3.3.3 .Tiến trình tổ chức thực nghiệm
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá kết quả định tính.
3.4.1.1. Biện pháp.
Để có đƣợc thông tin về hiệu quả các biện pháp sƣ đã phạm đã sử dụng trong các tiết thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp, quan sát các hoạt động HTTN của HS thông qua hoạt động nhóm và các trò chơi. Đồng thời phỏng vấn HS và GV, tiến hành khảo sát biểu hiện năng lực toán học của HS sau mỗi tiết dạy.
3.4.1.2. Kết quả.
Khi tiến hành dạy thực nghiệm tiết đầu tiên chúng tôi xem xét, đánh giá sự hình thành, phát triển và biểu hiện các năng lực của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
a) Về phía HS * Ƣu điểm:
- Đa số HS có tác phong, ý thức kỉ luật tốt trong các hoạt động HTTN thông qua hoạt động nhóm hoặc trò chơi. Chuẩn bị tốt các công cụ hỗ trợ quá trình học tập theo hƣớng dẫn của GV.
- Có hứng thú, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm đặc biệt là các hoạt động yêu cầu thực nghiệm đo đạc, ƣớc lƣợng xấp xỉ diện tích, thể tích.
* Tồn tại
- Một số HS chƣa tích cực, ỷ lại vào các thành viên trong nhóm. Kĩ năng trao đổi, chia sẻ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm còn hạn chế.
- Sau mỗi hoạt động việc khái quát hóa, thể thức hóa kiến thức đa số còn chậm.
- Năng lực mô hình hóa toán học còn hạn chế. Cụ thể khi giải quyết các bài toán có yếu tố thực tiễn, việc thể thức hóa các dữ kiện của bài toán thực tiễn sang bài toán toán học còn chậm và lúng túng.
b) Về phía GV
Chuẩn bị kĩ giáo án đặc biệt phƣơng tiện phục vụ cho các hoạt động HTTN, có phƣơng pháp giảng dạy vững vàng, trách nhiệm. Tuy nhiên, trong một số HĐTN, GV chƣa thực sự ủy thác cho HS thực hiện yêu cầu, ở một số nhóm GV có sự hƣớng dẫn gợi ý do sợ HS làm mất nhiều thời gian.
Sau khi rút kinh nghiệm để tiến hành thực nghiệm các tiết tiếp theo chúng tôi đã nhận đƣợc kết quả khả quan hơn nhiều. Cụ thể:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động HTTN, GV đã tin tƣởng ủy thác cho HS thực hiện. Sau mỗi hoạt động, GV có sự động viên khuyến khích kịp thời đối với những HS, nhóm HS có sự tiến bộ, sự sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, các biểu hiện về năng lực của HS rất khả quan.
- HS có hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập. Tất cả HS đều tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV mặc dù không phải HS nào cũng hoàn thành tốt.
- HS có trách nhiệm hơn trong việc thảo luận, chia sẻ, thống nhất kết quả của nhóm. Các nhóm tích cực trong việc nhận xét kết quả của các nhóm khác, không khí học tập rất sôi nổi.
động do có sự chuẩn bị trƣớc bài học ở nhà, kĩ năng giải quyết bài toán thực tiễn: tính diện tích, tính thể tích đƣợc cải thiện rõ ràng. HS ngày càng thấy đƣợc sự gần gũi của toán học với cuộc sống.
Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc việc áp dụng hợp lí các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học thông qua chủ đề Nguyên hàm – Tích phân theo định hƣớng phát triển năng lực là yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển năng lực ngƣời học. Ngoài ra, việc cụ thể hóa các phƣơng pháp dạy học bằng các hoạt động giúp HS thấy đƣợc vai trò, sự gần gũi của toán học với thực tiễn. Từ đó, khơi dậy đƣợc hứng thú, nhu cầu học tập bộ môn.
3.4.2. Đánh giá kết quả định lượng.
a) Biện pháp.
Tiến hành kiểm tra 15 phút sau mỗi tiết với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (mỗi câu đúng 1,0 điểm) để đánh giá năng lực của HS. Chúng tôi đã biên soạn đề kiểm tra theo 4 cấp độ tƣ duy trong đó mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, mức độ vận dụng, mức độ vận dụng cao. Trong đó, chú trọng các bài toán thể hiện năng lực tƣ duy và giải quyết vấn đề thực tiễn. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài kiểm tra và phân tích kết quả.
b) Kết quả.
Kết quả làm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc thống kê và tính toán thông qua bảng dƣới đây:
Bảng kết quả kiểm tra đƣợc phân loại
Lần kiểm tra số Phƣơng án Lớp Tổng bài kiểm tra Điểm dƣới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi SL % SL % SL % SL % 1 Thực nghiệm 12A1 41 1 2,4 8 19,5 23 56,1 9 22 Đối chứng 12A2 41 3 7,3 11 26,8 21 51,2 6 14,7
Lần kiểm tra số Phƣơng án Lớp Tổng bài kiểm tra Điểm dƣới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 12A5 42 5 11,9 12 28,6 20 47,6 5 11,9 Đối chứng 12A8 42 10 23,8 14 33,3 16 38,1 2 4,8 Bảng kết quả giữa các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy: - Ở các lớp thực nghiệm số HS đạt điểm dƣới Tb chiếm tỉ lệ 3,6%, số HS đạt điểm Tb chiếm tỉ lệ 12%. Ở các lớp đối chứng số HS đạt điểm dƣới Tb
là 7,8%, đạt điểm Tb là 15,1%. Nhƣ vậy tỉ lệ HS đạt điểm dƣới Tb và Tb ở các lớp thực nghiệm thấp hơn hẳn so với các lớp dạy đối chứng.
- Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm lại khá cao so với các lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm khá chiếm 25,9%, giỏi chiếm 8,4% còn ở các lớp đối chứng khá chiếm 22,3%, giỏi chiếm 4,8%.
- Lớp thực nghiệm 12 có kết xấp xỉ với lớp đối chứng có trình độ cao hơn.
Qua kết quả thống kê trên cho thấy bƣớc đầu tổ chức các hoạt động HTTN cho HS thông qua chủ đề Nguyên hàm – Tích phân theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS là có triển vọng. Các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề ra là hợp lí và khả thi.