CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2. Dạy học theo chủ đề
1.2.1. Quan niệm về dạy học theo chủ đề
đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hƣớng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
DH TCĐ là hình thức tìm tòi khái niệm, tƣ tƣởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề....có sự giao thoa, tƣơng đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập đến trong các môn học hoặc trong các học phần của môn học đó làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Thay cho việc dạy học đang đƣợc thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa nhƣ hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chƣơng trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trƣờng.
DH TCĐ ở trƣờng THPT có khả năng đáp ứng đƣợc mục tiêu của chƣơng trình GDPT 2018. Hình thức DH này chú trọng những nội dung học tập có liên quan đến nhiều lĩnh vực, lấy học sinh làm trung tâm, tăng cƣờng sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mạng lƣới đa chiều và nội dung đƣợc tích hợp thành những chủ đề có tính thực tiễn, do đó DH TCĐ đang dần thay thế cho mô hình DH truyền thống hiện nay.
1.2.2. So sánh dạy học theo chủ đề và dạy học truyền thống
Bảng 1.3. So sánh giữa DH theo chủ đề và DH truyền thống [7]
Dạy học theo chủ đề Dạy học truyền thống
Dạy theo một chủ đề thống nhất, đƣợc tổ chức lại theo hƣớng tích hợp từ một phần trong chƣơng trình học.
Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lƣợng cố định.
Kiến thức thu đƣợc là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lƣới với
Kiến thức thu đƣợc rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều
nhau theo thiết kế chƣơng trình học). Trình độ nhận thức có thể đạt đƣợc ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thƣờng theo trình tự và thƣờng dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập).
Kết thúc một chủ đề HS có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
Kết thúc một chƣơng học, HS không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.
Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà HS đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà ngƣời học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa. Hiểu biết có đƣợc sau khi kết thúc
chủ đề thƣờng vƣợt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của HS.
Kiến thức thu đƣợc sau khi học thƣờng là hạn hẹp trong chƣơng trình, nội dung học.
Có thể hƣớng tới, bồi dƣỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.
Không thể hƣớng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng nhƣ: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…
Qua bảng 1.3 so sánh giữa DH truyền thống và DH theo chủ đề ta có thể thấy rằng việc DH theo chủ đề phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS (HS là trung tâm của quá trình dạy học) phù hợp với quan điểm DH hiện đại. Với phƣơng pháp học theo chủ đề, dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS đƣợc học tập theo từng chủ đề. Các nhiệm vụ học tập đƣợc giao cho học sinh và các em chủ
động tìm hƣớng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà đƣợc tổ chức lại theo một hệ thống, vì vậy, kiến thức các em tiếp thu đƣợc là những khái niệm trong một mạng lƣới quan hệ chặt chẽ. Mức độ hiểu biết của học sinh sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá. Kiến thức không chỉ là kiến thức mà còn liên quan đến những lĩnh vực và trong cuộc sống. Với cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, học sinh không những đƣợc tăng cƣờng tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cƣờng sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho giới trẻ hiện nay.
1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề
Các đặc trƣng cơ bản của DH theo chủ đề [7] là
- Cần truyền đạt cho HS các kiến thức có thể liên quan đến một hay nhiều môn học, lĩnh vực khác nhau.
- Phát huy tối đa những tri thức của HS có liên quan đến kiến thức của chủ đề học tập.
- GV với hệ thống câu hỏi giúp cho HS nhận thức những kiến thức trong chủ đề. Hệ thống kiến thức chặt chẽ, sát thực và thiết thực, quá trình học tập thoải mái, luôn tạo điều kiện, cơ hội cho HS đạt mục đích học tập và phát triển bản thân.
- Nếu làm tốt, DH theo chủ đề sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, tự tin, độc lập và sáng tạo của cá nhân.
- Tận dụng các phƣơng tiện, công cụ học tập xung quanh HS.
- Thích ứng với từng đối tƣợng HS.
- Rèn luyện đƣợc khả năng làm việc nhóm, tính hợp tác của HS.