Phá hủy sinh cảnh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 59 - 64)

4.4. Đánh giá các mối đe doạ đối với Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu

4.4.2. Phá hủy sinh cảnh sống

4.4.2.1. Khai thác gỗ

Các hoạt động khai thác gỗ diễn ra quanh năm, diễn ra mạnh nhất vào mùa khô. Người dân địa phương ở đây thường cho rằng tài ngun thiên nhiên là vơ tận. Do đó, họ hồn tồn khơng có ý thức về việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Khai thác gỗ sẽ phá hủy sinh cảnh của khu rừng bởi vì những lồi cây to đổ xuống sẽ làm đổ gẫy và làm chết các cây con bên dưới, làm phá hủy và thay đổi mơi trường sống của các lồi động vật trong khu vực. Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chất lượng rừng bị suy thoái dẫn đến số lượng các loài động vật cũng bị suy giảm theo, một số lồi có nguy cơ biến mất trong vùng.

Truyền thống sử dụng các loài gỗ tốt làm nhà của người dân trong khu vực nghiên cứu khá cao, thêm vào đó là điều kiện kinh tế cịn hạn hẹp nên họ chưa có khả năng sử dụng các loại vật liệu khác thay thế. Việc khai thác gỗ chủ yếu phục vụ xây dựng nhà cửa, đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, một số khai thác gỗ cho mục đích thương mại, phương thức chính là khai thác chọn đối với một số lồi cây có giá trị kinh tế cáo như: Nghiến, Táu, Trai, Sưa, Mun sọc... đã làm cho các loài gỗ quý này trở nên khan hiếm.

Hiện tại Phong Nha Kẻ Bàng có nhiều loại cây có giá trị rất lớn Mun

(Diospiros sp.), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu),

Táu mặt quỉ (Hopea mollissima). Trong q trình điều tra ngồi thực địa, chúng tơi đã bắt gặp 5 người dân giả làm khách du lịch vào rừng tìm gỗ Sưa (Huê). Qua phỏng vấn, mỗi đợt họ đi 2 - 3 ngày, mang theo lương thực vào rừng, khi tìm được gỗ Sưa có thể bán được giá 20 - 30 triệu, tùy theo khối lượng kích cỡ và độ tuổi khác nhau.

4.4.2.2. Khai thác lâm sản ngồi gỗ

Lâm sản ngồi gỗ có vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư sống trong địa bàn, lâm sản ngoài gỗ ở đây rất đa dạng, phong phú và có giá trị. Là nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống. Người dân trong khu vực có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng lâm sản ngồi gỗ cho các mục đích khác nhau. Phần lớn các hộ gia đình đều có nguồn thu nhập từ lâm sản ngồi gỗ như: Măng, song, mây, hoa quả rừng, mật ong, cây thuốc...

Khai thác Lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các loại thảo dược, hiện đang là áp lực rất lớn đối với khu vực. Trong thời gian điều tra, chúng tôi cũng nghi nhận được một số nhóm người dân địa phương vào rừng thu hái các loại LSNG. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại các loài động vật hoang dã và Voọc Hà Tĩnh, nhưng những hoạt động này đang làm xáo trộn vùng sống của chúng. Nhóm người này tìm các lồi lan Kim tuyến, Hà thủ ơ, Song Mây, Huê.. Giá lan Kim tuyến trên thị trường hiện nay 150.000 – 180.000 VNĐ/kg. Các sản phẩm mang ra khỏi rừng, vận chuyển lên thị trấn bán cho các tư thương rồi xuất sang Trung Quốc.

4.4.2.3. Du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng

Do địa hình núi đá vơi, khơng thích hợp cho việc canh tác, tỷ lệ mất sinh cảnh ở Phong Nha hiện đang ở mức thấp. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch hiện đang được xây dựng tại Phong Nha - Kẻ Bàng có thể sẽ làm tăng tốc độ mất sinh cảnh và gây xáo trộn đối với các quần thể động vật quan trọng, nhất là các loài Linh trưởng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt trùng trên tồn cầu. Việc xây dựng đường mịn Hồ Chí Minh ngay sát Phong Nha - Kẻ Bàng trước đây đã là một mối lo do nó tạo điều kiện cho người dân đến định cư ở những vùng xung quanh chính vì vậy, tăng sức ép của con người lên tài nguyên thiên nhiên.

Tỉ lệ mất rừng ở Phong Nha Kẻ Bàng hiện tại ở mức thấp so với một số vùng khác trong khu vực. Tuy nhiên trong tương lai việc phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh thái sẽ dẫn đến tỉ lệ mất rừng và sinh cảnh bị tác động. Hai tuyến đường đã được quy hoạch sẽ chạy sát hoặc cắt ngang VQG. Một trong những tuyến đường trên sẽ gây nên sự tác động lớn đến

vùng cư trú của loài Voọc Hà Tĩnh. Ngồi ra Phong Nha Kẻ Bàng đang có dự án mở tuyến du lịch vào động Sơn Đoòng một hang động mới phát hiện vào đầu năm 2009.

Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái cũng là mối đe doạ đến đa dạng sinh học. Cơng ty Du lịch Quảng Bình đang nỗ lực tăng cường khai thác các giá trị tự nhiên của Phong Nha Kẻ Bàng và quản lý số lượng du khách đến thăm ngày một tăng. Các nghiên cứu về du lịch sinh thái của dự án cho thấy bộc lộ những rủi ro tiềm năng của việc phát triển du lịch sinh thái khơng được kiểm sốt và của việc mở các tuyến phục vụ cho du lịch và dã ngoại vào rừng.

4.4.2.4. Chăn thả gia súc

Chăn thả gia súc là một vấn đề gây trở ngại rất lớn, vì hầu như gia đình nào cũng chăn nuôi trâu bị để lấy sức kéo làm nơng nghiệp. Đặc biệt ở đây có phong trào thả Trâu, Bò vào rừng tại các thung, việc thả trâu bò này ở dưới các tán rừng đã phá hại cây non, cây tái sinh ngăn cản quá trình phục hồi và tái sinh rừng. Chăn thả gia súc là hoạt động cũng tác động rất lớn đến VQG. Lợi dụng việc chăn thả gia súc, đây là một trong những hình thức vận chuyển gỗ rất cơ động trong khu vực. Do đó qui hoạch sử dụng đất đai phải chú ý đến việc xây dựng các vùng chăn thả gia súc riêng thì mới tạo điều kiện tốt cho cơng tác bảo tồn đạt hiệu quả cao.

Qua phân tích mối đe dọa đang diễn ra tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tôi tiến hành đánh giá các mối đe dọa theo phương pháp cho điểm dựa trên 3 tiêu chí là:

- Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây tôi xem xét liệu mối đe dọa đó ảnh hưởng đến tồn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Mối đe dọa nào có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất thì cho số điểm cao nhất, số điểm cho giảm dần theo sự giảm về diện tích bị ảnh hưởng

- Cường độ của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây tôi xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy tồn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu

chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có cường độ phá hủy lớn sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo cường độ.

- Tính cấp thiết của mối đe dọa: Liệu mối đe dọa là hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tương tự như trên nghĩa là mối đe dọa nào có ảnh hưởng ngay hiện tại, suy thối ở tương lai thì cho điểm cao nhất và giảm dần theo mức độ ảnh hưởng.

Mối đe dọa nào có tổng số điểm lớn nhất thì xếp hạng quan trọng nhất (cho điểm cao nhất), các mối đe dọa có điểm thấp hơn thì xếp hạng thấp hơn lần lượt cho đến hết.

Bảng 4.9. Đánh giá các mối đe dọa đối với những loài thú Linh trưởng và sinh cảnh sống của chúng tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

TT Các mối đe dọa Tiêu chí phân loại Tổng điểm Xếp hạng

Sah I CT 1. Săn bắt 5 5 5 15 1 2. Khai thác gỗ 4 3 3 10 2 3. Khai thác LSNG 3 2 2 7 3 4. Du lịch/ Phát triển cơ sở hạ tầng 2 4 4 10 2 5. Chăn thả gia súc 1 1 1 3 4

Ghi chú: Sah: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa; I: Cường độ của mối đe dọa; CT: Tính cấp thiết của mối đe dọa.

Trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ đe dọa đối với các loài động vật hoang dã nói chung và các lồi thú Linh trưởng nói riêng, tơi xây dựng bản đồ phân cấp mức độ đe dọa cho mối đe dọa săn bắt và nhóm mối đe dọa phá hủy sinh cảnh sống tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, theo tiêu chí số lần gặp trong các tuyến điều tra:

≥ 5 lần: Đe dọa cao; ≥ 3 - 4 lần: Đe dọa trung bình; ≥ 1 - 3 lần: Đe dọa thấp. Màu sắc khác nhau tương ứng với từng mức độ đe dọa, phân bố mức độ đe dọa được trình bày ở bản đồ sau:

Hình 4.6. Bản đồ phân cấp mức đe dọa săn bắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)