Sự thiết lập mô hình Dân chủ Tự Do (1950-1959)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 57 - 61)

6. Kết cấu của luận án

2.1. Các mô hình dân chủ trƣớc cải cách (1998)

2.1.2. Sự thiết lập mô hình Dân chủ Tự Do (1950-1959)

Với định hướng xây dựng đất nước theo mô hình dân chủ phương Tây từ những năm 1945-1950, sau khi Indonesia hoàn toàn giành được độc lập (1950), các nhà lãnh đạo b ắt tay xây dựng chế độ Dân chủ Tự Do và ban hành một bản hiến pháp Tạm thời (Hiến pháp năm 1950) thay cho Hiến pháp năm 1945. So với Hiến pháp năm 1945, Hiến pháp năm 1950 có sự phân chia rõ hơn chức năng, nhiệm vụ

10Trong thời gian trở lại xâm lược Indonesia (1945-1949), Hà Lan đã dùng vũ lực và sức ép để buộc chính phủ Cộng hòa Indonesia ký thỏa thuận thiết lập Cộng hòa Liên bang Indonesia với 16 bang (bao gồm Cộng hòa Indonesia cùng với 6 bang và 9 khu vực tự trị khác do Hà Lan lập ra). Chính phủ Cộng hòa Indonesia chỉ là một trong số 16 chính phủ nằm trong cái gọi là chính phủ Cộng hòa Liên bang Indonesia.

của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bộ máy nhà nước, trong đó đặc biệt đã giảm bớt quyền lực của tổng thống. Theo điều 83 của Hiến pháp Indonesia năm 1950, thủ tướng “chịu trách nhiệm đối với toàn bộ chính sách của chính phủ”11. Điều này đồng nghĩa với việc tổng thống ít có quyền lực đối với hoạt động của cơ quan hành pháp.

Mô hình Dân chủ Tự Do ở Indonesia kéo dài từ năm 1950 cho đến năm 1959. Thuật ngữ “Dân chủ Tự Do” (Liberal Democracy trong tiếng Anh hay

Demokrasi Liberal trong tiếng Indonesia) được nhiều nhà nghiên cứu và chính trị sử dụng cho thời kỳ này do thể chế chính trị Indonesia lúc đó được thiết lập theo mô hình dân chủ tự do của phương Tây, chẳng hạn như trong công trình nổi tiếng “Sự suy tàn của nền Dân chủ Hiến pháp ở Indonesia”12 của Herbert Feith (1962). Bên cạnh thuật ngữ này, những thuật ngữ khác như “Dân chủ Hiến pháp” (Constitutional Democracy/ Demokrasi Konstitusional) hay “Dân chủ Nghị viện” (Parliamentary Democracy/ Demokrasi Parlementer) hàm ý nhấn mạnh tính dân chủ trong bản Hiến pháp 1950 và trong hoạt động nghị viện Indonesia thời kỳ này cũng được các nhà nghiên cứu sử dụng.

Tính chất dân chủ tự do thể hiện nổi bật nhất trong thời kỳ này là từ năm 1950 đến năm 1956. Từ năm 1956 đến năm 1959, dân chủ bắt đầu suy giảm do Tổng thống Soekarno và lực lượng quân sự ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong đời sống chính trị, tuy nhiên trong những năm này, những tiêu chí dân chủ khác như tự do hội họp, đảng phái, tự do ngôn luận vẫn được duy trì. Về cơ bản, thời kỳ Dân chủ Tự Do mang đặc điểm của một thể chế chính trị xã hội dân chủ theo mô hình chính trị của các nước phương Tây. Trong hệ thống chính trị, bên cạnh bộ máy chính quyền còn có các đảng phái và các tổ chức chính trị xã hội tự do hoạt động. Có rất nhiều đảng chính trị được tự do hoạt động, chẳng hạn như Đảng Dân tộc Indonesia (PNI), Đảng Cộng sản Indonesia (PKI), Đảng Islam Masjumi, Đảng Cơ đốc giáo, Đảng Xã hội Indonesia (PSI), Đảng Murbai, Đảng Thiên chúa giáo và Tin lành (Parkindo), Đảng Liên minh ủng hộ độc lập Indonesia (IPKI)… Đồng thờ i , nhiều tổ chức quần chúng cũng được thành lập một cách độc lập hoặc có liên hệ với các đảng chính trị như các tổ chức công nhân, nông dân, sinh viên, phụ nữ, các hiệp hô ̣i nhà văn , nhà báo ... Indonesia thời kỳ này được nhà nghiên cứu Anders Uhlin nhận xét là "có một xã hội dân sự mạnh" [Uhlin, 1997, tr.37].

11Undang - Undang Dasar Sementara Republik Indonesia, UU No.7 Tahun 1950

12

50

Mặc dù Indonesia đã giành lại nền đ ộc lập vào năm 1950, nhưng cuộc bầu cử đầu tiên ở quốc gia này phải đến tận năm 1955 mới được tổ chức. Theo nhà sử học Ricklefs, Indonesia chưa tổ chức bầu cử ngay sau năm 1950 vì những nhà chính trị hoạt động ở Jakarta cũng như một lớp nhỏ cư dân thành thị không tin tưởng vào phần đông người dân Indonesia nghèo đói và thất học lúc đó có thể nhận thức được các vấn đề chính trị để tham gia bầu cử [Ricklefs, 2001, tr.289]. Hoạt động chính trị chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn và thị trấn, nơi tập trung nhiều thành phần dân cư có trình độ giáo dục (thuộc giới trung lưu và thượng lưu) và có hiểu biết về chính trị. Phần đông dân số Indonesia lúc đó còn mù chữ và đang phải tập trung vào việc mưu sinh. Đó là những khó khăn khiến chính phủ Indonesia muốn trì hoãn thời gian thêm năm năm (từ 1950 đến 1955) để chuẩn bị thêm điều kiện cho cuộc bầu cử.

Cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức vào năm 1955 diễn ra một cách tự do và công bằng với 29 đảng lớn tham gia tranh cử, ngoài ra còn một số đảng nhỏ khác Kết quả cuộc bầu cử cho thấy đảng Dân tộc Indonesia và đảng Islam Masyumi chiếm số lượng ghế cao nhất (đều chiếm 57 ghế), đảng Cộng sản Indonesia cũng giành được 39 ghế trong tổng số 257 ghế trong Quốc hội [Budimansyah, 2008, tr.8]. Ngoài ra, các ghế còn lại dành cho nhiều đảng khác. Thực tế và kết quả bầu cử cho thấy một cơ chế bầu cử dân chủ đã bước đầu được thiết lập ở Indonesia.

Theo mô hình thể chế chính trị dân chủ tự do phương Tây, bộ máy nhà nước Indonesia trong thời kỳ này được xây dựng theo hình thức phân chia quyền lự c độc lập giữa các cơ quan nhà nước. Trước khi cuộc bầu cử năm 1955 diễn ra, quốc hội tạm quyền được thành lập dựa trên các đại diện đảng phái trong nước và quốc hội có quyền giải tán chính phủ. Sau cuộc bầu cử năm 1955, một quốc hội mới chính thức được thành lập. Do không có đảng nào giành đủ s ố phiếu bầu cần thiết để lâ ̣p chính phủ riêng , nên chính phủ được thành lập dựa trên liên minh các đảng và chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Việc có sáu chính phủ liên tiếp thay thế nhau nắm quyền từ tháng 9 năm 1950 đến tháng 4 năm 1957 (trong đó duy nhất một chính phủ tồn tại được hơn một năm), một mặt thể hiện tính bất ổn chính trị của Indonesia, nhưng mặt khác cho thấy cơ quan hành pháp không có quyền lực chi phối các cơ quan khác để có thể tự do tồn tại. Khi không giải quyết được các vấn đề cấp bách của đất nước, chính phủ bị quốc hội bãi nhiệm hoặc phải tự giải thể. Ngoài ra, cơ quan tư pháp có tính độc lập cao, thậm chí có quyền xét xử các bộ trưởng, các quan chức quân đội và các nhà

lãnh đạo các đảng. Về cơ bản, các cơ quan trong bộ máy nhà nước có sự phân chia quyền lực rõ ràng, thể hiện tính dân chủ trong cơ cấu bộ máy nhà nước sau độc lập.

Thời kỳ Dân chủ Tự Do cũng đánh dấu việc thực hiện các quyền dân chủ cơ bản củ a người dân như quy ền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng. So với các thời kỳ lịch sử của Indonesia sau này, tình trạng tham nhũng được đánh giá là ở mức thấp, nhất là trong những năm đầu từ 1950-1956. Ngoài ra, trong thời gian này, lực lượng quân đội Indonesia cũng chưa có nhiều ảnh hưởng trong đời sống chính trị đất nước. Trong khoảng 6 năm đầu, từ 1950 đến 1956, quân đội là lực lượng đứng ngoài các hoạt động nghị trường.

Chính cơ chế chính trị dân chủ tự do như trên là động lực để người dân hào hứng tham gia các đảng phái, tổ chức xã hội dân sự cũng như tham gia tích cực trong bầu cử năm 1955. Điều này cho thấy thái độ chủ động chính trị và ý thức xây dựng nền dân chủ của nhân dân Indonesia những năm đầu sau độc lập.

Trong khi cơ chế dân chủ được thực thi trong hầu kh ắp các lĩnh vực đời sống chính trị, vấn đề phân quyền quản lý cho các chính quyền địa phương lại chưa được thực hiện. Sau khi Indonesia tuyên bố độc lập, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Indonesia, đặc biệt là tổng thống Soekarno, chủ trương xây dựng chính quyền trung ương tâ ̣p trung quyền lực nhằm đảm bảo sự thống nhất đất nước. Chủ trương này xuất phát từ mối lo ngại rằng sự đa dạng về dân tô ̣c , tôn giáo và sự ngăn cách địa lý giữa các đảo ở Indonesia sẽ dễ dẫn đến nguy cơ chia rẽ qu ốc gia. Do đó, chính quyền trung ương nắm vai trò chỉ đạo các kế hoạch xây d ựng, phát triển cũng như kiểm soát viê ̣c xu ất khẩu hàng hóa, tài nguyên của các đi ̣a phương . Tuy nhiên, chính sách quản lý này không giải quyết được những vấn đề cấp thiết về kinh tế, chính trị, văn hóa ở các khu vực. Một trong những vấn đề gây bức xúc cho người dân và các nhà lãnh đạo của các đảo ngoài Java (như Sumatra, Sulawesi, Kalimantan...) là việc các khu vực này cung cấp nhiều nguồn tài nguyên xuất khẩu của quốc gia, nhưng người dân ở đây lại ít được hưởng nguồn lợi từ việc xuất khẩu này. Từ đây, nhiều cuộc đấu tranh địa phương bùng phát và trở thành các phong trào đấu tranh đòi ly khai trong những năm 1957-1958. Mặc dù các phong trào cuối cùng bị quân đội quốc gia đàn áp, nhưng bản thân các phong trào này đã phản ánh yếu tố bất hợp lý trong chính sách hạn chế phân quyền cho các địa phương ở Indonesia thời kỳ này.

Nhìn chung, thời kỳ 1950-1959 là một thử nghiệm dân chủ ban đầu trên con đường đấu tranh đi đến dân chủ của nhân dân Indonesia. Những thử nghiệm này

52

cuối cùng thất bại do Indonesia lúc đó chưa hội tụ đủ những điều kiện cần thiết cho một nền dân chủ phát triển (chẳng hạn như trình độ phát triển kinh tế và dân trí13), cộng với những khó khăn về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng tôn giáo, tộc người và đặc biệt là tham vọng mở rộng quyền lực của Tổng thống Soekarno và giới quân sự. Tuy nhiên, những thử nghiệm này đã đặt dấu ấn khát vọng dân chủ của nhân dân Indonesia, để họ tiếp tục đấu tranh, dù phải trải qua nhiều thập niên khó khăn, mất mát tiếp theo, nhằm thiết lập một nền dân chủ phát triển hơn so với trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)