Tư thế kiếm ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 42)

4.2. Một số đặc điểm thức ăn của Voọc Hà Tĩnh

4.2.1. Tư thế kiếm ăn

Tư thế trong lúc ăn của Voọc chủ yếu là ngồi xổm trên các tán cây bằng hai chân sau, có khi chúng vừa bò vừa ăn hoặc khom lưng đứng để vít cành cong xuống. Voọc thường ngồi một chỗ khá lâu để ăn và di chuyển khá chậm rãi trong quá trình tìm kiếm thức ăn. Có 3 kiểu ăn mà Voọc Hà Tĩnh thường sử dụng: Sử dụng chi trước để kéo các cành mang lá hoặc quả về phía mình và cho trực tiếp vào miệng để ăn; Dùng miệng để cắn trực tiếp vào bộ phận dùng làm thức ăn và dùng chi trước bẻ cành mang lá hoặc hoa, quả về chỗ ngồi rồi mới dùng tay bứt lá, hoa, quả cho vào miệng.

Ngồi xổm trên tán cây để ăn Sử dụng chi trước lấy thức ăn

Dùng miệng cắn trực tiếp Ngồi bứt lá để ăn

Ảnh 4.1. Một số hình ảnh về tư thế kiếm ăn của Voọc Hà Tĩnh 4.2.2. Độ cao kiếm ăn

Voọc Hà Tĩnh kiếm ăn ngày và chỉ kiếm ăn ở trên cây, không thấy kiếm ăn trên mặt đất. Chúng kiếm ăn trên nhiều sinh cảnh khác nhau bao gồm cả những sinh cảnh rừng non, rừng tái sinh sau nương rẫy nơi có rất ít cây cao hoặc những nơi chỉ có cây bụi, dây leo trên đá, các sinh cảnh rừng già trên các thung lũng hay rừng trên

núi đá cao. Các vị trí này có độ cao 20 - 50 m, tổ thành lồi cây đơn giản ít cây gỗ lớn, nhiều dây leo trên núi đá. Qua quan sát trực tiếp đàn Voọc Hà Tĩnh gần trạm Kiểm lâm Trộ Mợng: Độ cao kiếm ăn của đàn Voọc này từ 5 - 20 m. Trong quá trình kiếm ăn thì con đực đầu đàn ln ln ngồi trên một vị trí cao để cảnh trừng cho cả đàn chúng thường không tập trung vào một cây mà thường phân bố tản ra nhiều cây khác nhau, độ cao khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được khoảng cánh giữa các cá thể trong đàn.

4.2.3. Các lồi làm thức ăn

Chúng tơi đã xác định được 38 loài thực vật thuộc 22 họ là thức ăn của Voọc Hà Tĩnh (Bảng 4.4). Trong đó, số họ có nhiều lồi làm thức ăn nhất là họ dâu tằm Dâu tằm (Moraceae) có 6 lồi; họ Máu Chó (Myrysticaceae), họ Bứa (Clusiaceae) và họ Tếch (Verbenaceae) mỗi họ có 3 lồi; họ Xồi (Anacardiaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae) và họ Bứa (Clusiaceae), họ De (Lauraceae) mỗi họ có 2 lồi; các họ cịn lại chỉ có 1 lồi. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 4.1.

0 1 2 3 4 5 6 7 Số loài Họ xoài Họ cau dừa Họ dâu tằm Họ thầu dầu Họ cam Họ máu chó Họ bứa Họ de Họ tếch

Hình 4.1. Thành phần các họ làm thức ăn cho Voọc Hà Tĩnh

Kết quả quan sát và thống kê cho thấy, Voọc Hà Tĩnh chủ yếu ăn lá cây tập trung ở các tháng theo dõi (tháng 2, 3, 4, 5), trong đó tập trung nhiều nhất ở các tháng 2, 3 và tháng 4. Sang tháng 6 và 8, khi phần lớn các lồi cây rừng có quả hoặc

quả chuẩn bị chín, Voọc Hà Tĩnh bắt đầu ăn thêm quả của một số loài cây (chủ yếu là các lồi quả có vị chát và chua), đặc biệt ở tháng 7 chúng ăn quả của nhiều loài nhất 12 loài. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 4.2.

0 5 10 15 20 25 30 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Lá Hoa Quả

Hình 4.2. Biểu đồ thành phần thức ăn theo mùa của Voọc Hà Tĩnh

Số liệu trên đây cũng cho thấy nguồn thức ăn ở khu vực nghiên cứu là rất phong phú về thành phần, chủng loại thức ăn và dồi dào về khối lượng thức ăn sẵn có. Điều này sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về thức ăn của Voọc Hà Tĩnh. Trong các đợt điều tra và kết quả quan sát không ghi nhận được Voọc Hà Tĩnh ăn côn trùng và động vật.

4.2.4. Bộ phận ăn

Theo thông tin phỏng vấn từ thợ săn cũng như các dấu vết mà Voọc Hà Tĩnh để lại lá và chồi non là bộ phận trong khẩu phần ăn của chúng, ngồi ra một ít số liệu thu thập được chứng tỏ Voọc Hà Tĩnh ăn thêm một vỏ một số loài cây. Voọc thường chọn ngọn và lá bánh tẻ ăn trước, sau đó mới đến phần lá trưởng thành và lá già. Trong quá trình ăn chúng cũng thường bẻ cành xuống và ngồi ở các chạc cây ăn một cách ngon lành, đôi khi cũng có sự tranh giành giữa các cá thể trong một đàn như cướp thức ăn, cắn nhau. Trong các đợt điều tra và kết quả quan sát không ghi nhận được Voọc Hà Tĩnh ăn côn trùng và động vật.

Bảng 4.4. Danh lục các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc Hà Tĩnh

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Thức ăn Tháng

1. Họ xoài Anacardiaceae 02 03 04 05 06 07 08

1. Sấu* Dracontomellum

dupereamun L,Q L L L L L,Q Q L

2. Dâu da xoan* Allospondias lakonensis L,Q L L L L L L,Q L

2. Họ trám Burseraceae

3. Trám đen Canarium nigrum L L L L L Q

3. Họ cau dừa Arecaceae L

4. Búng báng Arenga pinnata Q Q

5. Móc Caryota urens Q Q

4. Họ dâu tằm Moraceae

6. Sung Ficus harbandii L,Q L L L L Q

7. Ngái Ficus hispida Q Q Q

8. Mạy tèo Dimerocarpus brenieri L L L

9. Đa Ficus championii L,H,Q L L L L L,H L,Q Q

10. Ruối Streblus asper L,H,Q L L,H Q

11. Si Ficus benjamina L,H L L L L H

5. Họ dầu Dipterocarpacea

12. Táu mặt quỉ Hopea mollissima L L L L L

6. Họ thầu dầu Euphorbiaceae

7. Họ vang Caesalpiniaceae

15. Vàng anh Saraca dives L L

8. Họ cam Rutaceae

16. Hồng bì rừng Clausena laevis L,Q L L Q Q

17. Mắc mật micromelume hirsutum L,Q

9. Họ cà phê Rubiaceae

18. Trâm sánh Canthium dicocum L L

10. Họ ngũ gia

Araliaceae

19. Chân chim núi đá Macropanax oreophilus L L L

11. Họ máu chó Myrysticaceae

20. Máu chó lá lớn Knema globutaris L L

21. Đáng Schefflerra octophylla L L L

22. Chân chim Schefflerra.sp L L L

12. Họ xoan Meliaceae

23. Gội nếp Amooragigantea L L

13. Họ nhãn Sapindaceae

24. Sâng Pometia pinnata L L L

14. Họ xoan Meliaceae

25. Gội nếp Aglaia spectapilis Q Q

15. Họ na Annonaceae

26. Hoa dẻ Desmos cochinchinensys L,H L H

27. Nhọc Polyalthia cerasoides L L L

28. Bứa Garcinia .sp L,Q L Q Q

29. Thành ngạnh cratoxylon

cochinchinensis L L L

17. Họ bàng Combretaceae

30. Chò nhai Anogeissus acuminata L L L L

18. Họ me đất Oxalidaceae

31. Khế Averrhoa carambola L,Q L L L Q Q

19. Họ de Lauraceae

32. De xanh Cinnamonum litseatolium L L L

33. Quế Cinamomum cassia L L

20. Họ tếch Verbenaceae 34. Đắng cẩy Clerodendrum cyrtophyllum L L 35. Mò Clerodendrum kaempfeiri L L 36. Đẻn 5 lá Vitex stylosa L L 21. Họ côm Elaeocarpaceae

37. Côm tầng Eleocarpus dubius L L L

22. Họ bìm bìm Convolvulaceae 38. Bìm bìm ri Merrimia bimbim L L L L Tổng số 23L 25L 15L 11L 2H,2Q 3L 2H,5Q 12Q,4L 3L,3Q

4.3. Vùng sống và sử dụng vùng sống của Voọc Hà Tĩnh 4.3.1. Phân bố Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu 4.3.1. Phân bố Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu

Theo kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm, người dân địa phương, tại Phong Nha - Kẻ Bàng đề tài thu thập được thông tin 6 đàn Voọc Hà Tĩnh phân bố ở các khu vực: Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, Hang tối, Thung tre, Hang Mẹ con, Xà Lu, Khe con khái, Trạm 37, Hang 8 cô. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh phí, chính vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 04 địa điểm: Trạm Kiểm lâm Trợ Mộng, Hang Tối, Xà Lu, Thung Tre. Tổng số cá thể Voọc Hà Tĩnh điều tra được ước tính từ 59 - 62 cá thể. Tại Trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng và Xà Lu quan sát được 16 cá thể, trong đó có 4 cá thể đực, 9 cá thể cái và 3 con non; 15 cá thể quan sát được tại khu vực Hang Tối, số lượng cá thể đực là 4 cá thể, 8 cá thể cái và 3 cá thể con. Tại Thung Tre số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh quan sát được là 12 cá thể, trong đó có 4 cá thể đực, 7 cá thể cái và 2 cá thể con non. Kết quả số cá thể của từng đàn được tổng hợp vào bảng 4.5.

Bảng 4.5. Số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh tại khu vực điều tra

TT Tọa độ Số cá thể Địa điểm

QS ƯL Đực Cái Non

1 48Q0630893 UTM1943527 16 16 4 9 3 Trộ Mơợng (Đàn A) 2 48Q0639230 UTM1942878 15 16 4 8 3 Hang tối (Đàn B) 3 48Q0635221 UTM1943660 16 16 5 8 2 Xà Lu (Đàn C) 4 48Q0630404 UTM1939818 12 14 3 7 2 Thung tre (Đàn E) Tổng số 59 62 16 32 10

Ghi chú: QS: Số cá thể quan sát trực tiếp được; ƯL: Số cá thể ước lượng

4.3.2. Kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh

Kích thước vùng sống được xác định trên cơ sở tổng hợp số lượng các ô lưới ghi nhận có Voọc xuất hiện. Những ơ lưới ghi nhận Voọc Hà Tĩnh có sự xuất hiện là những ơ có ít nhất 3 cá thể được quan sát. Kích thước vùng sống của đàn được

xác định trên cơ sở tổng hợp các ô lưới ghi nhâ ̣n Voo ̣c xuất hiê ̣n của từng ngày trong tháng, sau đó nhân với kích thước ơ lưới tương ứng.

Chính vì vậy, trong thời gian nghiên cứu ngồi thực địa, chúng tơi đã sử dụng phương pháp kích thước ơ lưới 100 x 100 m. Quan sát, theo dõi trực tiếp 2 đàn Voọc bắt gặp tại trạm Kiểm lâm Trộ Mợng (Đàn A) và tại khu vực Thung Tre (Đàn E).

Kết quả tổng hợp số liệu đã ghi nhận đàn A xuất hiện ở 73 ô lưới, đàn E xuất hiện ở 61 ô lưới, tương ứng với kích thước là 100 m.

Như vậy, kích thước vùng sống được ước tính lần lượt cho từng loài là:

HRSA = 73 x 10.000 = 730.000 m2 = 73 ha

HRSE = 61 x 10.000 = 610.000 m2 = 61 ha

Kết quả nghiên cứu vùng sống qua theo dõi từng đàn trong các tháng khác nhau được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu vùng sống của từng đàn theo tháng

Tháng Đàn A Kích thước vùng sống (ha) Đàn E

04/2011 71 61

05/2011 76 67

06/2011 72 55

Trung bình 73 61

So sánh kết quả tính tốn kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh trên với

một số kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây cho thấy, kích thước vùng sống tính được 61 - 73 ha là khá nhỏ so với 80 ha mà Lê Thúc Định và cs. ( 2009)

đưa ra và 1 - 2.5 km2 Nguyễn Hải Hà (2003). Tuy nhiên, những số liệu của các tác

giả đưa ra chỉ là khoảng kích thước xác định tối thiểu mà các tác giả quan sát được. Mặt khác, do hạn chế về thời gian nên các nghiên cứu ảnh hưởng tới sự chính xác của số liệu. Việc ước tính kích thước vùng sống của đề tài được sử dụng cho 2 đàn quan sát, theo dõi trực tiếp thường xun, mỗi đàn có kích thước khác nhau. Đàn A gần trạm Kiểm lâm Trợ Mộng gồm 16 cá thể, đàn E tại khu vực Thung Tre 12 - 14

cá thể. Từ những tính tốn, để ước tính mật độ cá thể tôi dựa trên cơ sở xác định được vùng sống và số lượng cá tôi xác định mật độ cá thể ước tính tại khu vực nghiên cứu đối với đàn A là 0.22 cá thể/1 ha, đàn E là 0.20 - 0.23 cá thể/1 ha.

Những nhận xét nêu trên cho thấy, hiện rất khó để đưa ra một kết luận chính xác về kích thước vùng sống cho một đàn Voọc Hà Tĩnh nếu chỉ dựa vào quan sát mà khơng gắn chíp điện tử hoặc thời gian nghiên cứu phải đủ dài và theo dõi theo các mùa khác nhau của năm và các năm khác nhau. VQG Phong Nha Kẻ Bàng có chất lượng rừng, hệ sinh thái rừng rất tốt, phù hợp với các tập tính sinh sống của loài Voọc Hà Tĩnh.

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới, thơng qua tọa độ ghi nhận vị trí bắt gặp đàn Voọc và để kiểm trứng lại kết quả trên chúng tôi cũng ứng dụng và sử dụng phần mềm AcrMap để tính kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh. Kết quả tính tốn ở phần mềm AcrMap được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.7. Kết quả tính tốn bằng phần mềm AcrMap cho từng đàn

Diện tích tính bằng AcrMap (ha) Diện tính tốn bằng ơ lưới (ha)

Đàn A Đàn E Đàn A Đàn E

79.518 61.178 73 61

Kết quả thống kê trong bảng 4.7 trên cho thấy, khơng có sự khác nhau về kích thước vùng sống của phương pháp xử lý bằng AcrMap và diện tích tốn bằng phương pháp hệ thống ơ lưới.

4.3.3. Chiều dài quãng đường di chuyển theo ngày

Trong thời gian nghiên cứu tại thực địa, chúng tôi bắt gặp và theo dõi đàn Voọc A trong 4 ngày liên tiếp (07, 08, 09 và 10/03). Bắt gặp và theo dõi đàn Voọc E được trong 3 ngày liên tiếp (13, 14 và 15/06). Do đó, chúng tơi sử dụng số liệu quan sát trong các ngày liên tiếp này để xác định chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày của Voọc Hà Tĩnh. Thời gian bắt gặp đàn A trên các tuyến điều tra nhiều hơn so với đàn E. Đối với đàn E chúng tôi chỉ quan sát được đàn này ở thời điểm chúng rời hang đi kiếm ăn và thời điểm về hang, rất khó bắt gặp chúng ngồi thực địa trong quá trình điều tra theo tuyến. Nguyên nhân là do địa hình ở đây bị chia cắt

mạnh, khó tiếp xúc ở cự li gần, thực vật ở đây tương đối tốt cũng đã ảnh hưởng, hạn chế đến khả năng quan sát, ghi nhận thơng tin về lồi. Thời gian quan sát được dài nhất là 15 - 20 phút, thời gian quan sát được đàn tại khu vực Thung Tre ít như vậy là do: Vị trí đàn Voọc tại đây nằm ở sâu trong rừng, sự tác động của con người vào khu vực này là rất ít so với khu vực khác. Đàn có con đực đầu đàn rất cảnh giác và tinh nhanh, chỉ cần một sơ suất nhỏ gây ra tiếng động của người điều tra sẽ bị phát hiện, tùy theo thông tin và mức độ nguy hiểm con đực đầu đàn sẽ báo động cho đàn để di chuyển hay quan sát bằng tiếng báo động khác nhau.

Tổng hợp các vị trí ghi nhận Voọc trong 07 ngày liên tiếp, được thể hiện trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000, kết quả tính tốn cho thấy, chiều dài quãng đường di chuyển trung bình trong 07 ngày liên tiếp là 1.875 m.

4.3.4. Cường độ sử dụng sinh cảnh

Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh được xác định trên cơ sở việc xác định số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới của nhiều lần lấy mẫu liên tục theo từng ngày khác nhau. Với khoảng lấy mẫu là 15 phút, chúng tôi đã phân cấp ra thành 4 mức độ sử dụng khác nhau, căn cứ theo số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới. Theo đó, cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh sẽ được chia thành 4 cấp khác nhau, tương ứng với số lần xuất hiện.

Sự khác nhau về số lần ghi nhận có sự xuất hiện của Voọc là tiêu chí phản ánh mức độ ưa thích của chúng với từng dạng sinh cảnh, khu vực sống khác nhau. Sự khác nhau này có thể là tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng và chất lượng sinh cảnh sống của chúng. Kết quả tổng hợp số liệu đã ghi nhận đàn A xuất hiện ở 73 ô lưới, đàn E xuất hiện ở 61 ô lưới, tương ứng với kích thước là 100 m.

Hình 4.3. Cường độ sử dụng sinh cảnh của đàn A gần trạm KL Trộ Mợng

Từ bảng trên ta nhận thấy, có sự khác nhau trong mức độ ưa thích sử dụng các dạng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh. Khu vực có tập trung nhiều màu đen là nơi chúng dành nhiều thời gian nhất trong ngày cho việc di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi. Kết quả tổng hợp từ bản đồ 04, 05 trên cũng cho thấy, khu vực Voọc Hà Tĩnh lựa chọn nhiều nhất 4 lần có độ lớn khoảng 2.4 - 3 ha, đây có thể được coi là vùng trung tâm Voọc Hà Tĩnh thường chọn làm nơi sống, đây là nơi sống ưa thích nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)