Vùng sống và sử dụng vùng sống của Voọc Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 49)

4.3.1. Phân bố Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu

Theo kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm, người dân địa phương, tại Phong Nha - Kẻ Bàng đề tài thu thập được thông tin 6 đàn Voọc Hà Tĩnh phân bố ở các khu vực: Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, Hang tối, Thung tre, Hang Mẹ con, Xà Lu, Khe con khái, Trạm 37, Hang 8 cô. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh phí, chính vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 04 địa điểm: Trạm Kiểm lâm Trợ Mộng, Hang Tối, Xà Lu, Thung Tre. Tổng số cá thể Voọc Hà Tĩnh điều tra được ước tính từ 59 - 62 cá thể. Tại Trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng và Xà Lu quan sát được 16 cá thể, trong đó có 4 cá thể đực, 9 cá thể cái và 3 con non; 15 cá thể quan sát được tại khu vực Hang Tối, số lượng cá thể đực là 4 cá thể, 8 cá thể cái và 3 cá thể con. Tại Thung Tre số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh quan sát được là 12 cá thể, trong đó có 4 cá thể đực, 7 cá thể cái và 2 cá thể con non. Kết quả số cá thể của từng đàn được tổng hợp vào bảng 4.5.

Bảng 4.5. Số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh tại khu vực điều tra

TT Tọa độ Số cá thể Địa điểm

QS ƯL Đực Cái Non

1 48Q0630893 UTM1943527 16 16 4 9 3 Trộ Mơợng (Đàn A) 2 48Q0639230 UTM1942878 15 16 4 8 3 Hang tối (Đàn B) 3 48Q0635221 UTM1943660 16 16 5 8 2 Xà Lu (Đàn C) 4 48Q0630404 UTM1939818 12 14 3 7 2 Thung tre (Đàn E) Tổng số 59 62 16 32 10

Ghi chú: QS: Số cá thể quan sát trực tiếp được; ƯL: Số cá thể ước lượng

4.3.2. Kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh

Kích thước vùng sống được xác định trên cơ sở tổng hợp số lượng các ô lưới ghi nhận có Voọc xuất hiện. Những ô lưới ghi nhận Voọc Hà Tĩnh có sự xuất hiện là những ô có ít nhất 3 cá thể được quan sát. Kích thước vùng sống của đàn được

xác định trên cơ sở tổng hợp các ô lưới ghi nhâ ̣n Voo ̣c xuất hiê ̣n của từng ngày trong tháng, sau đó nhân với kích thước ô lưới tương ứng.

Chính vì vậy, trong thời gian nghiên cứu ngoài thực địa, chúng tôi đã sử dụng phương pháp kích thước ô lưới 100 x 100 m. Quan sát, theo dõi trực tiếp 2 đàn Voọc bắt gặp tại trạm Kiểm lâm Trộ Mợng (Đàn A) và tại khu vực Thung Tre (Đàn E).

Kết quả tổng hợp số liệu đã ghi nhận đàn A xuất hiện ở 73 ô lưới, đàn E xuất hiện ở 61 ô lưới, tương ứng với kích thước là 100 m.

Như vậy, kích thước vùng sống được ước tính lần lượt cho từng loài là: HRSA = 73 x 10.000 = 730.000 m2 = 73 ha

HRSE = 61 x 10.000 = 610.000 m2 = 61 ha

Kết quả nghiên cứu vùng sống qua theo dõi từng đàn trong các tháng khác nhau được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu vùng sống của từng đàn theo tháng

Tháng Đàn A Kích thước vùng sống (ha) Đàn E

04/2011 71 61

05/2011 76 67

06/2011 72 55

Trung bình 73 61

So sánh kết quả tính toán kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh trên với

một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy, kích thước vùng

sống tính được 61 - 73 ha là khá nhỏ so với 80 ha mà Lê Thúc Định và cs. ( 2009)

đưa ra và 1 - 2.5 km2 Nguyễn Hải Hà (2003). Tuy nhiên, những số liệu của các tác

giả đưa ra chỉ là khoảng kích thước xác định tối thiểu mà các tác giả quan sát được. Mặt khác, do hạn chế về thời gian nên các nghiên cứu ảnh hưởng tới sự chính xác của số liệu. Việc ước tính kích thước vùng sống của đề tài được sử dụng cho 2 đàn quan sát, theo dõi trực tiếp thường xuyên, mỗi đàn có kích thước khác nhau. Đàn A gần trạm Kiểm lâm Trợ Mộng gồm 16 cá thể, đàn E tại khu vực Thung Tre 12 - 14

cá thể. Từ những tính toán, để ước tính mật độ cá thể tôi dựa trên cơ sở xác định được vùng sống và số lượng cá tôi xác định mật độ cá thể ước tính tại khu vực nghiên cứu đối với đàn A là 0.22 cá thể/1 ha, đàn E là 0.20 - 0.23 cá thể/1 ha.

Những nhận xét nêu trên cho thấy, hiện rất khó để đưa ra một kết luận chính xác về kích thước vùng sống cho một đàn Voọc Hà Tĩnh nếu chỉ dựa vào quan sát mà không gắn chíp điện tử hoặc thời gian nghiên cứu phải đủ dài và theo dõi theo các mùa khác nhau của năm và các năm khác nhau. VQG Phong Nha Kẻ Bàng có chất lượng rừng, hệ sinh thái rừng rất tốt, phù hợp với các tập tính sinh sống của loài Voọc Hà Tĩnh.

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới, thông qua tọa độ ghi nhận vị trí bắt gặp đàn Voọc và để kiểm trứng lại kết quả trên chúng tôi cũng ứng dụng và sử dụng phần mềm AcrMap để tính kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh. Kết quả tính toán ở phần mềm AcrMap được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.7. Kết quả tính toán bằng phần mềm AcrMap cho từng đàn

Diện tích tính bằng AcrMap (ha) Diện tính toán bằng ô lưới (ha)

Đàn A Đàn E Đàn A Đàn E

79.518 61.178 73 61

Kết quả thống kê trong bảng 4.7 trên cho thấy, không có sự khác nhau về kích thước vùng sống của phương pháp xử lý bằng AcrMap và diện tích toán bằng phương pháp hệ thống ô lưới.

4.3.3. Chiều dài quãng đường di chuyển theo ngày

Trong thời gian nghiên cứu tại thực địa, chúng tôi bắt gặp và theo dõi đàn Voọc A trong 4 ngày liên tiếp (07, 08, 09 và 10/03). Bắt gặp và theo dõi đàn Voọc E được trong 3 ngày liên tiếp (13, 14 và 15/06). Do đó, chúng tôi sử dụng số liệu quan sát trong các ngày liên tiếp này để xác định chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày của Voọc Hà Tĩnh. Thời gian bắt gặp đàn A trên các tuyến điều tra nhiều hơn so với đàn E. Đối với đàn E chúng tôi chỉ quan sát được đàn này ở thời điểm chúng rời hang đi kiếm ăn và thời điểm về hang, rất khó bắt gặp chúng ngoài thực địa trong quá trình điều tra theo tuyến. Nguyên nhân là do địa hình ở đây bị chia cắt

mạnh, khó tiếp xúc ở cự li gần, thực vật ở đây tương đối tốt cũng đã ảnh hưởng, hạn chế đến khả năng quan sát, ghi nhận thông tin về loài. Thời gian quan sát được dài nhất là 15 - 20 phút, thời gian quan sát được đàn tại khu vực Thung Tre ít như vậy là do: Vị trí đàn Voọc tại đây nằm ở sâu trong rừng, sự tác động của con người vào khu vực này là rất ít so với khu vực khác. Đàn có con đực đầu đàn rất cảnh giác và tinh nhanh, chỉ cần một sơ suất nhỏ gây ra tiếng động của người điều tra sẽ bị phát hiện, tùy theo thông tin và mức độ nguy hiểm con đực đầu đàn sẽ báo động cho đàn để di chuyển hay quan sát bằng tiếng báo động khác nhau.

Tổng hợp các vị trí ghi nhận Voọc trong 07 ngày liên tiếp, được thể hiện trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000, kết quả tính toán cho thấy, chiều dài quãng đường di chuyển trung bình trong 07 ngày liên tiếp là 1.875 m.

4.3.4. Cường độ sử dụng sinh cảnh

Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh được xác định trên cơ sở việc xác định số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới của nhiều lần lấy mẫu liên tục theo từng ngày khác nhau. Với khoảng lấy mẫu là 15 phút, chúng tôi đã phân cấp ra thành 4 mức độ sử dụng khác nhau, căn cứ theo số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới. Theo đó, cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh sẽ được chia thành 4 cấp khác nhau, tương ứng với số lần xuất hiện.

Sự khác nhau về số lần ghi nhận có sự xuất hiện của Voọc là tiêu chí phản ánh mức độ ưa thích của chúng với từng dạng sinh cảnh, khu vực sống khác nhau. Sự khác nhau này có thể là tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng và chất lượng sinh cảnh sống của chúng. Kết quả tổng hợp số liệu đã ghi nhận đàn A xuất hiện ở 73 ô lưới, đàn E xuất hiện ở 61 ô lưới, tương ứng với kích thước là 100 m.

Hình 4.3. Cường độ sử dụng sinh cảnh của đàn A gần trạm KL Trộ Mợng

Từ bảng trên ta nhận thấy, có sự khác nhau trong mức độ ưa thích sử dụng các dạng sinh cảnh của Voọc Hà Tĩnh. Khu vực có tập trung nhiều màu đen là nơi chúng dành nhiều thời gian nhất trong ngày cho việc di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi. Kết quả tổng hợp từ bản đồ 04, 05 trên cũng cho thấy, khu vực Voọc Hà Tĩnh lựa chọn nhiều nhất 4 lần có độ lớn khoảng 2.4 - 3 ha, đây có thể được coi là vùng trung tâm Voọc Hà Tĩnh thường chọn làm nơi sống, đây là nơi sống ưa thích nhất của chúng.

Thực tế ghi nhận hiện trạng rừng ngoài tự nhiên cho thấy, khu vực này là nơi có nhiều vách đá dựng đứng cao chính vì vậy rất nhiều vị trí mà chúng có thể ngủ được, nguồn thức ăn ở đây rất dồi dào, nhiều dây leo bụi dậm, có nhiều loài cây là thức ăn ưa thích cho Voọc Hà Tĩnh: Táu mặt quỉ, Nhội, Dâu da xoan… Độ cao trung bình khu vực này khoảng từ 200 - 400 m.

4.3.5. Nơi ngủ

Voọc Hà Tĩnh có nơi ngủ rất ổn định tại các vách đá hoặc hang đá nếu như không bị tác động. Qua nghiên cứu Voọc Hà Tĩnh thường ngủ ở các vị trí khác nhau, tùy thuộc vào mùa:

- Vị trí ngủ thứ nhất ngủ: Ở ngoài các vách đá, thường vào mùa hè, mùa thu thời tiết nóng, nhiệt độ cao hoặc những khi thời tiết mát.

- Vị trí ngủ thứ hai ngủ trong hang nơi kín gió: Voọc Hà Tĩnh thường sử dụng vị trí này khi nhiệt độ môi trường thấp, mưa to, nhiều sấm sét, gió to, thời tiết lạnh hoặc bất thường. Những ngày này bất thường này theo thông tin phỏng vấn được gọi là ngày “động trời” (Trong thời gian nghiên cứu các ngày 14/03, 15/03, 27/04, 28/04 thay đổi thời tiết bất thường Voọc Hà Tĩnh tại các vị trí đã thay đổi, di dời chỗ ngủ đi chỗ khác). Voọc thường vào hang ngủ đặc biệt là vào mùa đông và mùa mưa. Tại các vị trí nghiên cứu tại Trạm Trộ Mợng, Hang Tối, Xà Lu, Thung Tre: đều có một đặc điểm chung, các vị trí đều có các vách đá chắn, dựng đứng, độ cao trung bình từ 20 - 50 m, lộ thiên dễ quan sát các vị trí ngủ của chúng. Các vị trí này đều rất an toàn, con người, cũng như các loài thú ăn thịt rất khó có thể tiếp cận đến các vị trí ngủ của Voọc Hà Tĩnh.

Vị trí ngủ trong hang Vị trí ngủ tại các vách đá Ảnh 4.2. Một số vị trí ngủ của Voọc Hà Tĩnh

Bảng 4.8. Tổng hợp thời gian rời hang đi kiếm ăn và thời gian về hang ngủ

Ngày Địa điểm Tọa độ QS

Độ cao của hang (m) Trh Tvh Ghi chú 10/03/11 Trộ Mơợng 48Q0655745 UTM1939606 12 40-50 05:45 17:20 Ngủ vách đá 14/03/11 Trộ Mơợng 48Q0660510 UTM1941868 09 ” 05:40 17:40 Ngủ vách đá 14/03/11 Hang tối 48Q0654860 UTM1937269 08 45-50 06:25 17:34 Ngủ hang đá 15/03/11 Hang tối 48Q0632272 UTM193385 06 ” 06:15 17:33 Ngủ hang đá

16/03/11 Hang tối 48Q0632272 UTM193780 06 ”

06:20 18:05 Ngủ

vách đá

17/03/11 Hang tối 48Q0632582 UTM193655 09 ”

06:32 17:45 Ngủ

vách đá

18/03/11 Hang tối 48Q063476 UTM193845 10 ”

06:17 17:55 Ngủ

vách đá

19/03/11 Hang tối 48Q0632340 UTM193365 05 ”

06:30 17:25 Ngủ

vách đá

UTM1940349 hang đá 28/04/11 Thung Tre 48Q0600452 UTM1939370 08 ” 06:09 17:32 Ngủ hang đá 14/06/11 Thung Tre 48Q0659657 UTM1941347 06 20-25 06:14 17:15 Ngủ vách đá 15/06/11 Thung Tre 48Q0600548 UTM1939454 08 ” 06:05 17:19 Ngủ vách đá

Ghi chú: QS: Số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh quan sát được; Trh: Thời

gian Voọc Hà Tĩnh rời hang; Tvh: Thời gian Voọc Hà Tĩnh về hang.

Qua bảng 4.8. chiều cao của hang và vách ngủ so với mặt đất thường từ 20 - 50 m. Tại các vị trí nghiên cứu, đàn Voọc Hà Tĩnh ở các vách đá. Thời gian quan sát được đàn Voọc Hà Tĩnh rời hang và về hang từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011. Thời điểm quan sát vào mùa hè từ tháng 03 - 05 các tháng này là vào mùa khô, lượng thức ăn cung cấp cho các đàn Voọc Hà Tĩnh khá dồi dào và phong phú. Thời điểm Voọc Hà Tĩnh rời hang và về hang khá gần nhau. Thông thường thời gian rời hang để kiếm ăn của chúng rất sớm, trong khoảng thời gian từ 05:00 - 06:30 bắt đầu đi kiếm ăn, khoảng thời gian chúng quay trở về hang là 17:00 - 18:30. Trong đề tài chưa xác định được khoảng thời gian Voọc nghỉ trưa, cũng như quĩ thời gian cụ thể chúng sử dụng cho việc kiếm ăn, nô đùa, chuốt lông, nghỉ ngơi.

Qua quan sát trực tiếp, trước khi chúng quay trở về hang, Voọc Hà Tĩnh có hiện tượng ngừng kiếm ăn và tập trung tại một số cây để nghỉ ngơi và chuốt lông, nô đùa, một số con khác tìm xuống bụi cây nơi có nhiều dây leo và các tảng đả lớn để phơi nắng. Tháng 06, quan sát được một số cá thể tại khu vực Thung Tre và một số tại trạm Kiểm lâm Trộ Mợng. Tại thời điểm này mưa dải rác, thời tiết ẩm ướt hơn so với khoảng thời gian tháng 03. Tháng này, các hoạt động dời hang và trở về hang của đàn Voọc Hà Tĩnh diễn ra tương đối muộn.

4.4. Đánh giá các mối đe doạ đối với Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu

Trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, chúng tôi đã xác định được các mối đe dọa chính đối với loài Voọc Hà Tĩnh và sinh cảnh tại Phong Nha - Kẻ Bàng đó là: Săn bắn, Khai thác gỗ, Khai thác LSNG, Phát triển cơ sở hạ tầng, Du lịch, Chăn thả gia súc tự do. Được chia làm 2 nhóm mối tác động là săn bắn và phá huỷ sinh cảnh.

4.4.1. Săn bắn

Săn bắn không chỉ cung cấp thực phẩm, da lông, vị thuốc mà nó có giá trị rất cao. Săn bắt động vật hoang dã là hoạt động truyền thống của người dân nơi đây. Chính vì vậy, người dân thường lén lút vào rừng săn bắn, sử dụng các loại súng săn tự chế, các loại súng trận AK, CKC và nhiều loại bẫy cần, bẫy kiềng, bẫy chuồng.

Họ bắt tất cả các loài động vật mỗi khi có cơ hội, hoạt động săn bắt tập trung từ tháng 03 đến tháng 09. Vào mùa này có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Hơn nữa, vào những tháng này người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn.

Các hoạt động này xảy ra phổ biến ở những vùng sinh cảnh nằm trong vòng bán kính khoảng một ngày đi bộ. Qua điều tra chúng tôi đã ghi nhận trên các tuyến điều tra được 5 lán thợ săn, trong đó có 3 lán mới, 2 lán cũ. Tổng số bẫy ghi nhận được trong quá trình điều tra: 15 bẫy cần, 75 bẫy bán nguyệt. Theo thông tin phỏng vấn từ những người thợ săn, họ thường đi đặt bẫy vào các buổi chiều, vào các buổi sáng sớm họ đi kiểm tra các bẫy xem số lượng thú mắc phải. Thông thường 1 ngày họ đi khoảng 2 - 3 km so với vị trí làm lán, ngoài bẫy họ sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis dao, 1970) tại vườn quốc gai phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)