Vấn đề tài chính và nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 151)

6. Kết cấu của luận án

4.3. Một số hạn chế của các tổ chức xã hội dân sự ở Indonesia

4.3.1. Vấn đề tài chính và nhân lực

Một trong những hạn chế cơ bản của nhiều tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, là sự thiếu tự chủ về nguồn tài chính. Nguồn tài chính cho hoạt động các tổ chức phi chính phủ chủ yếu đến từ các tổ chức quốc tế, phần còn lại đến từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân trong nước. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Indonesia phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính. Khi các nguồn tài trợ cắt giảm, hoạt động trở nên yếu kém, thậm chí một số tổ chức chấm dứt hoạt động. Do đó, vấn đề đặt ra là các tổ chức xã hội dân sự trong nước cần phải liên tục mở rộng thêm các nguồn tài trợ, đồng thời chú trọng vào các nguồn tài trợ ổn địnhđể duy trì và phát triển hoạt động của mình.

Liên quan đến vấn đề tài chính, còn có thực tế là có tổ chức phi chính phủ lập ra với mục đích chính là để xin các nguồn tài trợ hơn là vì mục tiêu phát triển nên nhiều dự án được lập ra không mang tính chất dài hạn, triệt để. Đặc biệt, tình trạng thiếu minh b ạch tài chính diễn ra ở khá nhiều tổ chức phi chính phủ. Đây cũng là vấn đề mà tổ chức YAPPIKA đã chỉ ra trong “Đánh giá về xã hội dân sự Indonesia năm 2006” [Ibrahim, 2006].

Bên cạnh vấn đề tài chính, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng chi phối hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Ở nhiều tổ chức phi chính phủ, nhân viên còn yếu về trình độ quản lý, lập kế hoạch dự án, cách thức tiếp cận với người dân… Nhân viên tổ chức nhiều khi phụ thuộc vào các quyết định của người lãnh đạo, chưa thể hiện tính tự chủ và sáng kiến làm việc. Những vấn đề này làm ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng hoạt động của tổ chức phi chính phủ. Còn ở các hội đoàn, năng lực lãnh đạo của người đứng đầu có tác động rất lớn tới hoạt động của tổ chức. Nhiều tổ chức không phát triển được do thiếu các sáng kiến và khả năng tổ chức của người lãnh đạo, đặc biệt như ở các tổ chức công đoàn hiện nay ở Indonesia. Do đó các hội đoàn nên mở rộng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan đ ể nhận sự tư vấn, hỗ trợ về đường lối hoạt động và cách thức phát triển.

4.3.2. Tính liên kết của các tổ chức xã hội dân sự

Sự hợp tác, liên kết chưa chặt chẽ giữa các tổ chức xã hội dân sự cũng là một trong những hạn chế của xã hội dân sự Indonesia hiện nay. Trên thực tế, đã có những cố gắng liên kết giữa các tổ chức xã hội dân sự trong các giai đoạn trước góp phần vào phong trào đấu tranh làm sụp đổ chế độ Trật Tự Mới và tạo nên áp lực chung để nhà nước thực hiện các cải cách về luật pháp và bộ máy chính trị sau đó. Tuy nhiên, với những đòi hỏi đẩy nhanh và làm vững chắc tiến trình củng cố dân chủ hiện nay ở Indonesia, vấn đề liên kết giữa các tổ chức xã hội dân sự trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Mỗi tổ chức chủ yếu chú tâm vào hoạt động riêng của tổ chức mình mà ít nhấn mạnh sự phối hợp với các tổ chức khác. Tình hình này không chỉ diễn ra giữa các nhóm tổ chức lớn (như giữa nhóm tổ chức sinh viên, nhóm tổ chức nông dân, nhóm tổ chức phi chính phủ... với nhau) mà còn ở từng nhóm tổ chức nhỏ có tính chất hoạt động tương đồng (như giữa các tổ chức phi chính phủ về hoạt động nhân quyền hay giữa các tổ chức công đoàn cùng mục tiêu bảo vệ quyền lợi người lao động...). Bên cạnh đó, do tính đa dạng của tộc người, vùng miền ở Indonesia nên các tổ chức xã hội dân sự ở các khu vực khác nhau, ở tộc người khác nhau càng thiếu sự liên kết chặt chẽ. Hiện tại, Indonesia vẫn chưa có một cơ quan hay tổ chức nào có thể đóng vai trò nhạc trưởng để điều phối, liên kết hoạt động giữa các tổ chức xã hội. Do đó, nếu như các tổ chức tìm ra các biện pháp để tăng cường phối hợp với nhau hơn nữa trên tinh thần lợi ích tối cao của dân tộc, cùng phân chia hoặc tiếp cận địa bàn hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, trợ

144

giúp nhau về nguồn lực tài chính, cùng lên tiếng phản biện các chính sách nhà nước trong những vấn đề cụ thể…, xã hội dân sự ở Indonesia sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và là chỗ dựa vững chắc cho quá trình củng cố dân chủ của quốc gia này.

4.3.3. Hiệu quả thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa

Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển dân chủ hóa của Indonesia hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, nhiều vấn đề dân chủ dưới tác động của xã hội dân sự cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, chẳng hạn như quyền công bằng của người dân trước pháp luật chưa được đảm bảo, giới quân sự chưa hoàn toàn nằm dưới sự chỉ đạo của chính quyền dân sự và cách ly với hoạt động kinh tế, việc phân quyền cho các địa phương chưa được thực thi thực sự hiệu quả, tình trạng tham nhũng còn phổ biến trong xã hội... Nhiều tổ chức xã hội dân sự đã tiến hành giám sát thực tế, vận động nâng cao nhận thức nhân dân, gây áp lực tới chính quyền nhằm thay đổi chính sách liên quan, nhưng các hoạt động vấp phải rất nhiều cản trở từ phía các quan chức chính quyền, sự câu kết giữa các nhóm quyền lực, từ thói quen xã hội… Chẳng hạn, trong vấn đề giảm bớt vai trò của giới quân sự trong đời sống xã hội đất nước, mặc dù trong nhiều năm, các tổ chức xã hội đã lên tiếng yêu cầu gi ới quân sự từ bỏ các hoạt động trong lĩnh vực kinh t ế để từ đó giảm ảnh hưởng của quân đội trong lĩnh vực chính trị, song chính quyền không có biện pháp thực tế giải quyết vấn đề này. Những lợi ích ràng buộc giữa giới cầm quyền với giới quân sự là nguyên nhân chủ yếu khiến các quan chức chính quy ền phớt lờ tiếng nói của các tổ chức xã hội. Vì thế các tổ chức vận động dân chủ và nhân dân vẫn đang chờ đợi vị tổng thống mới Joko Widodo (người vốn không xuất thân từ giới quan chức và quân sự, mới lên nắm quyền vào tháng 10 -2014) sẽ có những biện pháp dứt khoát hơn để loại bỏ hoàn toàn vai trò kinh tế chính trị của lực lượng quân sự. Trong vấn đề chống tham nhũng, sự lên tiếng của các tổ chức sinh viên, nông dân, công nhân hay các tổ chức chính phủ, điển hình như Tổ chức giám sát tình trạng tham nhũng ở Indonesia (ICW), không tạo nên chuyển biến cơ bản về thực trạng tham nhũng trong xã hội. Sự thiếu quyết tâm chống tham nhũng từ phía chính quyền cũng như thói quen nhận và đưa hối lộ từ phía người dân, nhân viên chính phủ và quan chức các cấp đã cản trở hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng… Đối với vấn đề quyền con người, các tổ chức xã hội dân sự không tạo đủ sức ép để buộc chính quyển phải thay đổi quan điểm hoặc chính sách trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như trong việc

đối xử với những cựu tù nhân chính trị của thời kỳ Trật Tự Mới. Những tổ chức như Ủy ban vì những nạn nhân bị mất tích và bị bạo hành (KONTRAS), hay Quỹ nghiên cứu Nạn nhân bị thảm sát những năm 1995/1996 (Yayasan Penelitian Korban Pembunuhan 1965/1966 - YPKP)… nhiều lên tiếng đòi chính phủ điều tra lại vụ thảm sát những năm 1965-1966 để trả lại uy tín, danh dự cho những cựu tù nhân bị coi là cộng sản, nhưng đều bị chính quyền phớt lờ. Đây chỉ là một số ví dụ về những hạn chế trong hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tại Indonesia. Những hạn chế này chủ yếu do sự thiếu hợp tác từ phía chính quyền, nhưng nó cũng phản ánh mức độ liên kết và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội dân sự trong xã hội vẫn còn yếu. Nếu những hoạt động đấu tranh của các tổ chức có ảnh hưởng xã hội rộng rãi hơn , chắc ch ắn sẽ tạo nên nhiều áp l ực hơn khiến chính quyền phải chấp nhận thay đổi quan điểm hoặc chính sách theo đề nghị từ phía nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự.

Tuy nhiên, để tạo nên ảnh hưởng xã hội và áp lực khiến chính quyền thay đổi quan đi ểm, chính sách, các tổ chức xã hội dân sự nhất thiết phải tự tăng cường sức mạnh của mình bằng cách gia tăng nguồn tự chủ tài chính, tăng cường khả năng tổ chức, điều phối hoạt động của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, gia tăng mối quan hệ với quần chúng, thúc đẩy sự liên kết phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển dân chủ. Những nỗ lực này từ phía xã hội dân sự sẽ là một cơ sở vững chắc để nền dân chủ ở Indonesia tiếp tục được củng cố và phát triển.

Tiểu kết

Xã hội dân sự ở Indonesia đã có cơ sở phát triển từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời các tổ chức tôn giáo, văn hóa và chính trị. Từ sau khi Indonesia tuyên bố độc lập (năm 1945), các tổ chức xã hội dân sự được tiếp tục phát triển và đã thực sự có môi trường hoạt động tự do trong giai đoạn Dân chủ Tự Do (1950-1959). Tuy nhiên, môi trường tự do này đã bị khép lại khi chế độ Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965) và sau đó là chế độ Trật Tự Mới (1966-1998) được thiết lập. Thể chế chính trị độc tài cùng với các quy định pháp luật khắt khe áp đặt lên các tổ chức xã hội khiến xã hội dân sự bị thu hẹp lại, trong đó những tổ chức có tư tưởng đối lập với chính quyền bị giải tán, những tổ chức còn lại muốn tồn tại phải thể hiện sự ủng hộ và hợp tác với chính quyền.

Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa cùng với phát triển của giai cấp trung lưu dưới thời kỳ Trật Tự Mới đã d ẫn tới sự phát

146

triển nhất định của các thể chế và tổ chức xã hội dân sự tại ở Indonesia, trong đó có các tổ chức phi chính phủ. Trong những thập niên đầu, phần lớn các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, nhưng từ cuối thập niên 1990 trở đi, các tổ chức có thiên hướng vận động dân chủ, nhân quyền xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ Cải Cách Dân chủ hiện nay, sự tự do hóa về tư tưởng chính trị, ngôn luận và quyền tự do lập hội đã dẫn tới sự ra đời của vô số các thể chế và tổ chức dân lập hoạt động trong cả lĩnh vực phát triển và lĩnh vực vận động dân chủ - trao quyền. Những thể chế và tổ chức này thường được miêu tả là nhiều như “nấm mọc sau mưa”. Điều này cho thấy sự thay đổi môi trường chính trị đã dẫn tới sự thay đổi trong số lượng và cấu trúc hoạt động của thể chế và tổ chức xã hội dân sự.

Sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự có tác động quan trọng đối với sự phát triển dân chủ tại Indonesia. Tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử với môi trường chính trị và kinh tế xã hội khác nhau mà xã hội dân sự có mức tác động nhiều hay ít đến quá trình dân chủ hóa. Trong thời kỳ Dân chủ Tự Do (1950-1959), tuy có nhiều tổ chức xã hội dân sự tồn tại và hoạt động nhưng các tổ chức này lại chưa có vai trò lớn trong việc duy trì và cải thiện chất lượng dân chủ trong nước. Đến thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965), xã hội dân sự kém phát triển và ít đóng vai trò thúc đẩy dân chủ. Sang thời kỳ Trật Tự Mới, xã hội dân sự dù tiếp tục bị nhà nước kiềm chế hoạt động nhưng vẫn từng bước phát triển và đóng góp quan trọng cho quá trình dân chủ hóa. Các viện nghiên cứu và trường đại học, báo chí, các tổ chức sinh viên, công nhân, nông dân, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ có nhiều hoạt động tích cực truyền bá tư tưởng dân chủ và vận động nhân dân đấu tranh chống lại chính quyền, góp phần thiết yếu vào sự sụp đổ của chế độ Trật Tự Mới. Đến thời kỳ Cải Cách Dân chủ hiện nay, có thể coi các thể chế và tổ chức xã hội dân sự là trụ cột của công cuộc cải cách và củng cố dân chủ ở Indonesia thông qua các hoạt động giáo dục nhận thức dân chủ, bảo vệ các quyền của người dân và cải cách thể chế chính trị. Các hoạt động này vừa thể hiện vai trò quan trọng của xã hội dân sự Indonesia trong quá trình dân chủ hóa đất nước, vừa cho thấy thành tựu phát triển của xã hội dân sự Indonesia cho đến nay. So với xã hội dân sự ở nhiều nước Đông Nam Á khác, chẳng hạn như Myanmar - một nước cũng đang thực hiện công cuộc cải cách dân chủ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hay với Malaysia, một nước có số lượng tín đồ Islam lớn trong khu vực - xã hội dân sự

ở Indonesia thể hiện trình độ phát triển hơn với nhiều hoạt động ủng hộ dân chủ một cách tích cực, hiệu quả hơn. Còn so với Thái Lan, nơi mà một số tổ chức xã hội dân sự trong những năm gần đây còn chuyển sang các hoạt động mang tính phi dân chủ93, các tổ chức xã hội dân sự ở Indonesia, về cơ bản cho đến nay, vẫn chứng tỏ sự trung thành với những cam kết ủng hộ việc vận hành thể chế chính trị bằng các biện pháp dân chủ.

Tuy nhiên, các thể chế và tổ chức xã hội dân sự ở Indonesia, dù đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này, nhưng cho đến nay vẫn còn vẫn còn nhiều ha ̣n chế về nguồn tài chính, nhân lực, khả năng tổ chức, tính minh bạch, khả năng liên kết giữa các tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động thúc đẩy dân chủ. Do đó, các tổ chức và thể chế này vẫn cần được tiếp tục cải thiê ̣n về tổ chức và chất lượng hoạt động để đóng vai trò tích cực, hiệu quả hơn nữa cho việc củng cố và phát triển dân chủ ở Indonesia.

.

93 điển hình như tổ chức SSFAI (Small Scale Farmers’ Assembly of Isan) đã ủng hộ giới quân sự đảo chính để lật đổ Thủ tướng Thaksin vào năm 2006 [Phatharathananunth, 2014].

148

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ năm 1945 đến nay cho thấy dân chủ hóa ở nước này đã trải qua mô ̣t quá trình lâu dài, trong đó sự hình thành và phát triển của giai cấp trung lưu và các t ổ chức xã hô ̣i dân sự được cho là có tác động quan trọng lên quá trình này. Trên thực tế sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của giai cấp trung lưu có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự đã góp phần làm tăng đòi hỏi dân chủ trong xã hội Indonesia. Đây cũng là một quá trình phản ánh quy luật chung và những yếu tố đặc thù của xã hội Indonesia trên con đường dân chủ hóa đất nước. Có thể tổng kết quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ khi giành được độc lập đến nay thành một số điểm chính như sau:

1. Có một quá trình dân chủ hóa đã diễn ra tại Indonesia từ năm 1945 cho đến nay. Quá trình này được bắt đầu từ rất sớm. Ngay sau khi Indonesia tuyên bố đô ̣c lâ ̣p, các nhà lãnh đạo đã lựa cho ̣n xây dựng thể chế chính tri ̣ đất nước theo mô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)