Định hƣớng thiết kế, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học giải tích ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Định hƣớng thiết kế, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm

2.2.1. Tư tưởng chung

- Vận dụng tƣ tƣởng giáo dục toán học thực tiễn, bắt đầu bài học bằng một tình huống thực tiễn.

Dạy toán theo tinh thần giáo dục toán học thực tiễn là luôn khởi đầu bằng tình huống thực tiễn có ý nghĩa với ngƣời học để ngƣời học tiến hành các hoạt động toán học hóa, tạo cơ hội cho họ lƣu lại những ý nghĩa đó vào cấu trúc toán học trong tâm trí. Với đa số ngƣời học sau khi tốt nghiệp sẽ tham gia cuộc sống lao động, sản xuất rất ít ngƣời học sẽ tham gia nghiên cứu khoa học. Vì vậy, dạy toán ở trình độ phổ thông dành cho đa số không nhất thiết là dạy thứ toán để học, để nghiên cứu mà nên thiên về thứ toán để làm, để phục vụ trở lại cuộc sống: tính, đếm, đo đạc, thống kê, so sánh, phân tích, chia trƣờng hợp, dự đoán, ra quyết định,...

- Coi trọng hoạt động trải nghiệm vật chất hƣớng tới nhiều hoạt động của HS.

Tác giả Nguyễn Bá Kim, trong [12] đã đề cập nhiều HĐTN của ngƣời học với môn toán nhƣng đó là các hoạt động của tƣ duy. Trong thực tế giảng dạy, số HS có hứng thú với trải nghiệm bằng các hoạt động của tƣ duy để tìm tòi, phát hiện chiếm lĩnh tri thức rất ít mà đa số HS đều thích trải nghiệm vật chất thông qua các hoạt động cơ học: thực địa, đo đạc, trò chơi, làm việc hợp tác theo nhóm,... để khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.

- Chủ động tạo tình huống có vấn đề.

Tình huống có vấn đề là mấu chốt của phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề. Tình huống có vấn đề chứa đựng những mâu thuẫn giữa tri thức đã biết và tri thức cần tìm. Để giải quyết tình huống ngƣời học phải huy động vốn kiến thƣc, kĩ năng, công cụ hỗ trợ học tập, tìm kiếm thông tin và sử dụng các thao tác của tƣ duy. Tạo ra các tình huống có vấn đề là GV tạo cơ hội đƣa HS vào vùng phát triển gần nhất, khi giải quyết đƣợc các tình huống HS tiếp thu tri thức tự nhiên, tích cực khỏi dậy sự sáng tạo cho ngƣời học.

- Giảm nhẹ mục tiêu “dạy tính” mà chú trọng “dạy toán”, giảm các dạng bài tập tính toán phức tạp và tăng cƣờng các dạng toán bản chất.

Môn toán cấp THPT theo Chƣơng trình GDPT 2018 với các mục tiêu cơ bản cần đạt đƣợc nhƣ: góp phấn hình thành và phát triển năng lực toán; trang bị những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản; giúp HS có những hiểu biết tƣơng đối tổng quát về các ngàng nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó làm cơ sở định hƣớng nghề nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu trên trong quá trình tổ chức dạy học GV phải lựa chọn, chú trọng đến các hoạt động tái khám phá tri thức tạo cơ hội cho HS ghi nhớ bản chất tri thức cần chiếm lĩnh, đƣa toán học đến gần với cuộc sống. Với chức năng tính toán của mini-CAS đã giải quyết nhanh, chính xác các dạng bài tập với các phép biến đổi phức tạp thông qua một vài thao tác: tính tích phân xác định, giải các phƣơng trình, tính loogarit,... thì việc “dạy tính” trở nên vô nghĩa với HS mà thay vào đó GV phải “dạy toán”, dạy cho HS phƣơng pháp tiếp cận, chiếm lĩnh tri thức, con đƣờng tƣ duy để vận dụng lí thuyết toán học vào các tình huống trong nội bộ môn toán, tình huống trong cuộc sống và khuyến khích HS sử dụng công cụ phƣơng tiện học tập ở các bƣớc tính toán thuần túy.

- Vận dụng mô hình dạy học phát triển năng lực theo Chƣơng trình GDPT 2018.

Cụ thể hóa mô hình dạy học môn toán theo hƣớng tiếp cận phát triển năng lực theo Chƣơng trình GDPT 2018 là tổ chức quá trình dạy học thông

qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của HS cùng với sự trợ giúp hợp lí của GV và sự trao đổi, hợp tác thống nhất của bạn học để hình thành và phát triển năng lực toán và phẩm chất cho ngƣời học.

Trong quá trình tổ chức dạy học, ngoài việc chuẩn bị các phƣơng tiện và thiết bị dạy học theo quy định trong chƣơng trình cần chú trọng việc tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin và phƣơng tiện thiết bị dạy học hiện đại phù hợp, hiệu quả để tạo động cơ, khơi dậy hứng thú học tập và thái độ tích cực chiếm lĩnh tri thức.

Những lƣu ý khi lựa chọn và sử dụng

- Khi lựa chọn nên cân nhắc những tình huống trong thực tiễn hoặc trong nội bộ môn học để ủy thác cho HS hoạt động (độc lập hoặc giao lƣu).

- GV cần chuẩn bị kĩ giáo án, công cụ, phƣơng tiện hỗ trợ học tập. - Chú ý đến việc rèn ý thức tổ chức, kỉ luật tránh lãng phí thời gian học tập.

- Trong mỗi hoạt động bƣớc cuối phải thể thức hóa đƣợc tri thức.

- Ƣu tiên tổ chức các hoạt động tái khám phá tri thức và giải quyết vấn đề thực tiễn.

2.2.2. Quan điểm dạy học NHTP thông qua HĐTN

Theo Đỗ Đức Thái [19, tr.37], quá trình dạy học môn Toán theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học cần tuân thủ theo một số yêu cần cơ bản sau:

- Đi từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ dễ đến khó. Chú trọng việc tiếp cận, hình thành kiến thức mới trên cơ sở vốn kinh nghiệm và trải nghiệm của HS.

- Quán triệt quan điểm “lấy ngƣời học làm trung tâm”, GV phải tổ chức đƣợc “cách học” để HS phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Cần tổ chức dạy học theo hƣớng kiến tạo để tạo cơ hội cho HS tham gia tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề.

chọn, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy hứng thú, niềm tin và sáng tạo của HS. Phải tăng cƣờng các hoạt động học với hoạt động thực hành, hoạt động dạy học với HĐTN.

- Kết quả học tập bộ môn Toán phụ thuộc vào thái độ học tập của HS. GV cần giúp HS xây dựng niềm tin của bản thân trong học tập, niềm tin của bản thân vào ý nghĩa, vai trò của môn Toán với đời sống xã hội. GV cần làm cho HS hiểu rằng một số vấn đề thực tiễn sẽ đƣợc giải quyết khoa học, hiệu quả nếu biết áp dụng kiến thức toán học hợp lí. Đồng thời phải cho HS thấy đƣợc muốn giải quyết các vấn đề toán học cần phải có sự nỗ lực cao, sự kiên trì, bền bỉ. Tất cả những điều đó HS sẽ thấy, sẽ tự nỗ lực đề đạt đƣợc kết quả tốt hơn thông qua các hoạt động HTTN.

- Việc vận dụng linh hoạt, hợp lí các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học trong môn Toán góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất: tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tính kỉ luật, kiên trì và niềm tin trong học tập.

Nội dung NHTP trong chƣơng trình giải tích THPT, là một trong những nội dung dạy có nhiều ứng dụng trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, có nhiều ứng dựng trong việc giải quyết các vấn đề liên môn. Với các quan điểm cơ bản trong quá trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất cho ngƣời học thì việc tổ chức các HĐTN trong quá trình dạy học nội dung NHTP là điều không thể thiếu, là phƣơng pháp dạy học tích cực hiệu quả tạo ra môi trƣờng học tập tích cực, HS phát huy tối đa năng lực, phẩm chất ngƣời học đảm bảo chất lƣợng đầu ra theo yêu cầu đổi mới của giáo dục, của xã hội hiện đại.

2.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học giải tích thông qua chuyên đề “Nguyên hàm – Tích phân”

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học giải tích ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)