Các dạng sinh cảnh chính tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 39 - 42)

Kết quả điều tra cho thấy tại khu vực nghiên cứu có hai kiểu địa hình đan xen nhau là kiểu địa hình núi đá và địa hình núi đất. Địa hình núi đá chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đặc trưng của thảm thực vật, địa hình, nguồn nước và những biến đổi môi trường, qua khảo sát thực địa kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng 1/25.000 (2007). Khu vực nghiên cứu được xác định có các dạng sinh cảnh chính sau:

Sinh cảnh 1: Sinh cảnh rừng giầu trên núi đá vơi ít bị tác động (SC1). Sinh cảnh 2: Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi (SC2).

Sinh cảnh 3: Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất (SC3). Sinh cảnh 4: Sinh cảnh ven các khe suối và thủy vực (SC4).

4.1.1. Sinh cảnh rừng giầu trên núi đá vơi ít bị tác động

Đây là dạng sinh cảnh chiếm phần lớn diện tích tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng, kiểu rừng ở đây có cấu trúc nhiều tầng tán với tổ thành loài thực vật đa dạng, phong phú, tán rừng liên tục, liền dải, ít bị tác động, rất phong phú các loài cây làm thức ăn, nơi trú ẩn cho các loài thú Linh trưởng. Tập trung các họ, loài cây chủ yếu: họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bứa ( Guitiferae), họ Bồ

hòn (Sapindaceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Dâu

tằm (Moraceae), họ ngũ gia Bì (Araliaceae), họ Quế (Lauraceae), họ phụ Đậu (Papilionoidae), họ Sến (Sapotaceae). cần bổ sung tên một số loài cây chủ yếu trong các học để thể hiện mức độ phong phú và là thức ăn cho các loài thú Linh trưởng.

Ở dạng sinh cảnh này chúng tôi đã quan sát được một đàn Khỉ mốc gồm 08 - 10 cá thể; một đàn Chà vá chân nâu gồm 08 - 12 cá thể tại khu vực Khe con khái và phát hiện nhiều dấu hiệu của các loài động vật hoang dã khác như: Sóc bay, Sóc bụng đỏ, dấu vết Lợn rừng, dấu vết của các lồi cầy. Đây là vùng khơng chỉ dồi dào

về nguồn thức ăn mà còn là nơi cư trú, sinh sống, mức độ an toàn cao và phù hợp cho nhiều loài động vật. Kết quả được thống kê trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 1

TT Tên loài Tọa độ Số lượng cá thể Ghi chú

1. Khỉ mốc 48Q0632364 UTM1944284 08 - 10 QS 2. Chà vá chân nâu 48Q0630893 UTM1943527 08 - 12 QS 3. Sóc bay 48Q0630679 UTM1943727 01 QS 4. Sóc bụng đỏ 48Q0630404 UTM1939818 03 QS 5. Lợn rừng 48Q0628973 UTM1940098 02 DV 6. Rắn lục mép xanh 48Q0628973 UTM1940098 1 QS 7. Rắn xanh 48Q0628973 UTM1940098 1 QS

Ghi chú: QS: Quan sát trực tiếp; DV: Dấu vết để lại

4.1.2. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi

Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích khoảng 1000 ha tại khu vực nghiên cứu. Thành phần thực vật ở đây chủ yếu là các cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh như: Sảng (Sterculia lanceolata), Lộc vừng (Barringtonia acutangula), Sồi đá (Lithocapus

cornea) và các loài cây dây leo... Tổ thành loài cây ở sinh cảnh này đơn giản gồm 2

tầng cây thấp, tán thưa. Thảm xanh không liên tục, chủ yếu tập trung trong các kẽ đá và vùng đất bồi tụ trong thung.

Đây là kiểu rừng có vị trí quan trọng đối với cảnh quan và mơi trường sống của các lồi Linh trưởng, trong đó có Voọc Hà Tĩnh. Tại sinh cảnh này chúng tôi đã quan sát được 03 đàn Voọc Hà Tĩnh: 14 - 16 cá thể tại Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, 15 cá thể tại Hang Tối, 16 cá thể tại Xà Lu, 12 cá thể tại Thung Tre. Ngồi ra, chúng tơi cịn quan sát được 1 đàn Khỉ vàng, 1 đàn Khỉ mốc. Kết quả được thống kê trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 2

TT Tên loài Tọa độ Số lượng cá thể Ghi chú

1. Voọc Hà Tĩnh 48Q0635221 UTM1943660 59 - 62 QS 2. Khỉ vàng 48Q0631676 UTM1942973 06 - 09 QS 3. Khỉ mốc 48Q0632454 UTM1944434 10 - 12 QS

Ghi chú: QS*: 3 đàn quan sát tại trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, Thung Tre, Hang Tối.

4.1.3. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất

Đây là dạng sinh cảnh bị tác động tương đối lớn bởi các hoạt động của con người, chiếm diện tích nhỏ nhất trong khu vực điều tra. Những cây to sót lại khơng đáng kể, chủ yếu là cây tái sinh chồi, cây thường thấp và cong. Chiều cao trung bình từ 5 - 7 m. Thành phần cây rừng gồm: Sau sau (Liquidambar formosana),

Thẩu tấu (Aporosa microcalyx), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Chòi

mòi (Antidesma ghaesembilla), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Dâu da (Baccaurea

sapida), Xoan nhừ (Choerospondias axillaries), Chẹo tía (Engelhardtia

chrysolepis), Sảng nhung (Sterculia lanceolata), Cà muối (Cipadessa baccifera),

Bời lời (Litsea glutinosa), Ngái (Ficus hispida), Đại phong tử (Hydnocarpus

althemintica), Chò Nhai (Anogeissus acuminate), Hoắc quang (Wendlandia

paniculata). Tổ thành thực vật ở đây tương đối đơn giản, chủ yếu là cây thân gỗ

nhỏ, cây tái sinh, dây leo. Vì vậy, sự khó khăn về điều kiện thức ăn, vắng mặt một số loài động vật nhỏ, cây cho hoa, quả nên đã hạn chế tính đa dạng lồi cho kiểu sinh cảnh này.

4.1.4. Sinh cảnh ven các khe suối và thủy vực

Đây là dạng sinh cảnh thường thấy ở ven các khe suối gần đường giao thông đã bị tác động và đang phục hồi, tổ thành loài thực vật đơn giản, tán thấp, nhiều dây leo bụi rậm, trong q trình điều tra chỉ gặp một số lồi thú Linh trưởng đến kiếm ăn như Voọc Hà Tĩnh, Khỉ vàng và một số vách hang của Voọc Hà Tĩnh đã rời đi nơi khác do bị săn bắn trước đây và bị quẫy nhiễu bởi tiếng ồn. Ngoài các loài Voọc Hà Tĩnh, trong

q trình điều tra chúng tơi cịn bắt gặp dấu vết của một số loài thú nhỏ trong dạng sinh cảnh này. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 4

TT Tên loài Tọa độ Số lượng cá thể Ghi chú

1. Voọc Hà Tĩnh 48Q0639230 UTM1942878 12 - 14 QS 2. Cầy 48Q0638340 UTM1942943 1 DV 3. Khỉ mốc 48Q0637175 UTM1942425 05 QS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)