Xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thú Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 64 - 67)

trưởng tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng

Phát triển bền vững là giải quyết hài hoà giữa bảo tồn đa dạng sinh học với vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng. Hoạt động bảo tồn chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi lợi ích thu từ nguồn tài nguyên sinh vật được chia sẻ và khi cộng đồng địa phương tự nguyện tham gia vào hoạt động đó.

Mặt khác, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn thì các giải pháp đề xuất phải đồng bộ, hệ thống, phù hợp với điều kiện của địa phương, luận văn đề xuất giải pháp nhằm giảm tác động của người dân vào vườn quốc gia, một số giải pháp thay thế mang tính khả thi như sau.

4.5.1. Săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã

Tăng cường sinh kế cho người dân: Nhằm giảm thiểu tối đa cho sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân địa phương. Cần có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế theo hướng không phụ thuộc vào rừng như, phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, nghề thủ công mỹ nghệ.. nhằm tận dụng tối đa lợi thế vị trí của khẩu. Bên cạnh đó đẩy mạnh hệ thống khuyến nơng, khuyến lâm giúp người dân có được lợi ích kinh tế cao hơn từ sản xuất nông lâm nghiệp.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm thực hiện các hoạt động bảo tồn. Tăng cường hợp tác liên biên giới về bảo tồn tài nguyên, săn bắt bất hợp pháp xuyên quốc gia VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và VQG Hin Nam Mô Lào. Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Tăng cường lực lượng cho ban quản lý VQG để có thể thực thi hiệu quả các quy định và pháp luật về quản lý bảo vệ VQG. Nghiêm cấm các hình thức dùng súng và bẫy kiềng, bẫy thòng lọng để săn bắt động vật rừng. Đặc biệt cần ngăn chặn ngay việc sản xuất súng tự chế để săn bắt động vật rừng trong khu vực. Đây là hình thức tiêu diệt có hiệu quả gây giảm nhanh số lượng động vật rừng nói chung và tài nguyên thú Linh trưởng nói riêng VQG Phong Nha Kẻ Bàng.

Nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ chuyên trách trong việc thừa hành pháp luật về bảo vệ động thực vật, quan tâm đặc biệt tới kiểm sốt bn bán động, thực vật hoang dã.

Tăng cường các biện pháp, các chương trình giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư xung quanh phạm vi VQG, đồng thời cần phổ biến vai trò, giá trị sinh học của lồi Voọc Hà Tĩnh, qua đó sẽ hạn chế các tác động gây ảnh hưỏng trực tiếp và gián tiếp tới loài.

Phát triển và nâng cao các hoạt động nghiên cứu khoa học bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời nâng cao vị trí chiến lược của Phong Nha Kẻ Bàng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi khi có vị trí chiến lược quan trọng về đa dạng sinh học sẽ có thêm nhiều các chương trình bảo vệ, bảo tồn và có thêm nhiều nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động bảo tồn, đặc biệt là bảo tồn loài Voọc Hà Tĩnh cũng như các lồi Linh trưởng khác có giá trị bảo tồn cao tại VQG.

Tăng cường thực thi pháp luật: Trong khu vực một số vấn đề còn tồn tại như: súng vẫn cịn trong dân: Thực hiện chương trình giao nộp súng tự nguyện; Cưỡng chế đối với đối tượng; Xử phạt với những trường hợp vi phạm.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Tăng cường công tác giáo dục

môi trường, giáo dục bảo tồn nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa cho người dân địa phương về các văn bản pháp luật trong công tác bảo tồn và tầm quan trọng của khu vực cũng như về loài Voọc Hà Tĩnh ở đây.

4.5.2. Phá hủy sinh cảnh sống 4.5.2.1. Khai thác gỗ và LSNG

Các hoạt động khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ đang là mối đe dọa trực tiếp lên sinh cảnh sống của Voọc Hà Tĩnh. Cải thiện chất lượng sinh cảnh trong khu vực Voọc phân bố: Trồng bổ xung các loài cây làm thức ăn cho Voọc tại các lỗ trống trong các trạng thái rừng, để tăng tối đa diện tích sử dụng sinh cảnh. Đối với một số sinh cảnh có thành phần cây thức ăn ít, cịn có vai trị như tạo khả năng tái sinh tại chỗ sau này cho các loài cây này. Mục tiêu là đạt được cấu trúc rừng nhiều tầng tán

với sự tham gia của nhiều loài cây làm thức ăn cho Voọc. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuần tra bảo vệ các vùng sinh cảnh Voọc sử dụng với cường độ cao.

Thực hiện việc giao đất giao rừng cho nhân dân, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy, mới phục hồi thiếu cây có giá trị cao, trồng một số loài cây bản địa trên các diện tích đã bị khai thác với diện tích nhỏ, hỗ trợ giống cây trồng cho các xóm sát rừng để dân trồng trong gia đình nhằm lấy củi. Tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong các thôn bản, thành lập thêm các tổ bảo vệ rừng, đặc biệt chú ý đến các khu vực còn nhiều rừng.

Cải tạo các tuyến đường tuần tra rừng vào các bản, bổ xung thêm lực lượng cho các trạm và trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết, bám sát các hoạt động của nhân dân, xác định lịch thời vụ, đối tượng và thời gian để tăng cường tuần tra kiểm soát vào thời gian họ vào rừng khai thác, tăng cường lực lượng vào các khu vực có phân bố Voọc là nhiều nhất.

Hồn thiện hệ thống thơng báo và cảnh báo bằng ảnh hay bằng biển thông báo nội quy ra vào ở các đường chính lên rừng. Làm các biển báo nhắc nhở cấm chặt phá, săn bắn và phòng lửa rừng.

4.5.2.2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động du lịch của chính quyền địa phương và hoạt động bảo tồn của Ban quản lý VQG Phong Nha Kẻ Bàng. Việc phát triển du lịch sẽ thúc đẩy sự chuyển hướng hoạt động kinh tế của địa phương theo hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, thay thế cho hoạt động khai thác tài ngun và đầu tư cơng nghiệp có hại cho mơi trường. Ngược lại, việc bảo vệ tốt tài nguyên của Phong Nha Kẻ Bàng sẽ là cơ sở để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, đây cũng là một trong các vấn đề thu hút được sự quan tâm, đầu tư cho phát triển du lịch. Mặt khác, việc phát triển thành công hoạt động du lịch sẽ trực tiếp đem lại nguồn thu nhập cho người dân, góp phần làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, qua đó hạn chế các tác động gây ảnh hưởng xấu tới sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh.

Chương 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)