6. Kết cấu của luận án
2.2. Kỷ nguyên Cải cách Dân chủ (1998-2014)
2.2.1. Sự sụp đổ của chế độ Trật Tự Mới
Trong ba mươi hai năm tồn tại (1966-1998), chế độ Trật Tự Mới mặc dù đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế đáng kể cho Indonesia, nhưng chủ nghĩa thân hữu, câu kết, tham nhũng và cách đối xử tàn bạo của nó đối với các lực lượng chính trị bất đồng quan điểm đã khiến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ngày càng lan rộng trong quần chúng. Sinh viên, công nhân, nông dân là những lực lượng tích cực tham gia phong trào đấu tranh dân chủ ngay từ những thập niên đầu của chế độ Trật Tự
32Undang - undang Negara Republik Indonesia nomor 5 tahun 1974 tentang Pokok Pokok Pemerintahan di Daerah
Mới. Càng về sau, giới trí thức nói chung, các nhà hoạt động xã hội, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Indonesia (PDI) đối lập cùng các nhà lãnh đạo Islam càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động truyền bá tư tưởng dân chủ, phản đối các chính sách bất hợp lý từ phía chính quyền, thiết lập các tổ chức xã hội dân sự. Các lực lượng này đã cùng nhau phối hợp hoạt động thúc đẩy phong trào đấu tranh dân chủ trở nên mạnh mẽ. Bên cạnh đó, những nhân tố khác như sự chia rẽ trong giới cầm quyền, sự can thiệp của quốc tế và và khủng hoảng kinh tế đã tạo điều kiện cho phong trào dân chủ phát triển mạnh. Kể từ cuối thập niên 1980, sự rạn nứt giữa giớ i quân sự v ới Tổng thống Soeharto và ngay trong bản thân giới quân sự ngày càng hiện rõ. Vào thời điểm tháng 5 năm 1998, trong bối cảnh căng thẳng chính trị trong nước dâng cao, các cuộc biểu tình phản đối chính trị và rối loạn xã hội diễn ra khắp nơi, phái quân sự dưới sự lãnh đạo của tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia - tướng Wiranto33, đã chọn con đường tránh đối đầu với phong trào dân chủ, ủng hộ việc chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Soeharto sang phó Tổng thống Habibie. Ngoài ra, sự can thiệp của Mỹ, các nước phương Tây, các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng là một yếu tố làm suy giảm sức mạnh và sự đàn áp của chính quyền Trật Tự Mới với các lực lượng đối lập trong nước. Vào khoảng đầu thập niên 1990, chiến tranh lạnh kết thúc khiến Mỹ không còn ủng hộ cho chính quyền chống Cộng của Tổng thống Soeharto bằng mọi giá như trước nữa. Sau sự kiện lực lượng quân đội Indonesia thảm sát hàng trăm người dân Đông Timor ở Dili năm 1991 [Shenon, 1992], Mỹ đã cắt viện trợ quân sự cho Indonesia. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế bằng nhiều cách thức khác nhau thường xuyên trợ giúp các tổ chức xã hội dân sự ủng hộ dân chủ ở Indonesia duy trì hoạt động. Cuối cùng, một nhân tố nữa có tác động quan trọng tới sự sụp đổ chế độ Trật Tự Mới là cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Như giọt nước cuối cùng làm tràn ly, cuộc khủng hoảng khiến nền kinh tế đất nước suy thoái nhanh chóng, lạm phát tăng cao, các công ty đua nhau phá sản, kéo theo thất nghiệp và bạo loạn xã hội. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ cơ chế độc tài và tham nhũng của chế độ Trật Tự Mới. Phong trào phản đối chính quyền dâng cao trong cả nước với các cuộc biểu tình của sinh viên, công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị và một bộ phận giai cấp trung lưu trong xã hội. Tại nhiều thành phố lớn như Medan, Jakarta và Solo, bạo động xã hội bùng phát, nhiều vụ tấn
33Một phái quân sự khác dưới sự lãnh đạo của tướng Prabowo Subianto, con rể của Tổng thống Soeharto, tìm cách bảo vệ Tổng thống và chế độ Trật Tự Mới bằng mọi giá, đã tiến hành đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên. Prabowo Subianto cũng bị nghi ngờ đã chỉ đạo các vụ bắt cóc, mất tích và gây nên các vụ rối loạn
64
công người Hoa xảy ra gây nên các tổn thất và rối loa ̣n xã hô ̣i nghiêm tro ̣ng . Trong bối cảnh chính trị căng thẳng, các lực lượng dân chủ liên tiếp gây sức ép cải cách và giới quân sự từ chối tiếp tục ủng hộ Tổng thống, Tổng thống Soeharto buộc phải tuyên bố từ chức vào ngày 14 tháng 5 năm 1998, mở đường cho cải cách dân chủ ở Indonesia.
Như vậy, tới tháng 5 năm 1998, chế độ Trật Tự Mới đã chấm dứt sau ba mươi hai năm tồn tại. Sự sụp đổ của chế độ Trật Tự Mới và chuyển sang thời kỳ Dân chủ Cải Cách là kết quả từ quá trình vận động của các lực lượng dân chủ trên cơ sở hội tụ đủ các điều kiện kinh tế xã hội và tình hình quốc tế. Từ đây, những cải cách dân chủ bắt đầu đánh dấu một giai đoạn dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ tại Indonesia.
2.2.2. Cải cách dân chủ sau năm 1998 và sự hình thành mô hình Dân chủ Tham gia
Sau khi chế độ Trật Tự Mới sụp đổ, phong trào đấu tranh dân chủ của các lực lượng tiến bộ tiếp tục diễn ra dẫn tới hàng loạt cải cách chính trị xã hội quan trọng. Những cải cách mang tính dân chủ được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực chính trị như thay đổi cơ chế bầu cử, mở rộng tính đa nguyên trong hệ thống chính trị, phát triển cơ chế giám sát và cân bằng trong bộ máy nhà nước, cải thiện các quyền cơ bản của người dân, giảm bớt vai trò quân đội trong hoạt động chính trị, thúc đẩy quá trình phân quyền cho các địa phương và đặc biệt là tăng cường sự tham gia chính trị của người dân. Những chuyển biến này đánh dấu bước tiến lớn về dân chủ của Indonesia so với các thời kỳ trước và cho thấy sự phát triển của mô hình dân chủ tham gia ở Indonesia từ năm 1998 cho đến nay. Bên cạnh việc các thuật ngữ như "cải cách", "dân chủ" được sử dụng khá phổ biến trong các công nghiên cứu về chính trị Indonesia thời kỳ này, thực tế chuyển biến dân chủ mà chúng tôi quan sát ở Indonesia những năm qua là cơ sở để chúng tôi gọi thời kỳ hậu Trật Tự Mới từ 1998 cho đến nay ở Indonesia là thời kỳ Cải cách Dân chủ.
Quá trình cải cách bắt đầu từ cuối năm 1998 nhưng thể hiện rõ nhất là từ đầu từ năm 1999. Đây là thời điểm bản Hiến pháp Indonesia năm 1945 được sửa đổi lần thứ nhất và tiếp tục sửa đổi sau đó vào các năm 2000, 2001 và 2002. Quá trình sửa đổi Hiến pháp có sự tham gia ý kiến không chỉ của các thành viên cơ quan lập pháp mà còn của các học giả, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự. Nhờ đó, nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề đảng phái, bầu cử, chức năng và hoạt động của các cơ quan nhà nước được bổ sung và điều chỉnh lại theo hướng dân chủ, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách dân chủ trong thời kỳ này.
Hiến pháp Indonesia sửa đổi quy định việc tự do thành lập đảng phái và các tổ chức xã hội, mở đường cho sự thiết lâ ̣p của vô số đ ảng phái và các tổ chức xã hội ở Indonesia trong thời kỳ Cải cách Dân chủ. Trong năm 1999, có tới hơn 100 đảng chính trị thành lập và hoạt động [Rahman, 2007, tr.109]. Trong những năm tiếp theo, số đảng chính trị đã được giảm đi phản ánh sự ổn định chính trị của Indonesia. Ngoài việc tự do thành lập các đảng chính trị, theo luật sửa đổi, chính phủ không được phép can thiệp vào tổ chức và hoạt động của các đảng lúc bình thường cũng như trong các chiến dịch tranh cử. Bên cạnh đó, vô số các tổ chức xã hội cũng được thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, bảo vệ môi trường, cho đến thúc đẩy dân chủ, nâng cao nhận thức chính trị cho người dân, đấu tranh chống tham nhũng… Việc các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự được tự do hình thành và phát triển cho thấy người dân đã tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị. Thông qua các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội, ý kiến của người dân được bày tỏ và đóng góp vào quá trình cải cách kinh tế, chính trị xã hội đất nước.
Về hoạt động bầu cử, quy định mới cho phép các đảng được tự do tham gia tranh cử nếu đủ điều kiện. Trong các cuộc bầu cử năm 1999, 2004, 2009 và 2014, số lượng các đảng đủ điều kiện tham gia tranh cử tương ứng là 48, 24, 38 và 12 đảng [Budimansyah Dasim dan Dikdik Baehaqi, 2008], [Weekly Insight and Analysis in Asia, 2014]. Cùng với đó, quy chế thành viên và hoạt động của Uỷ ban bầu cử (Komisi Pemilihan Umum - KPU) cũng được thay đổi. Kể từ cuộc bầu cử năm 2004, thành viên của Uỷ ban bầu cử phải là người không tham gia đảng phái chính trị nào. Quy định này nhằm đảm bảo tính vô tư và khách quan của các thành viên trong Uỷ ban bầu cử. Các đảng phái chính trị do không có người tham gia trực tiếp vào Uỷ ban bầu cử nên sẽ khó tác động tới Uỷ ban bầu cử nhằm thiên vị cho đảng mình. Do vậy, trong các cuộc bầu cử ở thời kỳ cải cách hiện nay, Hội đồng bầu cử tỏ ra khá khách quan và công bằng giữa các đảng phái. Các cử tri cũng có quyền tự do bầu cử, không bị ép buộc bầu cho một đảng phái nào như trong thời kỳ Trật Tự Mới. Trong các cuộc trò chuyện với những người dân Indonesia thuộc tầng lớp trung lưu, nông dân và dân nghèo trong năm 2008 và 2009 ở Jakarta và Yogyakarta, nhiều người dân cho biết trong thời kỳ Trật Tự Mới họ thường bầu cho đảng GOLKAR - đảng của chính phủ - vì nhiều lý do, nhưng trong đó có giải thích “tôi
66
bầu cho đảng GOLKAR vì tôi là nhân viên chính phủ”34
, hoặc “tôi bầu cho đảng GOLKAR vì mọi người xung quanh tôi cũng bầu cho đảng GOLKAR”35
. Tuy nhiên, trong thời kỳ cải cách hiện nay, nhiều người trong số này cho biết họ đã bầu cho các đảng khác trong cuộc bầu cử năm 2004, chẳng hạn như Đảng Dân chủ (Partai Demokrat - PD), Đảng Dân chủ Indonesia đấu tranh (Partai Demokrasi Indonesia Perjuangan - PDIP), Đảng Hòa Bình Thịnh vượng (Partai Damai Sejahtera - PDS)… dựa trên đánh giá về lợi ích mà các đảng có thể mang lại cho những người như họ hoặc cho xã hội. Đặc biệt là đối với những người dân nghèo và có trình độ giáo dục thấp, ý thức bầu cử của họ có chuyển biến rõ nét. Trong các cuộc bầu cử năm 1999 và 2004, nhiều người còn bầu cho các ứng cử viên của các đảng chính trị thường đến thăm hỏi và cho quà họ trong các chiến dịch vận động tranh cử. Nhưng đến năm 2009, hiện tượng này đã giảm bớt đi nhiều. Chị Sri Mastuti, một cử tri ở khu vực bầu cử Kalibata, quận Pancoran, Nam Jakarta cho biết: “Người dân bây giờ đã “khôn” rồi. Họ vẫn nhận quà và tiền từ những ứng cử viên của các đảng trong thời gian vận động tranh cử, nhưng lại bầu cho ứng cử viên của các đảng khác mà họ ưa thích”36
. Sự thay đổi ý thức và trách nhiệm chính trị của người dân có vai trò đóng góp lớn của các tổ chức xã hội dân sự trong hoạt động giáo dục và vận động người dân tham gia chính trị. Bên cạnh đó, các cuộc bầu cử từ năm 1999 đến nay cũng cho thấy người dân và các đảng chính trị về cơ bản biết chấp nhận các kết quả bầu cử. Trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất (tháng 7 - 2014), ứng cử viên tổng thống Prabowo Subianto thất bại trước ứng cử viên Joko Widodo đã kiện lên Tòa án Hiến pháp vì cho rằng có gian lận trong quá trình bầu cử, nhưng sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp công nhận kết quả thắng cử của ông Joko, không có bất ổn chính trị diễn ra như biểu tình phản đối quy mô lớn hoặc xô xát bạo động. Ông Subianto và những người ủng hộ ông cuối cùng chấp nhận thất bại. Đây là một biểu hiện cho thấy người dân Indonesia đã thích nghi với văn hóa dân chủ, có tinh thần hợp tác và khoan dung trong hoạt động chính trị. Diễn biến này phản ánh sự phát triển của quá trình dân chủ hóa tại Indonesia.
Kết quả các cuộc bầu cử những năm 1999, 2004, 2009 và 2014 được đánh giá là phản ánh khá trung thực tiếng nói của cử tri đi bầu. Rõ ràng, thông qua những đại diện cơ quan lập pháp do chính mình bầu ra, người dân đã gián tiếp tham gia vào việc hoạch
34Trích biên bản phỏng vấn chị Dian Soedarjo (nghề nghiệp: nhân viên nhà nước) ngày 26 tháng 11 năm 2008 tại Jakarta
35
Trích biên bản phỏng vấn ông Hartono ngày 29 tháng 3 năm 2009 tại Yogyakarta
định chính sách quốc gia, khu vực hay bàn thảo các vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Thực tế hoạt động của cơ quan lập pháp Indonesia trong hơn một thập niên qua cho thấy, cơ quan này đã thể hiện được tính độc lập, và về cơ bản đóng vai trò là cơ quan đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân. Có thể thấy, cơ chế đa đảng, tự do, minh bạch trong hoạt động bầu cử đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập mô hình dân chủ tham gia ở Indonesia trong thời kỳ Cải cách Dân chủ.
Ngoài những cải cách trong bầu cử lập pháp, năm 2004 còn đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử bầu cử của Indonesia khi đây là lần đầu tiên trong nửa thế kỷ qua, cử tri cả nước có quyền sử dụng lá phiếu bầu trực tiếp tổng thống - người lãnh đạo cao nhất của đất nước. Từ đó đến nay, Indonesia đã trải qua ba lần bầu cử tổng thống trực tiếp (năm 2004, 2009 và 2014). Trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, năm 2014, có thể nói nếu người dân không được tham gia bầu cử trực tiếp thì chưa chắc, một ứng cử viên có xuất thân từ dân nghèo và lớn lên trong gia đình không có truyền thống chính trị như Joko Widodo lại có thể giành được đa số phiếu để trở thành vị tổng thống thứ bảy của Indonesia. Cơ chế bầu cử trực tiếp cô ̣ng với sự hoạt động tương đối minh bạch của Ủy ban bầu cử là y ếu tố then chốt tạo nên một cơ quan hành pháp hoạt động có trách nhiệm hơn cho đất nước và nhân dân Indonesia.
Cơ chế bầu cử tự do và công bằng đã góp phần thiết yếu để xây dựng nên sự cân bằng và giám sát giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trong khi vai trò của cơ quan lập pháp tăng lên, vai trò của cơ quan hành pháp đã bị hạn chế lại so với các thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo và Trật Tự Mới trước đó. Ngay từ năm 1999, quyền lực của Tổng thống đã bị hạn chế. Điều này thể hiện qua sự kiện Tổng thống đầu tiên của thời kỳ cải cách - B.J. Habibie - từng phải trình bày một báo cáo giải trình các chính sách của mình trước Hội đồng Hiệp thương Nhân dân (MPR), nhưng báo cáo của ông không được đại đa số thành viên Hội đồng chấp nhận. Sau đó, Habibie tuyên bố rút lui khỏi danh sách ứng cử viên tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử sắp diễn ra vì nhận thấy mình không nhận được sự ủng hộ trong quốc hội. Tiếp đó, tháng 6 - 2001, Hội đồng Hiệp thương Nhân dân nhất trí phế truất ông Abdurahman Wahid khỏi chức vụ tổng thống với cáo buộc Tổng thống lạm dụng quyền lực cũng như không đồng tình với năng lực điều hành đất nước của ông. Những sự kiện này cho thấy vai trò của cơ quan lập pháp đại diện cho tiếng nói của nhân dân đã tăng lên và cơ quan hành pháp giờ đây không còn có thể thao túng
68
chính trường Indonesia như trước nữa. Tuy nhiên việc Tổng thống dễ dàng bị cơ