4.3. Vùng sống và sử dụng vùng sống của Voọc Hà Tĩnh
4.3.4. Cường độ sử dụng sinh cảnh
Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh được xác định trên cơ sở việc xác định số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới của nhiều lần lấy mẫu liên tục theo từng ngày khác nhau. Với khoảng lấy mẫu là 15 phút, chúng tôi đã phân cấp ra thành 4 mức độ sử dụng khác nhau, căn cứ theo số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ơ lưới. Theo đó, cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh sẽ được chia thành 4 cấp khác nhau, tương ứng với số lần xuất hiện.
Sự khác nhau về số lần ghi nhận có sự xuất hiện của Voọc là tiêu chí phản ánh mức độ ưa thích của chúng với từng dạng sinh cảnh, khu vực sống khác nhau. Sự khác nhau này có thể là tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng và chất lượng sinh cảnh sống của chúng. Kết quả tổng hợp số liệu đã ghi nhận đàn A xuất hiện ở 73 ô lưới, đàn E xuất hiện ở 61 ô lưới, tương ứng với kích thước là 100 m.
Hình 4.3. Cường độ sử dụng sinh cảnh của đàn A gần trạm KL Trộ Mợng
Từ bảng trên ta nhận thấy, có sự khác nhau trong mức độ ưa thích sử dụng các dạng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh. Khu vực có tập trung nhiều màu đen là nơi chúng dành nhiều thời gian nhất trong ngày cho việc di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi. Kết quả tổng hợp từ bản đồ 04, 05 trên cũng cho thấy, khu vực Voọc Hà Tĩnh lựa chọn nhiều nhất 4 lần có độ lớn khoảng 2.4 - 3 ha, đây có thể được coi là vùng trung tâm Voọc Hà Tĩnh thường chọn làm nơi sống, đây là nơi sống ưa thích nhất của chúng.
Thực tế ghi nhận hiện trạng rừng ngoài tự nhiên cho thấy, khu vực này là nơi có nhiều vách đá dựng đứng cao chính vì vậy rất nhiều vị trí mà chúng có thể ngủ được, nguồn thức ăn ở đây rất dồi dào, nhiều dây leo bụi dậm, có nhiều lồi cây là thức ăn ưa thích cho Voọc Hà Tĩnh: Táu mặt quỉ, Nhội, Dâu da xoan… Độ cao trung bình khu vực này khoảng từ 200 - 400 m.
4.3.5. Nơi ngủ
Voọc Hà Tĩnh có nơi ngủ rất ổn định tại các vách đá hoặc hang đá nếu như không bị tác động. Qua nghiên cứu Voọc Hà Tĩnh thường ngủ ở các vị trí khác nhau, tùy thuộc vào mùa:
- Vị trí ngủ thứ nhất ngủ: Ở ngoài các vách đá, thường vào mùa hè, mùa thu thời tiết nóng, nhiệt độ cao hoặc những khi thời tiết mát.
- Vị trí ngủ thứ hai ngủ trong hang nơi kín gió: Voọc Hà Tĩnh thường sử dụng vị trí này khi nhiệt độ mơi trường thấp, mưa to, nhiều sấm sét, gió to, thời tiết lạnh hoặc bất thường. Những ngày này bất thường này theo thông tin phỏng vấn được gọi là ngày “động trời” (Trong thời gian nghiên cứu các ngày 14/03, 15/03, 27/04, 28/04 thay đổi thời tiết bất thường Voọc Hà Tĩnh tại các vị trí đã thay đổi, di dời chỗ ngủ đi chỗ khác). Voọc thường vào hang ngủ đặc biệt là vào mùa đông và mùa mưa. Tại các vị trí nghiên cứu tại Trạm Trộ Mợng, Hang Tối, Xà Lu, Thung Tre: đều có một đặc điểm chung, các vị trí đều có các vách đá chắn, dựng đứng, độ cao trung bình từ 20 - 50 m, lộ thiên dễ quan sát các vị trí ngủ của chúng. Các vị trí này đều rất an tồn, con người, cũng như các loài thú ăn thịt rất khó có thể tiếp cận đến các vị trí ngủ của Voọc Hà Tĩnh.
Vị trí ngủ trong hang Vị trí ngủ tại các vách đá Ảnh 4.2. Một số vị trí ngủ của Voọc Hà Tĩnh
Bảng 4.8. Tổng hợp thời gian rời hang đi kiếm ăn và thời gian về hang ngủ
Ngày Địa điểm Tọa độ QS
Độ cao của hang (m) Trh Tvh Ghi chú 10/03/11 Trộ Mơợng 48Q0655745 UTM1939606 12 40-50 05:45 17:20 Ngủ vách đá 14/03/11 Trộ Mơợng 48Q0660510 UTM1941868 09 ” 05:40 17:40 Ngủ vách đá 14/03/11 Hang tối 48Q0654860 UTM1937269 08 45-50 06:25 17:34 Ngủ hang đá 15/03/11 Hang tối 48Q0632272 UTM193385 06 ” 06:15 17:33 Ngủ hang đá
16/03/11 Hang tối 48Q0632272 UTM193780 06 ”
06:20 18:05 Ngủ
vách đá
17/03/11 Hang tối 48Q0632582 UTM193655 09 ”
06:32 17:45 Ngủ
vách đá
18/03/11 Hang tối 48Q063476 UTM193845 10 ”
06:17 17:55 Ngủ
vách đá
19/03/11 Hang tối 48Q0632340 UTM193365 05 ”
06:30 17:25 Ngủ
vách đá
UTM1940349 hang đá 28/04/11 Thung Tre 48Q0600452 UTM1939370 08 ” 06:09 17:32 Ngủ hang đá 14/06/11 Thung Tre 48Q0659657 UTM1941347 06 20-25 06:14 17:15 Ngủ vách đá 15/06/11 Thung Tre 48Q0600548 UTM1939454 08 ” 06:05 17:19 Ngủ vách đá
Ghi chú: QS: Số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh quan sát được; Trh: Thời gian Voọc Hà Tĩnh rời hang; Tvh: Thời gian Voọc Hà Tĩnh về hang.
Qua bảng 4.8. chiều cao của hang và vách ngủ so với mặt đất thường từ 20 - 50 m. Tại các vị trí nghiên cứu, đàn Voọc Hà Tĩnh ở các vách đá. Thời gian quan sát được đàn Voọc Hà Tĩnh rời hang và về hang từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011. Thời điểm quan sát vào mùa hè từ tháng 03 - 05 các tháng này là vào mùa khô, lượng thức ăn cung cấp cho các đàn Voọc Hà Tĩnh khá dồi dào và phong phú. Thời điểm Voọc Hà Tĩnh rời hang và về hang khá gần nhau. Thông thường thời gian rời hang để kiếm ăn của chúng rất sớm, trong khoảng thời gian từ 05:00 - 06:30 bắt đầu đi kiếm ăn, khoảng thời gian chúng quay trở về hang là 17:00 - 18:30. Trong đề tài chưa xác định được khoảng thời gian Voọc nghỉ trưa, cũng như quĩ thời gian cụ thể chúng sử dụng cho việc kiếm ăn, nô đùa, chuốt lông, nghỉ ngơi.
Qua quan sát trực tiếp, trước khi chúng quay trở về hang, Voọc Hà Tĩnh có hiện tượng ngừng kiếm ăn và tập trung tại một số cây để nghỉ ngơi và chuốt lông, nô đùa, một số con khác tìm xuống bụi cây nơi có nhiều dây leo và các tảng đả lớn để phơi nắng. Tháng 06, quan sát được một số cá thể tại khu vực Thung Tre và một số tại trạm Kiểm lâm Trộ Mợng. Tại thời điểm này mưa dải rác, thời tiết ẩm ướt hơn so với khoảng thời gian tháng 03. Tháng này, các hoạt động dời hang và trở về hang của đàn Voọc Hà Tĩnh diễn ra tương đối muộn.