Tiếp cận dân chủ hóa ở Indonesia từ quan điểm chính trị học lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 25)

6. Kết cấu của luận án

1.1. Lịch sử vấn đề

1.1.2. Tiếp cận dân chủ hóa ở Indonesia từ quan điểm chính trị học lịch sử

Tiếp cận chính trị học - lịch sử là một trong những cách thức tiếp cận phổ biến trong các nghiên cứu về dân chủ và dân chủ hóa ở Indonesia hiện nay. Đây được coi là hướng tiếp cận thông dụng và hiệu quả để phân tích bản chất, đặc điểm và mức độ của một nền dân chủ.

Ở Việt Nam, các vấn đề lịch sử văn hóa của Indonesia đã được một số học giả quan tâm, chẳng hạn như trong công trình "Inđônêxia đấu tranh vì độc lập tự do" của PGS. Nguyễn Văn Hồng (xuất bản năm 1991) hay "Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Indonesia" của Phạm Thanh Tịnh, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Huy Hồng... (xuất bản năm 2014). Tuy nhiên, chủ đề dân chủ ở Indonesia chưa được các học giả Việt Nam nghiên cứu. Ở đề tài nghiên cứu "Thể chế chính trị và tổ chức Bộ máy nhà nước các nước ASEAN" (Đề tài cấp Bộ, mã số B 98-26-04) do Th.S. Trương Đắc Linh chủ trì, nghiệm thu năm 2002, mặc dù có đề cập đến tình hình chính trị và bộ máy nhà nước ở Indonesia như thể chế chính trị quân sự độc tài trong thời kỳ tổng thống Soeharto nắm quyền, nguyên tắc tập trung quyền lực của chính quyền trung ương, sự lùi bước của giới quân sự trước giới dân sự sau năm 1998... , nhưng do trọng tâm nghiên cứu của đề tài là về cấu trúc bộ máy nhà nước và thể chế chính trị nên đề tài không đi sâu phân tích tính chất cũng như sự chuyển biến dân chủ ở Indonesia trước và sau năm 1998. Trong một công trình nghiên cứu khác là Về quá trình dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Minh Quân (2011), vấn đề dân chủ ở Indonesia cũng được nói đến nhưng chỉ với vài nét sơ lược về việc thiết lập và hoạt động của các hội đồng thôn sau khi chế độ Trật Tự Mới sụp đổ. Các hội đồng này có trách nhiệm thảo ra quy định của thôn, quản lý ngân sách thôn và giám sát chính quyền [Lê Minh Quân, 2011, 108]. Ngoài ra, trong cuốn "Lịch sử Đông Nam Á" do GS. Lương Ninh (chủ biên) xuất bản năm 2005, vấn đề chuyển biến dân chủ ở Indonesia cũng được đề cập đến nhưng chỉ qua vài nét đánh giá khái quát. Nhìn chung, có thể nói, những nghiên cứu chuyên sâu về dân chủ ở Indonesia vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng ở Việt Nam.

Trong khi đó, ở ngoài nước, những nghiên cứu về vấn đề dân chủ và dân chủ hóa ở Indonesia, đặc biệt từ góc độ tiếp cận sử học và chính trị học khá phong phú. Một trong những công trình nổi bật phân tích dân chủ ở Indonesia theo cách tiếp cận này là “Sự suy tàn của nền Dân chủ Hiến Pháp ở Indonesia" (The Decline of Constitutional Democracy in Indonesia) của học giả Herbert Feith (1962). Công

trình này đã đề cập các vấn đề lịch sử, chính trị và dân chủ của Indonesia giai đoạn từ khi Indonesia giành lại nền độc lập vào tháng 12-1949 cho đến khi nền Dân chủ Chỉ Đạo được thiết lập (năm 1959). Công trình mở đầu bàn về "Di sản cách mạng" của Indonesia, sau đó lần lượt phân tích các vấn đề chính trị theo trình tự thời gian như: "Nội các Hatta, tháng 12-1949 đến tháng 8-1950: Chuyển giao và thống nhất", "Nội các thứ hai của Ali Sastroamidjojo, tháng 3-1956 đến tháng 5-1957: Sự lu mờ của các đảng chính trị và sự lớn dậy của những người thừa kế", hay "Sự bãi bỏ nền dân chủ Hiến Pháp" (năm 1957)... Mỗi giai đoạn lịch sử được tác giả nhìn nhận như một sự chuyển biến về tình hình chính trị và mức độ dân chủ để cuối cùng dẫn tới việc xóa bỏ nền Dân chủ Tự Do và ra đời nền Dân chủ Chỉ Đạo.

Cũng nghiên cứu nền dân chủ của Indonesia trong cùng thời kỳ lịch sử, Baladas Ghoshal vào năm 1982 đã công bố công trình nghiên cứu "Chính trị học Indonesia 1955 -1959: Sự hình thành của nền Dân chủ Chỉ Đạo" (Indonesian Politics 1955-1959: The Emergence of Guided Democracy). Trong công trình này, tác giả trình bày thực tế tình hình dân chủ ở Indonesia trong thập niên 1950 và nửa đầu thập niên 1960, trong đó đi sâu phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của nền Dân chủ Tự Do và vai trò của Tổng thống Soekarno trong việc thiết lập chế độ Dân chủ Chỉ Đạo (1959-1965).

Tình hình dân chủ trong những thời kỳ lịch sử tiếp theo của Indonesia như thời kỳ Trật Tự Mới (1966 - 1998) và thời kỳ Cải cách (từ năm 1998 đến nay) cũng được khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Có những công trình phân tích tình hình dân chủ ở Indonesia tập trung vào một giai đoạn ngắn, chẳng hạn như những năm cuối của chế độ Trật Tự Mới, như tập chuyên khảo “Sự sụp đổ của Soeharto” (The downfall of Soeharto) do Geoff Forrester và R.J. May (1998) chủ biên và cuốn “Cải cách - Khủng hoảng và sự đổi thay ở Indonesia ” (Reformasi - Crisis and Change in Indonesia) do Arief Budiman , Barbara Hatley và Damien Kingsbury (1999) biên tập. Các công trình bao g ồm các bài viết của nhiều tác giả, đề cập tới các vấn đề như khủng hoảng kinh tế, phong trào sinh viên, vai trò của giới quân sự, vai trò của tổ chức Islam Nahdlatul Ulama trong sự sụp đổ của chế độ Soeharto.

Một số công trình khác nghiên cứu lịch sử chính trị dân chủ trên cơ sở đánh giá, so sánh tình hình dân chủ giữa các thời kỳ lịch sử như "Dân chủ ở Indonesia trong thập niên 1950 và 1990" (Democracy in Indonesia: 1950s and 1990s) do David Bourchier và John Legge chủ biên (1994). Nếu thập niên 1950 đánh dấu sự

18

xác lập mô hình Dân chủ Tự Do cho Indonesia thì thập niên 1990 là quá trình đấu tranh để thiết lập lại và phát triển mô hình dân chủ đó. Những vấn đề chính trị và dân chủ ở hai thập niên này được trình bày qua các bài nghiên cứu cụ thể về sự sụp đổ của thể chế Dân chủ Tự Do, tình hình nhân quyền những năm 1956-1959, triển vọng dân chủ của Indonesia trong thập niên 1990… Sự kết nối các vấn đề dân chủ trong hai thập niên này cho thấy quá trình dân chủ hóa của Indonesia đã được khởi đầu từ những năm đầu độc lập, được tiếp nối ở thập niên 1990 và mở ra một triển vọng phát triển dân chủ bền vững hơn ở Indonesia.

Ngoài những công trình nêu trên, quá trình dân chủ của Indonesia còn được nhà sử học M.C. Ricklefs (2001) trình bày và phân tích qua công trình nổi tiếng "Lịch sử hiện đại Indonesia từ thế kỷ XIII" (A History of Modern Indonesia since c.1200). Trong công trình này, Ricklefs đã dành 6 chương (từ chương 19 đến chương 24) đề cập đến các thời kỳ dân chủ ở Indonesia, từ thời kỳ Thử nghiệm Dân chủ4 (1950-1957) sang thời kỳ Dân chủ Chỉ Đạo (1957-1965), tiếp đó là thập niên đầu của thời kỳ Trật Tự Mới (1965- 1975), thời kỳ phát triển đỉnh cao của Trật Tự Mới (1976-1988), thời kỳ Thách thức, Khủng hoảng và Sụp đổ của chế độ Trật Tự Mới (1989-98) đến thời kỳ hậu Soeharto (từ sau năm 1998). Các diễn biến dân chủ ở Indonesia được tác giả trình bày qua các sự kiện lịch sử chính trị diễn ra theo thời gian, qua đó phản ánh cả quá trình phát triển dân chủ của Indonesia kể từ sau độc lập.

Có thể nói, cách tiếp cận sử học đối với dân chủ ở Indonesia như một số công trình tiêu biểu nêu trên có đặc điểm chung là phân tích sự hình thành, suy vong cũng như tính chất dân chủ của các thể chế chính trị ở Indonesia qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Bên cạnh tiếp cận sử học, một xu hướng phổ biến trong nghiên cứu về dân chủ ở Indonesia là tiếp cận dân chủ từ lăng kính chính trị học kinh điển, tức là tìm hiểu vấn đề từ quan điểm chính trị học truyền thống, trong đó xem xét dân chủ từ cấu trúc thượng tầng như thể chế nhà nước, vai trò của hiến pháp và pháp luật, đặc điểm và vai trò của các đảng phái chính trị, các hoạt động bầu cử, vấn đề phân quyền ở các địa phương và mối quan hệ của thể chế nhà nước với lực lượng quân sự.

Những công trình nghiên cứu nổi bật theo xu hướng tiếp cận này có thể kể ra như chuyên luận "Bầu cử ở Indonesia" (Pemilihan Umum di Indonesia) do một

4Nhà sử học M.C. Ricklefs sử dụng tên gọi "Dân chủ Thử Nghiệm" để gọi thời kỳ 1950-1957. Trong khi đó, thời kỳ này còn được các nhà nghiên cứu gọi bằng nhiều tên gọi khác như Dân chủ Tự Do, Dân chủ Hiến Pháp hay Dân chủ Nghị Viện.

nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Indonesia (LIPI) công bố năm 1997. Công trình chủ yếu tập trung vào lý luận bầu cử như tính hợp pháp chính trị của bầu cử, tính đại diện của bầu cử và bầu cử với vấn đề giáo dục để từ đó soi vào cấu trúc bầu cử ở Indonesia trước khi chế độ Trật Tự Mới sụp đổ năm 1998. Công trình thiên về mô tả hình thức, quy chế bầu cử thời kỳ này mà không phân tích sâu sắc những điểm hạn chế vốn là đặc điểm nổi bật của hệ thống bầu cử thời kỳ Trật Tự Mới. Một công trình khác cũng đề cập đến hoạt động bầu cử ở Indonesia, nhưng ở giai đoạn sau năm 1998 là cuốn "Bầu cử và Chính trị ở Indonesia" (Elections and Politics in Indonesia) của học giả Leo Suryadinata (2002). Công trình phân tích tính đổi mới dân chủ trong hoạt động bầu cử những năm đầu của thời kỳ hậu Soeharto cũng như một số điểm yếu cần phải khắc phục. Ngoài ra, tình hình bầu cử ở Indonesia trong khoảng thập niên gần đây (gắn với các cuộc bầu cử năm 2004, 2009 và 2014) cũng được một số tài liệu khác đề cập và phân tích.

Bên cạnh vấn đề bầu cử, những hoạt động của bộ máy tổ chức nhà nước cũng là một khía cạnh biểu hiện mức độ dân chủ được một số nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn trong bài nghiên cứu "Thể chế chính trị chính thức " (Formal Political Institution), tác giả Ramlan Surbakti (1999) đã phân tích hoạt động và mối quan hệ giữa tổng thống, nội các, quốc hội và tòa án tối cao ở Indonesia thời kỳ Trật Tự Mới. Đặc điểm nổi bật của bộ máy tổ chức nhà nước Indonesia thời kỳ này là tổng thống có quá nhiều quyền lực, không chỉ chi phối nội các và tòa án tối cao mà còn chỉ đạo cả cơ quan lập pháp. Sau khi chế độ Trật Tự Mới sụp đổ, vai trò của cơ quan lập pháp đã thay đổi đáng kể. Chức năng và hoạt động của cơ quan này thời kỳ hậu Trật Tự Mới đã được Patrick Ziegenhain phân tích sâu trong công trình "Quốc hội Indonesia và Dân chủ hóa" (The Indonesian Parliament and Democratization) [Ziegenhain, 2008]. Công trình này cho thấy quốc hội Indonesia hiện nay ngày càng độc lập hơn và có vai trò quan trọng trong việc bàn thảo và quyết định các vấn đề kinh tế chính trị xã hội của đất nước.

Trong tiếp cận chính trị học đối với dân chủ ở Indonesia, vấn đề vai trò của giới quân sự trong nền chính trị xã hội là một khía cạnh được các học giả đặc biệt quan tâm. Trong tác phẩm “Hoạt động chính trị của giới quân sự và dân chủ hóa ở Indonesia” (Military politics and democratization in Indonesia), Jun Honna [Honna, 2003] đã chỉ ra vai trò to lớn của giới quân sự trong đời sống kinh tế chính trị xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn “Trật Tự Mới” (1966 -1998) như một nhân tố làm suy yếu nền dân chủ Indonesia. Trong khi phân tích về hoạt động của giới quân sự, Honna cũng đề cập đến tình hình vi phạm nhân quyền diễn ra rộng khắp ở Indonesia

20

với trách nhiệm chính thuộc về lực lượng quân đội. Do đó, việc loại bỏ vai trò của giới quân sự trong nền chính trị được tác giả đánh giá là một yếu tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt dân chủ của Indonesia thời kỳ hậu Trật Tự Mới. Cũng nghiên cứu về vai trò của giới quân sự, Harold Crouch trong bài nghiên cứu "Wiranto và Habibie: mối quan hệ quân sự - dân sự từ tháng 5 năm 1998" (Wiranto and Habibie: military-civilian relation since May 1998" [Crouch, 1999, tr.127-148], lại chú trọng phân tích mối quan hệ quyền lực giữa tổng thống Habibie và tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Indonesia Wiranto trong những năm 1998-1999, đồng thời đề cập đến những thay đổi bước đầu về vai trò của giới quân sự trong hệ thống chính trị Indonesia thời gian này.

Vấn đề dân chủ ở Indonesia còn được nhìn nhận từ góc độ tập trung hóa quyền lực của chính quyền trun g ương và sự phân quyền cho các đi ̣a phương . Cuốn “Phân quyền ở Indonesia - Thiết kế lại nhà nước” (Decentralisation in Indonesia – redesigning the state) của nhóm tác giả Mark Tunner, Owen Podger, Maria Sumardjono và Wayan K. Tirthayasa (2003) đã phân tích những chuyển biến trong chính sách phân quyền ở Indonesia trong thời kỳ hậu Trật Tự Mới (sau năm 1998). Tuy nhiên, thời điểm nghiên cứu của công trình mới dừng ở năm 2002, do đó chưa đề cập được những hạn chế và thách thức trong thực thi chính sách phân quyền ở Indonesia. Một công trình nghiên cứu khác xuất bản bằng bản ngữ có tiêu đề “Akuntabilitas dalam Otonomi Daerah” (Trách nhiệm giải trình trong tự trị khu vực) do nhà nghiên cứu về chính trị học nổi tiếng của Indonesia là Syamsuddin Haris (2002) chủ biên, lại đi sâu nghiên cứu trách nhiệm giải trình củ a chính quyền ở từng địa phương như Bắc Sulawesi, Bali, Yogyakarta, Tây Sumatra. Nghiên cứu này đã chỉ ra những thành công và thách thức trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các chính quyền địa phương và đánh giá thực trạng phân quyền trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Liên quan đến vấn đề dân chủ ở Indonesia, một nghiên cứu về "Hiến pháp Indonesia - một phân tích bối cảnh" (The Constitution of Indonesia - A Contextual Analysis) mới được công bố gần đây vào năm 2012 của hai tác giả Simon Butt và Tim Lindsey [Butt, 2012]. Các tác giả nghiên cứu nội dung các bản hiến pháp Indonesia trong mối quan hệ mật thiết với các vấn đề chính trị khác như bầu cử, quyền lực tổng thống, nội các, cơ quan lập pháp, tư pháp, vấn đề phân quyền và nhân quyền. Qua những phân tích của tác giả, tình hình và những biến động dân chủ ở Indonesia qua các thời kỳ phần nào được phản ánh.

Ngoài những vấn đề nêu trên, xu hướng tiếp cận chính trị trong nghiên cứu về dân chủ ở Indonesia còn đề cập đến một số vấn đề khác như đảng phái chính trị, nạn tham nhũng... Nhìn chung, cách tiếp cận chính trị học- lịch sử cho thấy những vấn đề dân chủ cơ bản theo quan điểm chính trị học nhà nước, nhưng ít thể hiện được vị trí, vai trò của người dân trong nền chính trị xã hội Indonesia. Do đó, gần đây, một cách tiếp cận mới về dân chủ đang được áp dụng. Đó là nghiên cứu dân chủ từ vai trò, vị trí của người dân, trong đó đặc biệt là vai trò của người dân thuộc giai cấp trung lưu và hoạt động của người dân thông qua các tổ chức xã hội dân sự.

1.1.3. Vấn đề vai trò giai cấp trung lƣu, xã hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa

Các nghiên cứu chính trị học về dân chủ gần đây ngày càng nhấn mạnh về mối liên hệ đặc biệt giữa đặc điểm và bản chất của một nền dân chủ với vai trò và mức độ tham gia của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự vào quản lý nhà nước. Điểm lại các công trình nghiên cứu về dân chủ ở Indonesia theo hướng tiếp cận này sẽ giúp làm sáng rõ hơn vấn đề mà nghiên cứu của chúng tôi sẽ đề cập đến.

Trước hết, phải thấy rằng những nghiên cứu dân chủ từ góc độ tiếp cận dân sự chưa được phát triển ở Việt Nam, dù những công trình nghiên cứu về xã hội dân sự đang xuất hiện trong nước ngày càng nhiều. Tương tự, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân chủ, giai cấp trung lưu và xã hội dân sự ở các nước ASEAN, trong đó có Indonesia, cũng còn khiêm tốn. Nếu như xã hội dân sự ở Thái Lan và Malaysia và một số hoạt động vận động dân chủ của khu vực này đã được nghiên cứu tương đối hệ thống trong công trình Xã hội dân sự ở Malaysia và Thái Lan [Lê Thị Thanh Hương,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình dân chủ hóa ở indonesia từ năm 1945 đến nay nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự luận án TS châu á học 62 31 50 10 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)