Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 34)

3.3.1. Địa hình

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc vùng núi đá vơi chiếm phần lớn diện tích, núi đất chiếm một diện tích rất nhỏ. Nhìn tổng qt trong Khu vực nghiên cứu có 2 dạng địa hình chính: núi đá và núi đất.

Vùng núi đá vơi nằm ở phía Tây Bắc của Vườn Quốc gia, ở đây với địa hình

chia cắt mãnh liệt, độ cao trung bình 600  800m. Vùng núi đá này có thành hẹp,

vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm giữa các vách đá thường có các tThung lũng dài và hẹp. Do địa hình hiểm trở nên rừng ở đây có nhiều cây gỗ lớn cịn mang tính chất rừng ngun sinh. Rừng dưới thung lũng ít bị tác động, tàn phá, có những nơi chưa hề bị tác động. Đặc biệt trong hệ thống khối núi khá vơi này cịn tồn tại một khối núi đất với diện tích 225 ha với đỉnh cao nhất là đỉnh Cổ Khu (886m). Phía Đơng là dải núi đất Ba Rền, U Bò chạy theo hướng Bắc Nam. Hệ thống đường phân thuỷ của dãy này chính là ranh giới phía Đơng Của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Đỉnh cao nhất là đỉnh U Bị (1009m) địa hình ở đây khá phức tạp, bị chia cắt bởi những dịng sơng, suối nhỏ, hệ thống sơng ngầm nhiều, tất cả đều chảy về Rào Thương và tập trung vào Sông Son.

3.3.2. Địa chất thổ nhưỡng

Khu vực Phong Nha nằm ở Đông Nam cùng với khối núi đá Kẻ Bàng là vùng Castơ trẻ, mức độ phong hoá mạnh và là vùng núi đá vôi hiểm trở nhất nước ta được tao nên bởi đá vôi Các bon Fecmi với chiều dày 100 -1500m. Đá vôi ở đây tương đối đơn dạng, màu sắc xám trắng, kết cấu hạt cỡ trung bình và nhỏ, vết nứt vỏ trai dạng khối, chứa ít tạp chất. Đá mẹ chủ yếu là đá Macma axit, đá biến chất và đá phù sa cổ. Khu vực này hình thành 4 loại đất chính.

- Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma axit. Loại đất này phân bố trên các sườn dốc hiển trở, trong tầng đất cịn tồn tại nhiều khống thạch anh.

- Đất Feralit vàng nhạt trên đá biến chất và sa thạch. Đây là loại đất phát triển rộng rãi ở chân dơng. Tầng đất mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét. Phân bố tập trung ở phía Đơng Nam và phía Bắc của Vườn Quốc gia. Đất có tâng dày đến trung bình, phân tầng rõ, độ xốp chặt.

- Đất phù sa bồi tụ ven sông phân bố rải rác ven các sông (sông Son, sông Bụt, sơng Chày, sơng Rào Thương…).

3.3.3. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm chọn trong đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa khô vào các tháng 2, 3, 4, 5, 6, 7. Khơng khí lạnh phía Bắc có ảnh hưởng rất lớn đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vào những tháng đầu mùa khơ và các đợt gió nóng, gió khơ tràn qua (gió Lào) vào các tháng 5, 6, 7.

Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc và tháng 1 năm sau tháng có lượng mưa lớn nhất là 9, 10, 11, tổng lượng mưa trong 3 tháng này chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Tháng nhiều nhất là tháng 10 với tổng lượng mưa bình quân từ 600 – 800mm, chiếm 30%.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 200C - 220C, tối thấp là 4 0C, tối cao là

400C. Nóng nhất trong năm từ tháng 6 đến tháng 8. Mùa lạnh nhất trong năm kéo

dài 3 tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong một vùng núi đá vôi rộng lớn nên có sự giao động nhiệt ngày và đêm, biên độ nhiệt trong ngày cũng rất lớn. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ mùa hè cao hơn 100C. Mùa Đông sự giao động nhiệt 80C.

Hướng gió chính thịnh hành là gió Tây Nam vào các tháng mùa hè. Về mùa Đơng xuất hiện gió Bắc và gió Đơng Bắc. Ngồi ra cịn có luồng gió địa phương do địa hình tạo nên và ảnh hưởng của gió biển.

3.3.4. Thuỷ văn

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực suối Rào Thương. Phía ngồi Vườn quốc gia có sơng Tróoc, sơng Chày, sơng Son và đều là thượng nguồn của sơng Gianh. Vùng núi đá vơi này có hiện tượng nước chảy ngầm rất phổ biến. Vùng núi đất có một số khe suối nhỏ đều đổ vào Rào Thương và chảy lộ thiên

nhưng bị gắt quãng khi chảy gầm qua các hang động, sau đó qui tụ lại chảy về sông Chày và hợp tụ vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh.

3.4. Tài nguyên rừng và đất rừng

Tổng diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 147.945 ha. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm có các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật rừng.

Khu hệ thực vật: Bước đầu đã thống kê được 577 loài thực vật thuộc 134 họ có mặt trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong đó: Nhóm quyết thực vật có 22 lồi thuộc 15 chi, 15 họ. Nhóm thực vật hạt kín có 551 lồi thuộc 266 chi, 116 họ. Nhóm thực vật hạt trần có 4 lồi thuộc 4 chi, 3 họ. Trong số các loài thực vật trên, bước đầu đã xác định được trên 14 lồi thực vật q hiếm như: Pơ mu, Mun, Kim giao, Nghiến, Táu, Dó, Huê…

Sự đa dạng của các yếu tố thổ nhưỡng đã dẫn đến sự đa dạng về thảm thực vật rừng trong đó có sự khác biệt giữa thực vật trên núi đá và thảm thực vật trên núi đất.

Yếu tố địa hình và thổ nhưỡng đã tạo ra cho Vườn Quốc gia có nhiều kiểu và kiểu phụ thảm thực vật với các đặc trưng riêng mà khu khác khơng có được. Thảm thực vật ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Ngọc Chính, Bùi Đắc Tuyên, Nguyễn Quốc Dựng (1998).

Khu hệ động vật: Theo tài liệu mới nhất về Khu hệ động vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu bảo tồn Hin Nam Mô của Marianne Meijboom và Hồ Thị Ngọc Lanh (2002). Lớp thú ( Mammalia) co 134 loài, 29 họ, 6 bộ. Trong đó có 42 lồi q hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (2000). Lớp chim (Aves) bước đầu thống kê được 391 loài thuộc 33 họ 15 bộ. Trong đó có 25 q hiếm có tến trong sách đỏ Việt Nam (2000), 37 lồi có tên trong NĐ48 (2002) và 15 lồi có tên trong sách đỏ thế giới IUCN (2002). Lớp bị sát (Reptilia) tổng cộng 83 lồi thuộc 18 họ 2 bộ. Trong đó có 19 lồi có tên trong sách đỏ (2000), 16 lồi trong NĐ 48 (2002), 13 loài trong sách đỏ thế giới (IUCN, 2002). Lớp ếch nhái (Amphibia) tổng cộng đã thống kê được 38 lồi thuộc 7 họ 1 bộ trong đó có 3 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam (2000).

3.5. Đặc điểm xã hội 3.5.1. Dân sinh kinh tế

Hầu hết các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình đều có mặt và sinh sống tập trung gần khu vực của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Người Kinh chiếm phần đông trong khu vực có 2 dân tộc thiểu số đó là dân tộc Vân Kiều và Dân tộc Chứt. Dân tộc Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì. Dân tộc Chứt gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, Arem. Các tộc này thường sống tập trung thành từng bản riêng đôi khi sống xen kẽ với nhau trong cùng một bản (Dân tộc kinh chiếm 82,9%; dân tộc Vân Kiều chiếm 25,3%; Dân tộc Chứt chiếm 7,8%). Nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi cá lồng. Ngồi ra trong những vụ nơng nhàn và các tháng hạn hán, mất mùa, thiếu đói, họ vẫn thường vào rừng khai thác gỗ, săn bắn động vật, đánh cá, đốt nương làm rẫy. Tóm lại đời sống của người dân trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có nền kinh tế tự cung, tự cấp, nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, cuộc sống của họ vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên rừng để sinh sống. Điều này cũng là mối đe doạ lớn đối với tài ngun rừng.

3.5.2. Đời sống Văn hố

Nhìn chung trình độ dân trí của người dân cịn thấp, một số bộ phận trẻ em không được đến trường, số người bị mù chữ chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là các dân tộc ít người (Arem trên 50%; MaCoong 64.7%). Bình qn tồn vùng trên 25%. Các hoạt động văn hoá khác chưa được nâng cao, các xã chưa có nhà văn hố, chưa có Trạm ý tế hồn chỉnh, thiếu cán bộ y tế, giao lưu thơng tin cịn chậm. Các mối quan hệ với cộng đồng và giữa các dân tộc chưa được cải thiện và mở mang. Người dân ở đây vẫn duy trì các phong tục tập quán lạc hậu.

3.5.3. Giao thông

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có đường nhựa tỉnh lộ 2 dài 30km từ quốc lộ 1A đến cây số 0, quốc lộ 20 cũng là ranh giới của VQG.

Quốc lộ 20 chạy bên trong VQG về phía Bắc qua Rào Bụt sang Lào đây là một nhánh đường được mở trong thời kỳ kháng chiến (đường mịn Hồ Chí Minh).

Quốc lộ 12 chạy qua Quỳ Đạt đến Cha Lo qua Mụ Dạ sang Lào nằm phía Tây Bắc. Quốc lộ 15 chạy qua xã Thượng Hoá, Xuân Trạch đến bến phà Xuân Sơn. Đường mịn Hồ Chí Minh từ bến phà Xn Sơn dọc sơng Trc qua Eo gió cắt sang đường 20. Sơng Son được sử dụng vận chuyển đường thuỷ rất thuận lợi trong khu vực gồm 2 nhánh sơng gộp lại sơng Trc và sơng Chầy. Qua đây chúng ta thấy chưa có một Vườn quốc gia nào tại Việt Nam lại có nhiều đường quốc lộ chạy qua như vậy. Hệ thống giao thông này đã gây khơng ít những khó khăn cho cơng tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Các dạng sinh cảnh chính tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra cho thấy tại khu vực nghiên cứu có hai kiểu địa hình đan xen nhau là kiểu địa hình núi đá và địa hình núi đất. Địa hình núi đá chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đặc trưng của thảm thực vật, địa hình, nguồn nước và những biến đổi mơi trường, qua khảo sát thực địa kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng 1/25.000 (2007). Khu vực nghiên cứu được xác định có các dạng sinh cảnh chính sau:

Sinh cảnh 1: Sinh cảnh rừng giầu trên núi đá vơi ít bị tác động (SC1). Sinh cảnh 2: Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi (SC2).

Sinh cảnh 3: Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất (SC3). Sinh cảnh 4: Sinh cảnh ven các khe suối và thủy vực (SC4).

4.1.1. Sinh cảnh rừng giầu trên núi đá vơi ít bị tác động

Đây là dạng sinh cảnh chiếm phần lớn diện tích tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng, kiểu rừng ở đây có cấu trúc nhiều tầng tán với tổ thành loài thực vật đa dạng, phong phú, tán rừng liên tục, liền dải, ít bị tác động, rất phong phú các loài cây làm thức ăn, nơi trú ẩn cho các loài thú Linh trưởng. Tập trung các họ, lồi cây chủ yếu: họ Cơm (Elaeocarpaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bứa ( Guitiferae), họ Bồ

hòn (Sapindaceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Dâu

tằm (Moraceae), họ ngũ gia Bì (Araliaceae), họ Quế (Lauraceae), họ phụ Đậu (Papilionoidae), họ Sến (Sapotaceae). cần bổ sung tên một số loài cây chủ yếu trong các học để thể hiện mức độ phong phú và là thức ăn cho các loài thú Linh trưởng.

Ở dạng sinh cảnh này chúng tôi đã quan sát được một đàn Khỉ mốc gồm 08 - 10 cá thể; một đàn Chà vá chân nâu gồm 08 - 12 cá thể tại khu vực Khe con khái và phát hiện nhiều dấu hiệu của các loài động vật hoang dã khác như: Sóc bay, Sóc bụng đỏ, dấu vết Lợn rừng, dấu vết của các lồi cầy. Đây là vùng khơng chỉ dồi dào

về nguồn thức ăn mà còn là nơi cư trú, sinh sống, mức độ an toàn cao và phù hợp cho nhiều loài động vật. Kết quả được thống kê trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 1

TT Tên loài Tọa độ Số lượng cá thể Ghi chú

1. Khỉ mốc 48Q0632364 UTM1944284 08 - 10 QS 2. Chà vá chân nâu 48Q0630893 UTM1943527 08 - 12 QS 3. Sóc bay 48Q0630679 UTM1943727 01 QS 4. Sóc bụng đỏ 48Q0630404 UTM1939818 03 QS 5. Lợn rừng 48Q0628973 UTM1940098 02 DV 6. Rắn lục mép xanh 48Q0628973 UTM1940098 1 QS 7. Rắn xanh 48Q0628973 UTM1940098 1 QS

Ghi chú: QS: Quan sát trực tiếp; DV: Dấu vết để lại

4.1.2. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi

Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích khoảng 1000 ha tại khu vực nghiên cứu. Thành phần thực vật ở đây chủ yếu là các cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh như: Sảng (Sterculia lanceolata), Lộc vừng (Barringtonia acutangula), Sồi đá (Lithocapus

cornea) và các loài cây dây leo... Tổ thành loài cây ở sinh cảnh này đơn giản gồm 2

tầng cây thấp, tán thưa. Thảm xanh không liên tục, chủ yếu tập trung trong các kẽ đá và vùng đất bồi tụ trong thung.

Đây là kiểu rừng có vị trí quan trọng đối với cảnh quan và mơi trường sống của các loài Linh trưởng, trong đó có Voọc Hà Tĩnh. Tại sinh cảnh này chúng tôi đã quan sát được 03 đàn Voọc Hà Tĩnh: 14 - 16 cá thể tại Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, 15 cá thể tại Hang Tối, 16 cá thể tại Xà Lu, 12 cá thể tại Thung Tre. Ngồi ra, chúng tơi cịn quan sát được 1 đàn Khỉ vàng, 1 đàn Khỉ mốc. Kết quả được thống kê trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 2

TT Tên loài Tọa độ Số lượng cá thể Ghi chú

1. Voọc Hà Tĩnh 48Q0635221 UTM1943660 59 - 62 QS 2. Khỉ vàng 48Q0631676 UTM1942973 06 - 09 QS 3. Khỉ mốc 48Q0632454 UTM1944434 10 - 12 QS

Ghi chú: QS*: 3 đàn quan sát tại trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, Thung Tre, Hang Tối.

4.1.3. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất

Đây là dạng sinh cảnh bị tác động tương đối lớn bởi các hoạt động của con người, chiếm diện tích nhỏ nhất trong khu vực điều tra. Những cây to sót lại không đáng kể, chủ yếu là cây tái sinh chồi, cây thường thấp và cong. Chiều cao trung bình từ 5 - 7 m. Thành phần cây rừng gồm: Sau sau (Liquidambar formosana),

Thẩu tấu (Aporosa microcalyx), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Chòi

mòi (Antidesma ghaesembilla), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Dâu da (Baccaurea

sapida), Xoan nhừ (Choerospondias axillaries), Chẹo tía (Engelhardtia

chrysolepis), Sảng nhung (Sterculia lanceolata), Cà muối (Cipadessa baccifera),

Bời lời (Litsea glutinosa), Ngái (Ficus hispida), Đại phong tử (Hydnocarpus

althemintica), Chò Nhai (Anogeissus acuminate), Hoắc quang (Wendlandia

paniculata). Tổ thành thực vật ở đây tương đối đơn giản, chủ yếu là cây thân gỗ

nhỏ, cây tái sinh, dây leo. Vì vậy, sự khó khăn về điều kiện thức ăn, vắng mặt một số loài động vật nhỏ, cây cho hoa, quả nên đã hạn chế tính đa dạng loài cho kiểu sinh cảnh này.

4.1.4. Sinh cảnh ven các khe suối và thủy vực

Đây là dạng sinh cảnh thường thấy ở ven các khe suối gần đường giao thông đã bị tác động và đang phục hồi, tổ thành loài thực vật đơn giản, tán thấp, nhiều dây leo bụi rậm, trong q trình điều tra chỉ gặp một số lồi thú Linh trưởng đến kiếm ăn như Voọc Hà Tĩnh, Khỉ vàng và một số vách hang của Voọc Hà Tĩnh đã rời đi nơi khác do bị săn bắn trước đây và bị quẫy nhiễu bởi tiếng ồn. Ngoài các loài Voọc Hà Tĩnh, trong

q trình điều tra chúng tơi cịn bắt gặp dấu vết của một số loài thú nhỏ trong dạng sinh cảnh này. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 4

TT Tên loài Tọa độ Số lượng cá thể Ghi chú

1. Voọc Hà Tĩnh 48Q0639230 UTM1942878 12 - 14 QS 2. Cầy 48Q0638340 UTM1942943 1 DV 3. Khỉ mốc 48Q0637175 UTM1942425 05 QS

4.2. Một số đặc điểm thức ăn của Voọc Hà Tĩnh

Voọc Hà Tĩnh đi kiếm ăn rất lặng lẽ theo đàn trên cây, các lèn đá ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau trên các núi đá vôi. Sinh cảnh kiếm ăn chủ yếu của Voọc Hà Tĩnh là sinh cảnh 1, sinh cảnh 2. Từ những quan sát trực tiếp chúng tôi đã xác định được một số đặc điểm thức ăn chính của Voọc Hà Tĩnh.

4.2.1. Tư thế kiếm ăn

Tư thế trong lúc ăn của Voọc chủ yếu là ngồi xổm trên các tán cây bằng hai chân sau, có khi chúng vừa bò vừa ăn hoặc khom lưng đứng để vít cành cong xuống. Voọc thường ngồi một chỗ khá lâu để ăn và di chuyển khá chậm rãi trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)