều quan trọng trong việc nghiên cứu cộne đồng đó là nghiên cứu về tiêu chí cốt lõi - sự co kết nội tại, yếu tố chỉ ra chiều tương tác và liên kết của cộng đồng. Người viết cho rằng, tương tác và liên hệ giữa cộng đồng ảo thì lại hoàn toàn khác với cộng đồng thực ở chỗ, nếu như ba loại hình cộng đồng truyền thống như ta đã biết đều ít nhiều có sự gắn kết về mặt địa lý với nhau, và thể hiện tính tương tác trong một không gian địa lý xác định. Thì cộng đồna; ảo, tuy dược cho là xuất hiện trên không gian địa lý kiểu mới, tương tác với nhau một cách thực sự ngẫu nhiên. Khi tham gia sinh hoạt trên mạng, không ai biết được thành viên còn lại của cộng đồn£ mình đang tham gia có nhân thân thực như thế nào, bởi nhũng yếu tố như giới tính, quê quán, trình độ học vấn đều có thể ẩn đi, hoặc giả
mạo. Sự tương tác và kết nối của các thành viên cộng đồng ảo clên từ việc có cùng một mốt quan tâm, nhưng điểm khác biệt ở đây là họ hoàn toàn có thế chọn cho mình đối tượna, để tương tác trone số tập hợp ngẫu nhiên của các thành viên có cùng mối quan tâm.
Bàn về bản sắc của cộng đồng ảo, ý kiến cho rằng thành viên của cộng đông ảo có mức độ thấu hiểu tính cách của những thành viên khác, cũnơ như trải nghiệm và quan sát các mối quan hộ cá nhân nhiều hơn cộng đồng thực của A. Blanchard dường như hơi lạc quan. Như đã phân tích, điều gắn kết các thành viên của cộng đồne ảo là sự chia sẻ về mối quan tâm, niềm tin, và bản sắc. Vì thế, đây là tiêu chí hàns đầu được thành viên của nó thể hiện ra khi tham gia vào trone, cộng đồng, như một tín hiệu cho thấy cá nhân đó phù họp với cộng đồng mà họ đang tham gia. Thế nên, cái gọi là có mức độ thấu hiểu tính cách của các thành viên khác dường như đến từ việc nhu cầu tiên quyết: bản sắc, mối quan tâm, ... được xác định - điều mà sẽ cần mất thời gian và nhiều nỗ lực hơn trong thế giới thật. Sức mạnh nội tại của các nhóm cộng đồng ảo thực sự đến từ sự đồng thuận, trước hết về mối quan tâm, và sau là tầm nhìn, cách thực hiện và phát triển cộng đồng đó, rồi mới đến sự liên kết giữa các thành viên.
2.1.3. Văn hóa cộng đòng mọng
Ngoài ra. còn có ý kiến cho rằng, khi bàn đến văn hóa cộng đồng, cũng là bàn đến văn hóa ứng xử của cộng đồng, tức là phương thức và nguyên tắc ứng xử của cộng đông trong những môi trường, không gian và thời gian lịch sử xác định
[31, tr. 125]. Từ đó, xem xét nguyên tắc ứng xử này dưới những mô thức ứng xử, tiêu chí ứng xử và quy tắc ứng xử. Trong đó, nguyên tắc ứng xử là một trong những yếu tố có vai trò định hưóng, điều chỉnh đối với văn hóa ứng xử cộng đồns;. Một trone những ví dụ cho nguycn tắc ứng xử truyền thống là hương ước của làng xã, hay tộc ước của cộng đồng huyết thống, ở thời kì hiện đại, biểu hiện của nó là điều lệ, nội quy của các tổ chức, cơ quan ban neành. Với một loại cộng đồng mới, bùng nổ trong thời kì internet như cộng đồng ảo, những nguyên tắc ứng xử này dường như chưa được nghiên cứu và phát triển nhiều. Mỗi cộng đồng, trên thực tế đều có
khả năg xây dựng bộ nguyên tắc của riêng mình. Đồng thời, họ đều phải tuân thủ theo iuật lệ của nền tảng mạng xã hội mà mình đang tham gia.
£ | | Tiêu ch u ẩ n cộ ng đồng Giới thiệu i, Bạo lực va hành vị phạm tội PHẢN III. Nội dung phản cảm 11. An toàn 1 2. N g ô n í ừ k í c h động t h ù đ ịc h