6. Kết cấu của luận án
1.2. Lý thuyết về dân chủ hóa và phƣơng pháp tiếp cận
1.2.1. Lý thuyết về dân chủ
Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2000, nhà chính trị học lừng danh Robert A. Dahl, Giáo sư danh dự thuộc Đại học Yale nhận định:
"Dân chủ là vấn đề đã được giới khoa học bàn luận từ khoảng hơn một phần tư thế kỷ qua, và như thế là quá đủ để có thể mang lại một hệ thống các ý tưởng chặt chẽ về dân chủ mà từ đó, mọi người, gần như là tất cả, có thể chấp nhận được" [Robert Dahl, 2000, tr.2].
Theo Robert Dahl, không có một lý thuyết duy nhất về dân chủ mà chỉ có các lý thuyết thôi. Trên thực tế, khái niệm dân chủ liên quan đến một loạt các cuộc tranh luận nóng bỏng về chức năng và phạm vi của quyền lực, bình đẳng, tự do, bác ái và quyền lợi. Những khái niệm này đã tích hợp được các quan điểm khác nhau từ thời kinh điển, hiện đại và đương đại để chỉ ra những nguồn gốc và sự khác biệt trong lý tưởng về dân chủ, làm cơ sở cho các lý thuyết đương thời vốn được xây đắp trên nền của các truyền thống lý thuyết khác nhau. Điều này có nghĩa là rất khó để có thể đề xuất một cách nhìn duy nhất về dân chủ. Thay vào đó, người ta chỉ có thể tập hợp các quan điểm khác nhau vào trong một bối cảnh để chuyển tải ý nghĩa và mục đích của các nguyên tắc thực hành dân chủ mà thôi.
Từ quan điểm của Robert Dahl, có thể thấy có rất nhiều lý thuyết khác nhau về dân chủ. Hiện nay, người ta thường phân chia các lý thuyết dân chủ trong mô hình dân chủ tự do phương Tây thành bốn nhóm cơ bản, được các nhà nghiên cứu gọi là Dân chủ Bảo hộ (Protective Democracy), Dân chủ Đa nguyên (Pluralist Democracy), Dân chủ Thực hành (Performance Democracy) và Dân chủ Tham gia (Participatory Democracy). Các trường phái lý thuyết này là cơ sở để phát triển lý thuyết về dân chủ hóa được phổ biến từ những thập niên cuối của thế kỷ trước cho đến nay.
Trường phái lý thuyết dân chủ bảo hộ có thể được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu của Friedrich Hayek (1982) và Milton Friedman (1962). Theo các nhà nghiên cứu này, dân chủ là một khái niệm phức hợp xoay quanh vấn đề đảm bảo tự do cho mọi công dân của một đất nước. Trọng tâm của mô hình dân chủ bảo hộ là tạo lập các chính phủ dân chủ trên cơ sở đảm bảo sự tham gia của các cá nhân
30
Không đi theo tư tưởng bảo hộ trong dân chủ, nhà chính trị học Robert Dahl (2000) đã phát triển tư tưởng dân chủ đa nguyên từ người tiền bối, GS Arthur Bentley (1908), và cả hai được cho là những đại diện tiêu biểu của trường phái này. Theo họ, dân chủ được gắn với quyền lực thông qua những lợi ích đặc biệt của những nhóm chính trị trong khi đại đa số các công dân không có dính líu gì. Lãnh đạo của các chính phủ nằm trong tay những người được bầu ra, họ đại diện cho các nhóm lợi ích và thường được xem là thành phần tinh hoa của xã hội. Các nhóm lợi ích trong xã hội đóng một vai trò quan trọng và hướng quyền lực vào các khu vực có mối liên hệ với các vấn đề và giá trị cụ thể.
Trường phái dân chủ thực hành, hay còn được biết đến dưới tên gọi khác như dân chủ phát triển (Developmental Democracy) hay lý thuyết kinh tế học về dân chủ (Economic Theory of Democracy) do Anthony Downs đề xuất trong một nghiên cứu của ông xuất bản năm 1957, có nhan đề “Lý thuyết kinh tế học về dân chủ” (An economic theory of democracy). Tư tưởng của ông được nhà kinh tế học Joseph Schumpeter phát triển trong tác phẩm “Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xã hội và Dân chủ” (Capitalism, Socialism and Democracy, 2003). Lý thuyết kinh tế học giả thiết rằng các công dân đều có xu hướng tham gia vào các vấn đề dân sự với mục đích làm cho cả xã hội tốt lên. Dân chủ do đó là một vấn đề gắn với đạo đức. Khi công dân tham gia vào việc quản trị xã hội, họ cần hiểu biết và đề cao cái mà xã hội cần để cải thiện các dịch vụ và cộng đồng. Những công dân như vậy là các thành viên cộng đồng có trách nhiệm. Thuyết này thừa nhận sự cần thiết của bầu cử để chọn ra các nhà quản trị nhưng tin tưởng vào trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn ra các đại biểu ưu tú và chăm lo cho công việc được giao phó.
Trường phái lý thuyết “dân chủ tham gia” ra đời vào những năm 1960 do các nhà nghiên cứu chính trị học John Dewey và Benjamin Barber khởi xướng và phát triển. Trong cuộc đời khoa học của mình, J. Dewey đã cho ra đời hàng trăm công trình khoa học lớn nhỏ, tất cả đều góp phần làm rõ quan điểm chính trị của ông về dân chủ. Trong số đó, có những tác phẩm được trích dẫn nhiều như Đạo đức học về Dân chủ (The Ethics of Democracy, 1888); “Chủ nghĩa tự do và hành động xã hội (Liberalism and Social Action, 1935); Tự do và Văn hóa (Freedom and Culture, 1940). Phát triển tư tưởng về chính trị học tham gia của Dewey nhằm xây dựng một nền dân chủ mạnh, Barber (1984) tập trung vào nền kỹ trị để động viên nhiều công dân tham gia vào công tác quản lý xã hội, kiểm soát các đạo luật của chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Barber nhấn mạnh việc cần thiết phải xây dựng một nền dân
chủ trong đó: 1) có sự tham gia của cá nhân vào các quyết định liên quan đến chất lượng và lối sống của họ; 2) xã hội phải được tổ chức theo cách khuyến khích tính độc lập của con người và cung cấp cho công luận sự tham gia chung của họ. Trong nền dân chủ tham gia, đời sống chính trị phải được dựa trên một số nguyên tắc cơ bản, trong đó có các nguyên tắc về việc ra quyết định, về các khuôn mẫu quan hệ xã hội, về việc khuyến khích con người tham gia vào cuộc sống cộng đồng và tìm thấy ở đó ý nghĩa của đời sống cá nhân, v.v…
Tóm lại, dân chủ là một khái niệm chính trị có thể được hiểu rất khác nhau, tùy vào cách tiếp cận theo quan điểm lý thuyết nào. Có thể nhận thấy trong các nền dân chủ hiện thời, có hai mô hình chủ yếu là dân chủ trực tiếp (tham gia của người dân vào quản lý xã hội) hoặc dân chủ gián tiếp (thông qua chế độ bầu cử để tìm ra người đại diện quản lý xã hội). Các mô hình dân chủ này thường có cội rễ từ quan niệm về dân chủ tự do có sự tham gia hay dân chủ văn hóa. Cũng có thể phân tích dân chủ theo hai mô hình Dân chủ tự do (liberalism) và dân chủ đặc thù văn hóa (cultural relativism). Mô hình thứ nhất có xu hướng nhấn mạnh vào chế độ bầu cử tự do và công bằng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí [Huntington, 1991; D. Held, 2006] và một số đặc trưng khác như sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình của các cơ quan/quan chức nhà nước trước công dân. Mô hình dân chủ dựa trên đặc thù văn hóa (cultural relativism) nhấn mạnh đến những giá trị và bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia và thậm chí là khu vực. Trường phái này có quan niệm khác với các giá trị tự do của dân chủ phương Tây. Gắn với trường phái này là quan điểm về "Giá trị châu Á" (Asian Values) được ông Lý Quang Diệu đưa ra đầu thập niên 1990. Lý thuyết về tính đặc thù văn hóa cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dân chủ, xây dựng dân chủ, nhưng đó là dân chủ mang bản sắc riêng và phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng nền văn hóa ở mỗi nước. Cần phải nhận thấy rằng dù là dân chủ tự do (kiểu phương Tây) hay dân chủ dựa trên đặc thù văn hóa (phương Đông) thì mỗi nền dân chủ cũng đều có những giá trị phổ quát chung và có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế và xã hội. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhìn nhận dân chủ phải bao gồm những giá trị phổ quát, trong đó có bầu cử tự do và công bằng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, có sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước được dân bầu ra. Thêm vào đó, cần nhấn mạnh đến các quyền dân sự và chính trị nói chung và một số đặc trưng khác như tính tự quyết, pháp quyền, bình đẳng và không phân biệt đối xử.
32
1.2.2. Dân chủ hóa và xu hƣớng nghiên cứu dân chủ trong xã hội hiện đại
Trên cơ sở sự phát triển tư tưởng dân chủ và các phong trào cải cách dân chủ diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, từ khoảng thập niên 1970 cho đến nay, trong khoa học nghiên cứu chính trị, khái niệm “dân chủ hóa” đã dần định hình. Nhiều học giả đã sử dụng cụm từ “dân chủ hóa” để nói về quá trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ hơn ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh, châu Phi và Đông Âu..., chẳng hạn như Geraint Parry và Micheal Moran (1994) với chuyên luận “Những vấn đề dân chủ và dân chủ hóa” (Introduction: problems of democracy and democratization), Paul Cammark (1994) với “Dân chủ hóa và quyền công dân ở Mỹ Latinh” (Democratization and Citizenship in Latin America), hay David Potter (1997) với “Giải thích dân chủ hóa” (Explaining democratization) .
Vậy dân chủ hóa là gì? Theo David Potter, khái niệm “dân chủ hóa” được dùng để chỉ những sự thay đổi chính trị diễn ra theo hướng dân chủ” [Potter, 1997, tr.3]. Còn nhà nghiên cứu Lê Minh Quân cho rằng: “Dân chủ hóa, với cách hiểu chung nhất, là quá trình biến những ước mơ về dân chủ thành hiện thực dân chủ trong đời sống con người” [Lê Minh Quân, 2011, tr.8].
Dân chủ hóa cũng có thể coi là quá trình xây dựng và áp dụng những đặc điểm dân chủ vào thể chế chính trị của một quốc gia, hay một xã hội.
Như vậy, dân chủ hóa và dân chủ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Khái niệm dân chủ hóa phát triển từ khái ni ệm dân chủ, có gốc từ khái niệm dân chủ. Do đó, sự gia tăng mức độ dân chủ hay việc thực hiện được các tiêu chí dân chủ đến đâu sẽ là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá về mức độ dân chủ hóa của một quốc gia hay một xã hội.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình dân chủ hóa. Đó có thể là do sự đấu tranh của các lực lượng xã hội trong nước (các giai cấp xã hội, các đảng phái, các thể chế và tổ chức xã hội dân sự, các lực lượng tôn giáo), là tác động của điều kiện kinh tế xã hội (sự phát triển hoặc suy thoái kinh tế đều có thể dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi cải cách dân chủ của các lực lượng xã hội), tác động của yêu tố văn hóa, dân tộc, lịch sử hoặc do sự can thiệp từ bên ngoài, v.v… Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước hay một giai đoạn lịch sử mà các yếu tố này có mức độ tác động khác nhau đối với quá trình dân chủ hóa.
Quá trình dân chủ hóa đang diễn ra hiện nay mang xu hướng dân chủ chung mặc dù khái niệm dân chủ luôn là một vấn đề gây tranh luận tùy thuộc vào quan điểm chính trị - xã hội của người nghiên cứu. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi
quan tâm đến những giá trị phổ quát của một nền dân chủ và tập trung xem xét những tiêu chí hay những đặc trưng cơ bản của một nền dân chủ hiện đại thay vì phân tích nó dưới dạng dân chủ đặc thù.
Trong công trình Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, nhà nghiên cứu Lê Minh Quân đã đề cập đến các chuẩn mực như là các đặc trưng của nền dân chủ như “tính đại diện cao của hệ thống chính trị và sự ổn định cao của các thể chế; chế độ bầu cử tự do và công bằng; có chế độ pháp lý bảo đảm quyền công dân và quyền con người; có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả; quyền tham gia của người dân vào các quá trình chính sách công; nền hành chính công và đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh; tự do báo chí được bảo đảm, v.v..” [Lê Minh Quân, 2011, tr.79-80].
Trong tài liệu chính thức phổ biến trên mạng thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, những đặc trưng của một nền dân chủ hiện đại theo mô hình dân chủ tự do cũng được nêu ra, trong đó có những đặc điểm như: các cuộc bầu cử được tổ chức thường xuyên và công bằng, chính phủ do các công dân trưởng thành trực tiếp bầu lên hoặc thông qua các đại diện của họ; nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân; phi tập trung hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương; các quyền cơ bản của con người được bảo vệ như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, quyền bình đẳng trước pháp luật và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội; các công dân có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị; các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp [Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 1998].
Cơ quan quốc tế về Dân chủ và Trợ giúp bầu cử (International IDEA) có trụ sở tại Thụy Điển đã đưa ra một bảng điều tra đánh giá dân chủ (Democracy Assessment Questionaire) để có cơ sở đánh giá tình hình dân chủ ở các nước trên thế giới. Bảng điều tra này bao gồm những câu hỏi như: Có sự đồng thuận của nhân dân về quyền công dân phổ biến mà không có sự phân biệt hay không? Nhà nước và xã hội có nhất quán tuân thủ pháp luật không? Quyền bình đẳng về chính trị và quyền công dân có đảm bảo cho tất cả mọi người hay không? Quyền bình đẳng về kinh tế và xã hội có đảm bảo cho tất cả mọi người không? Việc bầu cử có mang lại sự kiểm soát và điều khiển của người dân đối với chính phủ và chính sách của chính phủ hay không? Hệ thống chính trị đảng phái có trợ giúp cho việc vận hành dân chủ hay không? Chính phủ có chịu trách nhiệm trước nhân dân và những người đại diện
34
cho nhân dân hay không? Lực lượng quân sự và cảnh sát có nằm dưới sự điều khiển của dân sự hay không? Các nhân viên chính phủ có dính lứu đến tham nhũng không? Báo chí có hoạt động theo cách duy trì dân chủ hay không? Người dân có tham gia đầy đủ vào hoạt động công cộng hay không? Chính phủ có trách nhiệm trước mối lo lắng của nhân dân hay không? [International IDEA, 2000]. Những câu hỏi nêu trên cũng là những tiêu chí của một nền dân chủ thực sự và hiện đại.
Từ những nghiên cứu và ấn phẩm trên có thể thấy việc xác định mức độ dân chủ được dựa trên nhiều vấn đề như thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa lối sống và tư tưởng của người dân trong xã hội đó. Trên cơ sở này, có thể khái quát những tiêu chí cơ bản của một nền dân chủ hiện đại làm cơ sở để phân tích quá trình dân chủ hóa ở Indonesia như sau:
- Chính quyền được thiết lập một cách dân chủ, thể hiện qua quyền bầu cử và ứng cử một cách tự do và công bằng của người dân.
- Thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước.
- Hệ thống chính trị đa nguyên bao gồm nhà nư ớc, các tổ chức xã hội dân sự và các đảng chính trị.
- Các quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân được bảo đảm, trong đó bao gồm quyền sống, quyền tự do và an toàn nhân thân, quyền bầu cử, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự của pháp luật, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục…
- Lực lượng quân sự và cảnh sát được đặt dưới quyền chỉ đạo của lực lượng dân sự.
- Thực hiê ̣n việc phân quyền cho các địa phương.