Sự chuyển giao từ Dân chủ Tự Do sang Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 61 - 66)

6. Kết cấu của luận án

2.1. Các mô hình dân chủ trƣớc cải cách (1998)

2.1.3. Sự chuyển giao từ Dân chủ Tự Do sang Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965)

Ngay từ năm 1956, Tổng thống Soekarno đã đề xuất quan điểm cho rằng mô hình dân chủ tự do không phù hợp với hoàn cảnh của Indonesia. Những chuyến viếng thăm Liên Xô và Trung Quốc trong năm 1956 cũng như mối quan hệ được tăng cường giữa Indonesia với hai nước này đã thúc đẩy Tổng thống Soekaro theo đuổi ý tưởng xây dựng nền chính trị dân chủ mới cho Indonesia theo mô hình Liên Xô và Trung Quốc. Sang những năm 1957-1958, quan điểm này càng được Tổng thống củng cố trước sự gia tăng bất ổn chính trị và suy yếu kinh tế trong nước. Ông vận động quân đội và các đảng chính trị (đặc biệt là đảng Dân tộc Indonesia và Đảng Cộng sản Indonesia) ủng hộ việc thay thế mô hình dân chủ mới cho Indonesia. Trong khi đó, vào những năm cuối của thời kỳ Dân chủ Tự Do, vai trò kinh tế chính trị của quân đội ngày càng lớn mạnh. Nhờ sự ủng hộ của quân đội và một số đảng chính trị, năm 1959, Tổng thống Soekarno tuyên bố bãi bỏ Hiến pháp Tạm thời năm 1950 để áp dụng trở lại Hiến pháp năm 1945, đồng thời kêu gọi thiết lập cơ chế dân chủ mới - Dân chủ Chỉ Đạo - cho Indonesia.

Từ đây, chế độ Dân chủ Chỉ Đạo chính thức vận hành và kéo dài cho đến năm 1965. Khái niệm Dân chủ Chỉ Đạo (Demokrasi Terpimpin) lần đầu tiên được Tổng thống Soekarno đưa ra trong phiên họp Hội đồng Hiến pháp ngày 10- 11-1956 và nhiều lần được ông nhắc lại. Dân chủ Chỉ Đạo là mô hình “dân chủ có sự lãnh đạo”, khác với mô hình chính trị dân chủ tự do kiểu phương Tây. Về mặt lý tưởng, trong mô hình này, các đảng phái và các lực lượng chính trị trong nước sẽ hợp tác

13Trong thập niên 1950, nền kinh tế Indonesia phần lớn là kinh tế nông nghiệp kém phát triển. Trong xã hội, nông dân là lực lượng đông đảo nhất với trình độ giáo dục và nhận thức chính trị còn thấp. ‎Ý kiến chính trị của người dân thường phụ thuộc theo các nhà lãnh đạo chính trị. Trong khi đó, các chính trị gia (chủ yếu xuất phát từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu) chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong xã hội lại không đặt quyền lợi của toàn thể dân chúng lên hàng đầu mà chủ yếu quan tâm đến lợi ích cá nhân hoặc lợi ích phe nhóm. Phần đông dân chúng ít học, mù chữ, thiếu khả năng để chủ động và sáng suốt tham gia vào đời sống chính trị. Đây là một trong những lý do khiến nền Dân chủ Tự Do thất bại.

với nhau theo nguyên tắc thảo luận và đồng thuận (musyawarahmufakat) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống nhằm mang lại sự ổn định và thống nhất cho đất nước.

Trên thực tế, mô hình Dân chủ Chỉ Đạo là sự hạn chế vai trò của các đảng chính trị và các tổ chức xã hội, đồng thời mở rộng quyền lực của Tổng thống và quân đội. Việc thiết lập chính phủ và quốc hội từ đây chủ yếu do Tổng thống Soekarno quyết định. Tháng 7 năm 1959, Tổng thống Soekarno quyết định thiết lập chính phủ mới. Đầu năm 1960, ông ra lệnh giải tán Hội đồng Hiến pháp (Konstituante, thành lập từ tháng 12-1955) do Hội đồng không đồng ý việc áp dụng trở lại Hiến pháp năm 1945 và thiết lập thay vào đó Hội đồng Hiệp thương Nhân dân lâm thời (MPRs)14. Việc Hội đồng Hiệp thương Nhân dân lâm thời sau đó quyết định bầu Soekarno làm Tổng thống suốt đời vào tháng 5 năm 1963 cũng cho thấy sự thoái lui về tính chất dân chủ thời kỳ này so với thời kỳ Dân chủ Tự Do.

Do cơ quan lập pháp không được thiết lập dựa trên hoạt động bầu cử nên bộ máy nhà nước thiếu cơ chế giám sát và cân bằng hiệu quả. Trong thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo, Hội đồng Hiệp thương Nhân dân lâm thời không có chức năng bàn thảo các dự luật và các vấn đề quan trọng của đất nước. Thiếu một quốc hội độc lập, những quyết định kinh tế, chính trị và quân sự của Tổng thống và giới quân sự không được tranh luận và phản biện. Nền kinh tế quốc gia tiếp tục suy thoái, quan hệ đối ngoại với nước láng giềng Malaysia trở nên căng thẳng, mâu thuẫn giữa các lực lượng chính trị trong nước càng trở nên sâu sắc hơn, đặc biệt là giữa lực lượng Cộng sản và quân đội.

Đối với cơ quan tư pháp, Tổng thống Soekarno có quyền đề cử người đứng đầu cơ quan tư pháp, các thẩm phán cũng như có quyền sa thải họ [Yap Thiam Hien, 1990, VIII]. Cơ quan tư pháp không có quy ền luâ ̣n tô ̣i Tổng thống nên v ị trí và quyền lực của Tổng thống trong bộ máy nhà nước càng gia tăng. Việc thiếu một cơ chế cân bằng quyền lực là một đặc điểm nổi bật thể hiện tính chất hạn chế dân chủ của thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo.

Trong thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965), các đảng phái và các tổ chức xã hội dân sự không còn được tự do hoạt động như thời kỳ Dân chủ Tự Do trước đó. Theo sắc lệnh “đơn giản hóa hệ thống đảng phái” do Tổng thống Soekarno ban hành ngày 13-12-1959, số lượng các đảng phái bắt đầu bị thu hẹp lại. Những đảng

14MPRs (viết tắt của Majelis Permusyawaratan Rakyat Sementara - Hội đồng Hiệp thương Nhân dân lâm thời). Cho đến tận cuộc bầu cử năm 1971 dưới thời kỳ Trật Tự Mới, MPRs mới được thay thế bằng MPR

54

có ít thành viên bị giải tán. Đến đầu năm 1961, trên sân khấu chính trị chỉ còn một số ít các đảng chín h tri ̣ hoa ̣t đô ̣ng như Đảng Islam Nahdatul Ulama, Đảng Murba, Đảng Cộng sản, Đảng Indonesia, Đảng Cơ đốc giáo, Đảng Thiên chúa giáo, và một số đảng khác . Cùng với sự thu hẹp số lượng đảng phái, các tổ chức xã hội cũng bị giới hạn lại. Các tổ chức sinh viên phải sát nhập vào một số đảng chính trị. Trung tâm Phong trào sinh viên Indonesia (CGMI) sáp nhập vào Đảng Cộng sản Indonesia (PKI), Liên đoàn sinh viên Thiên chúa giáo của Cộng hòa Indonesia (PMKRI) sáp nhập vào Đảng Cơ đốc giáo Indonesia (Parkindo) và những phong trào sinh viên tương tự phải sáp nhập vào các đảng phái chính trị khác. Sự thu hẹp các đảng phái và các tổ chức xã hội phản ánh sự hạn chế trong cơ chế cơ chế đa nguyên của Indonesia thời kỳ này.

Thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo đánh dấu sự xác lập vững chắc vị trí của giới quân sự trong nền kinh tế chính trị đất nước. Dưới sự lãnh đạo của tướng Nasution, quân đội quốc gia không chỉ có công dập tắt các phong trào khởi loạn mà còn ủng hộ mạnh mẽ các chính sách của Tổng thống Soekarno nên vai trò của quân đội ngày càng lớn mạnh. Trong quốc hội, quân đội với sự ủng hộ của Tổng thống, được chỉ định một nửa số ghế [Uhlin, 1997, tr.39]. Ngoài ra , quân đội còn đảm nhiê ̣m viê ̣c quản l‎ý hệ thống thống kinh doanh sản xuất của các nhà tư bản Hà Lan theo chính sách quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài do Tổng thống Soekarno đưa ra từ năm 1957. Nhờ tham gia vào hoạt động kinh tế, sức mạnh của giới quân sự trong nền chính trị xã hội càng gia tăng. Quân đội có thể cấm các đảng phái hoạt động (chẳng hạn ra lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động vào năm 196015), bắt giữ những người phản đối chính sách của Tổng thống và chính phủ. Sự gia tăng vai trò của giới quân sự là lý do quan trọng khiến Tổng thống Soekarno tìm cách tăng cường ủng hộ cho Đảng Cộng sản, nhằm tạo ra một lực lượng đối lập có thể kiềm chế giới quân sự, đảm bảo vị trí cao nhất của Tổng thống trong hệ thống chính trị.

Trong thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo, các quyền cơ bản của người dân bao gồm quyền chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội bị hạn chế lại so với thời kỳ Dân chủ Tự Do. Biểu hiện cụ thể nhất trong vấn đề này là việc người dân không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do lập hội. Nhiều trí thức không đồng tình với các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại của chính phủ nhưng không dám lên tiếng phản đối vì sẽ bị coi là phản cách mạng hay phản bội dân tộc. Ngoài ra, thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo tiếp tục chính sách tập trung quyền lực vào chính quyền

trung ương nhằm đảm bảo sự thống nhất của đất nước. Tuy nhiên, chính sách này đã khiến người dân không có cơ hội tham gia vào việc hoạch định chính sách phát triển và quản lý ở địa phương. Thêm vào đó, việc chính quyền trung ương nắm vai trò chỉ đạo khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các địa phương nhưng lại phân phối nguồn lợi không đồng đều (với những ưu đãi dành cho vùng trung tâm (Java) hơn là các đảo ngoại vi) đã làm suy giảm niềm tin của người dân với chính quyền trung ương. Nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các quan chức quân đội càng tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội.

Trong thời gian 6 năm ngắn ngủi của thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo không có cuộc bầu cử nào được tổ chức. Chính phủ, cơ quan lập pháp và bộ máy tư pháp được thiết lập theo sự chỉ đạo của Tổng thống và một số lực lượng chính trị. Các đảng phái và các tổ chức xã hội không được tự do thành lập và hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không được quyền tham gia hoạt động chính trị. Đặc điểm này làm rõ hơn tính chất hạn chế dân chủ trong thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo.

Những đặc điểm dân chủ nêu trên cho thấy thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo là bước lùi về cơ chế dân chủ so với thời kỳ Dân chủ Tự Do. Sự thoái lui này cho thấy để đi đến một nền dân chủ là con đường không dễ dàng. Trải qua hai thập niên sau khi tuyên bố độc lập, sau nhiều thử nghiệm và tìm kiếm, Indonesia vẫn chưa tìm ra được một cơ chế thích hợp để vừa phát huy được các giá trị dân chủ, vừa mang lại sự phát triển nền kinh tế xã hội đất nước. Trong khi đó, các nhân tố có thể tác động đến việc thúc đẩy dân chủ lại chưa được hội tụ và phát huy trong thời kỳ này. Kinh tế yếu kém chưa tạo điều kiện cho một giai cấp trung lưu hình thành và phát triển trong xã hội. Một bộ phận nhỏ trí thức trung lưu có tư tưởng dân chủ và phản đối cách thức điều hành đất nước của chính quyền không đủ sức gây ảnh hưởng lớn ra xã hội. Đại bộ phận nhân dân còn nghèo đói và có trình độ giáo dục thấp. Tư tưởng dân chủ phương Tây chưa được lan tỏa trong xã hội trong khi văn hóa gia trưởng Java truyền thống vẫn bao trùm. Nhờ đó, giới cầm quyền càng có điều kiện áp đặt vai trò lãnh đạo đất nước.

Nền Dân chủ Chỉ Đạo trên thực tế đã không mang lại các giá trị dân chủ đích thực. Trái với mong muốn của Tổng thống Soekarno là xây dựng một hệ thống chính trị thống nhất hòa hợp, các mâu thuẫn giữa các đảng phái, các lực lượng chính trị thời kỳ này lại càng trở nên gay gắt, điển hình là mâu thuẫn giữa giới quân sự và Đảng Cộng sản, giữa Đảng Cộng sản với giới chức sắc Islam, giữa một số đảng

56

Islam với chính quyền, giữa giới quân sự với tổng thống, giữa chính quyền trung ương với địa phương, và thậm chí giữa các phe phái trong giới quân sự16.

Những mâu thuẫn này lên đến đỉnh cao bằng sự kiện G30S (Phong trào ngày ba mươi tháng chín) nổi tiếng trong lịch sử hiện đại của Indonesia. Một nhóm sĩ quan quân đội trẻ (do trung tá Untung lãnh đạo) thuộc Lực lượng Không quân Quốc gia Indonesia, bất mãn trước hiện trạng kinh tế chính trị xã hội trong nước, muốn chống lại phe phái quân sự “lộng quyền” nên bất ngờ tiến hành đảo chính vào đêm 30-9-1965, giết chết một số tướng lĩnh quân sự, chiếm giữ một số vị trí quan trọng tại thủ đô Jakarta và tuyên bố giành chính quyền để bảo vệ Tổng thống và ngăn chặn một âm mưu đảo chính của các tướng lĩnh quân sự được CIA hậu thuẫn. Nhóm các sĩ quan đảo chính tuyên bố thành lập Hội đồng Cách mạng. Một số đảng viên cộng sản ủng hộ hành động này. Tuy nhiên, lực lượng quân sự đối lập do thiếu tướng Soeharto chỉ đạo nhanh chóng phản công làm thất bại cuộc đảo chính, đồng thời đổ lỗi cho Đảng Cộng sản là lực lượng tổ chức đảo chính. Giới quân sự liên kết với lực lượng Islam ra sức khai thác sự việc các tướng lĩnh bị chết thảm trong đêm ngày 30- 9-1965 để kích động người dân, trong đó đặc biệt là lực lượng thanh niên Islam, tham gia vào phong trào chống Cộng trên toàn quốc. Những cuô ̣c bắt bớ và tàn sát những người cộng sản và có cảm tình với cộng sản diễn ra khốc liệt trên khắp Indonesia trong những năm 1965-1966. Tướng Soeharto là người chỉ đạo chính trong cuộc phản đảo chính cũng như phong trào chống Cộng sau đó đã gây sức ép buộc Tổng thống Soekarno phải chuyển giao quyền lực cho mình từ tháng 3 năm 1966. Những sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt của chế độ Dân chủ Chỉ Đạo và mở đường cho chế độ Trật Tự Mới.

16Đảng Cộng sản Indonesia và lực lượng quân sự đi theo các đường lối phát triển đất nước khác nhau. Trong khi Đảng Cộng sản muốn xây dựng đất nước theo mô hình của Liên Xô hay Trung Quốc, lực lượng quân sự lại theo đường lối thân phương Tây. Cả hai lực lượng này đều muốn giành quyền lãnh đạo đất nước. Đây là nguyên nhân khiến mâu thuẫn giữa hai lực lượng này ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, quan điểm vô thần của những người cộng sản cộng với một số hoạt động của đảng trong việc lãnh đạo nông dân đấu tranh đòi đất đai (chủ yếu từ giới chức sắc Islam chiếm hữu nhiều ruộng đất) khiến giới chức sắc Islam luôn tìm cách chống lại Đảng Cộng sản. Ở góc độ khác, giữa chính quyền trung ương với một số đảng Islam (chẳng hạn như Đảng Masjumi) cũng có mâu thuẫn do các đảng này ủng hộ các phong trào khởi loạn chống chính quyền trung ương ở một số địa phương, do đó chính quyền trung ương tìm cách hạn chế và xóa bỏ các đảng này. Ngoài ra, giữa Tổng thống và giới quân sự cũng có mâu thuẫn ngấm ngầm. Sự gia tăng quyền lực của giới quân sự khiến Tổng thống Soekarno e ngại. Việc Tổng thống ủng hộ cho lực lượng cộng sản là một trong những cách thức nhằm kìm hãm vai trò của giới quân sự. Tuy nhiên, trong lực lượng quân đội vẫn có một số bộ phận (như lực lượng không quân) lại ủng hộ cho quyền lực Tổng thống, chống lại các thế lực khác thuộc quân đội... Đây là những mâu thuẫn cơ bản chồng chéo, đan xen giữa các lực lượng, phe phái chính trị trong thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)