6. Kết cấu của luận án
3.3. Một số hạn chế của giai cấp trung lƣu Indonesia
Giai cấp trung lưu Indonesia mặc dù đóng vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia, tuy nhiên họ có một số hạn chế đặc thù làm ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò thúc đẩy dân chủ trong xã hội.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong những đặc điểm của giai cấp trung lưu Indonesia là xu hướng ngày càng đoàn kết và độc lập trong nội bộ giai cấp. Điều này thể hiện ở sự gia tăng tính đoàn kết độc lập của họ trong thời kỳ cải cách dân chủ hiện nay so với các thời kỳ trước cải cách. Do đó, nếu xét trong các thời kỳ trước cải cách, sẽ thấy rõ một trong những hạn chế tiêu biểu của giai cấp này là tính chia rẽ nội bộ giữa phần đông người Indonesia bản địa với người Indonesia gốc Hoa. Cộng đồng người Hoa có tỷ lệ người thuộc giai cấp trung lưu cao, nhưng do cộng đồng này chỉ chiếm khoảng 3% dân số Indonesia [Turner, 2003, tr.237], nên số lượng trung lưu người Hoa chiếm tỷ lệ khá ít trong giai cấp trung lưu cả nước. Sự mâu thuẫn, nghi kị giữa người Hoa và người bản địa đã xuất hiện từ thời kỳ thuộc địa khi các nhà buôn người Hoa có lợi ích gắn bó với thực dân Hà Lan, đối lập lại lợi ích của người dân bản địa. Trong thời kỳ Trật Tự Mới, chính sách kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của lực lượng trung lưu người Hoa. Rất nhiều người Hoa tham gia vào các hoạt động kinh doanh buôn bán và thành công hơn nhiều so với người bản địa. Đặc biệt, một bộ phận nhỏ người Hoa nhờ câu kết với giới cầm quyền Trật Tự Mới đã thao túng nhiều ngành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Indonesia. Tình hình này càng tạo nên sự mâu thuẫn giữa người bản địa với người Hoa nói chung cũng như giữa lực lượng trung lưu bản địa với lực lượng trung lưu người Hoa nói riêng. Thêm vào đó, chính sách phân biệt đối xử với người Hoa về mặt chính trị xã hội do chính quyền Trật Tự Mới đưa ra như yêu cầu người Hoa phải có thẻ chứng minh là công dân Indonesia, không được tổ chức lễ tết truyền thống, không được sử dụng tiếng Hoa trong trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng... khiến sự nghi kị của những người trung lưu
110
bản địa với trung lưu người Hoa thêm sâu sắc. Vì thế, người Hoa trung lưu (vốn chiếm đại bộ phận trong cấu trúc giai cấp của cộng đồng người Hoa và có sức mạnh về kinh tế) không muốn đoàn kết với người bản địa và thờ ơ với hoạt động chính trị. Do người Hoa trung lưu chủ yếu tham gia vào lĩnh vực kinh tế tư nhân hơn là các cơ quan nhà nước nên họ có khả năng độc lập về kinh tế cao. Thông thường khả năng tự chủ kinh tế là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của lực lượng trung lưu trong các xã hội tư sản, song ở Indonesia thời kỳ Trật Tự Mới, sự chia rẽ giữa lực lượng trung lưu người Hoa có khả năng kinh tế với lực lượng trung lưu bản địa đã làm suy giảm sức mạnh của giai cấp trung lưu. Nhà nghiên cứu Verena Beittinger - Lee cho rằng “chiến lược của Soeharto đối với cộng đồng người Hoa chỉ là một ví dụ về việc ông ta đã thành công như thế nào trong việc duy trì sự chia cắt và thành kiến trong xã hội Indonesia nhằm ngăn cản một giai cấp trung lưu mạnh nổi lên và gây nguy hiểm cho nền thống trị độc tài của ông ta” [Verena Beittinger - Lee, 2005, tr.96].
Sự chia rẽ trong giai cấp trung lưu Indonesia là một yếu tố làm hạn chế vai trò thúc đẩy dân chủ của giai cấp này trong một thời gian dài, đặc biệt là trong thời kỳ Trật Tự Mới. Sau khi chế độ Trật Tự Mới sụp đổ, như đã đề cập ở phần trên, sự chia rẽ này đã giảm bớt và xu hướng đoàn kết giữa lực lượng trung lưu bản địa với trung lưu người Hoa đang phát triển. Nhiều người Hoa trung lưu đã liên kết với người trung lưu bản địa trong cuộc đấu tranh ủng hộ cải cách dân chủ, thể hiện trong việc họ tham gia hoạt động chính trị tích cực hơn so với trước. Tuy nhiên, sự chia rẽ dù không còn sâu sắc như trước nhưng vẫn còn tồn tại trong giai cấp trung lưu Indonesia. Chừng nào sự chia rẽ này còn tồn tại thì còn làm hạn chế vai trò thúc đẩy dân chủ của giai cấp trung lưu Indonesia. Vì thế, mức độ và tốc độ hàn gắn trong mối quan hệ giữa trung lưu người Hoa và trung lưu bản địa trong thời gian tới ra sao sẽ có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình củng cố dân chủ trên quốc đảo.
Bên cạnh tính thiếu đoàn kết của giai cấp trung lưu, trong thời kỳ Trật Tự Mới, tính phụ thuộc của giai cấp này (nhất là trong bộ phận trung lưu bản địa) vào nhà nước cũng là một hạn chế căn bản khiến phong trào đấu tranh dân chủ phát triển chậm. Việc nhà nước có quyền thu thuế khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác dầu mỏ và vay các khoản nợ từ bên ngoài giúp nhà nước sở hữu nguồn tài chính lớn. Cơ chế bảo trợ với việc tổng thống và các quan chức quân sự, dân sự các cấp có vai trò như là “người bảo trợ” nắm quyền phân bổ nguồn tài chính này cho
các dự án đã buộc những người “được bảo trợ”, tứ c là người nhâ ̣n đươ ̣c dự án có nghĩa vụ trung thành và cung ti ến trở lại người bảo trợ ở trên. Chính cơ chế này tạo nên sự câu kết, bè phái cùng tệ nạn tham nhũng tràn lan và có hệ thống trong xã hội. Sự thao túng của chủ nghĩa bảo trợ và các nhóm quyền lực khiến nền kinh tế thị trường không được phát triển tự do theo đúng nghĩa, theo đó giai cấp tư sản cũng như giai cấp trung lưu không thể phát triển mạnh và độc lập. Phần lớn các nhà hoạt động doanh nghiệp phải tuân theo cơ chế bảo trợ để có thể giành được những dự án kinh doanh, khai thác hoặc vay vốn ngân hàng. Lực lượng chuyên gia, công chức muốn tồn tại và đảm bảo quyền lợi kinh tế và cơ hội phát triển của mình cũng không thể tách rời các cơ quan nhà nước hay các công ty đang hưởng bảo trợ từ cấp trên. Theo cách thức đó, họ bị phụ thuộc nhà nước và phải trung thành và ủng hộ cho chế độ. Trong khi đó, về mặt chính trị, nhà nước Trật Tự Mới mang đặc thù của một thể chế quân sự độc tài sẵn sàng đàn áp mọi tư tưởng và hoạt động đối lập. Do sự áp chế này, đại bộ phận giai cấp trung lưu muốn bảo đảm sự an toàn cho cá nhân và gia đình mình nên không muốn tham gia các hoạt động chính trị đối lập, vì thế trở nên thụ động trước các vấn đề chính trị xã hội đất nước.
Sự thiếu độc lập về mặt kinh tế và tư tưởng chính trị của giai cấp trung lưu là một yếu tố góp phần khiến phong trào cải cách dân chủ diễn ra yếu và chậm trong phần lớn thời kỳ Trật Tự Mới. Khác với giai cấp công nhân, nông dân, sinh viên và dân nghèo, trong các thời kỳ độc tài trước đây, dù nhiều người trong giai cấp trung lưu Indonesia bất mãn với chế độ nhưng họ ít có các hoạt động phản kháng mạnh mẽ. Điều này có thể giải thích là giai cấp trung lưu có đời sống vật chất ổn định hơn các giai cấp thấp khác, do đó họ e ngại việc đấu tranh quyết liệt với chính quyền sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của họ và gây rối loạn xã hội. Một doanh nhân đã chia sẻ rằng trong thời kỳ Trật Tự Mới, dù ông bất mãn với hiện trạng chuyên quyền và tham nhũng của giới quan chức và lực lượng quân sự, nhưng ông không muốn phong trào c ải cách diễn ra vì lo ngại những bất ổn xã hội có thể đe dọa công việc làm ăn và cuộc sống gia đình66
. Trong thời kỳ Cải cách Dân chủ hiện nay, giai cấp trung lưu đã tham gia phong trào dân chủ mạnh mẽ hơn, tuy nhiên những hoạt động mang tính đấu tranh quyết liệt của họ vẫn còn hạn chế. Dù chưa hài lòng về tình trạng tham nhũng tràn lan và nhiều bất công xã hội còn đang tồn tại, nhưng giai cấp
112
trung lưu Indonesia ít biểu hiện bằng các hoạt động biểu tình mạnh mẽ. Phương tiện đấu tranh chủ yếu của họ vẫn là thông qua báo chí và lên tiếng qua các tổ chức xã hội dân sự. Mặc dù biểu tình không phải là một hoạt động nên được khuyến khích, song các hoạt động này đôi khi cần thiết vì nó tạo ra sức ép xã hội lớn để các cải cách dân chủ được triệt để và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cũng cần nói thêm một thực tế là chính giai cấp trung lưu Indonesia đang ngày càng đòi hỏi sự minh bạch và dân chủ cao hơn trong xã hội, nhưng một bộ phận không nhỏ trong số họ lại đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế chính trị xã hội mang tính phi minh bạch. Điều này thể hiện qua nạn tham nhũng vẫn đang phổ biến ở các cơ quan công quyền, ở việc chạy dự án kinh tế... mà những người trung lưu là một bộ phận thiết yếu trong các tổ chức và hoạt động đó. Ngay ở các tổ chức phi chính phủ, lĩnh vực được coi là khu vực hoạt động đặc thù của giai cấp trung lưu và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Indonesia, nhưng tình trạng thiếu minh bạch về quản lý và tài chính ở nhiều tổ chức vẫn là một hiện tượng đang diễn ra.
Một số hạn chế đã và đang tồn tại của giai cấp trung lưu Indonesia như đã nói ở trên làm ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình đấu tranh ủng hộ và thúc đẩy dân chủ của giai cấp trung lưu nói riêng và của người dân Indonesia nói chung trong lịch sử Indonesia. Tuy nhiên, hạn chế này cũng là hiện tượng tất yếu xuất phát từ vấn đề lịch sử, từ sự đa dạng dân tộc tôn giáo và những điều kiện kinh tế chính trị xã hội của một quốc gia đang trong quá trình phát triển như Indonesia. Điều quan trọng là chính bản thân giai cấp trung lưu cần phải ý thức về các hạn chế của mình và có những nỗ lực cũng như biện pháp khắc phục nó. Đó sẽ là động lực cho chính bản thân giai cấp trung lưu và các giai cấp xã hội khác tham gia tích cực hơn vào quá trình cải cách và củng cố dân chủ hiện nay ở Indonesia.
Tiểu kết
Giai cấp trung lưu Indonesia có cơ sở hình thành từ thời kỳ Indonesia còn là thuộc địa của thực dân Hà Lan từ cu ối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhưng chỉ phát triển thành một giai cấp xã hội vào thời kỳ Trật Tự Mới (1966-1998) khi quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển kinh tế giúp nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, trong đó đặc biệt là bộ phận lao động có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp, nhưng cũng đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ. Đây là điều kiện làm gia tăng số lượng cũng như vị thế của lực lượng trung lưu và đưa lực lượng này trở thành một giai cấp xã hội. Tuy vậy, cho đến cuối thời kỳ Trật Tự Mới, giai cấp trung lưu Indonesia vẫn chưa phải là một giai cấp mạnh và đông đảo. Từ sau khi chế độ Trật Tự Mới sụp đổ cho đến nay, giai cấp trung lưu đã phát triển mạnh lên, gia tăng về số lượng cũng như vai trò đối với sự phát triển kinh tế chính trị xã hội của đất nước, trong đó đáng lưu ý là vai trò thúc đẩy quá trình cải cách và củng cố dân chủ của đất nước.
Trong quá trình phát triển, giai cấp trung lưu Indonesia ngoài những đặc điểm chung của giai cấp trung lưu toàn cầu còn có những đặc điểm riêng phản ánh điều kiện lịch sử xã hội đặc thù của Indonesia. Đó là bản sắc Islam ôn hòa của đại bộ phận giai cấp trung lưu và xu hướng ngày càng đoàn kết, độc lập hơn trong nội bộ giai cấp.
Những hoạt động thúc đẩy dân chủ của giai cấp trung lưu Indonesia được thể hiện qua ba lĩnh vực hoạt động chính là truyền bá tư tưởng dân chủ, tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự và các hoạt động dân chủ. Những hoạt động này là cơ sở để khẳng định giai cấp trung lưu có vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia trong cả các thời kỳ chính trị độc tài cũng như trong thời kỳ cải cách dân chủ hiện nay. Trong các thời kỳ độc tài, giai cấp trung lưu Indonesia mặc dù không tham gia phong trào đấu tranh ủng hộ dân chủ một cách quyết liệt với tư cách một giai cấp xã hội, nhưng một bộ phận tinh hoa trong giai cấp này lại đóng vai trò là lực lượng định hướng, dẫn dắt xã hội theo con đường dân chủ hóa. Đến thời kỳ Cải cách Dân chủ từ năm 1998 đến nay, giai cấp trung lưu Indonesia đã có bước chuyển mình về nhận thức tư tưởng dân chủ và tham gia nhiệt tình hơn vào hoạt động củng cố dân chủ, trở thành một trụ cột thiết yếu của quá trình dân chủ hóa đất nước. Phần
114
đông trong số họ hiện nay đều thể hiện rõ ràng thái độ ủng hộ tích cực đối với tiến trình cải cách dân chủ đang diễn ra hiện nay ở Indonesia.
Trong quá trình phát triển, giai cấp trung lưu Indonesia có những hạn chế nhất định khiến họ không phát huy hết được khả năng đóng góp của mình cho cuộc đấu tranh ủng hộ dân chủ trong nước. Những hạn chế của họ từng tồn tại chủ yếu trong các thời kỳ trước năm 1998 như tính thiếu đoàn kết, thiếu độc lập và thiếu tinh thần đấu tranh quyết liệt. Còn trong thời kỳ cải cách dân chủ hiện nay, những dính líu của một bộ phận trung lưu với hiện trạng tham nhũng đang phổ biến ở Indonesia cũng là một hạn chế khiến cải cách dân chủ chưa mang lại chuyển biến đột phá trong vấn đề đảm bảo tính minh bạch trong xã hội. Để Indonesia có thể đi đến một trình độ dân chủ cao hơn và nhanh hơn nữa, giai cấp trung lưu cần phải có ý thức và biện pháp khắc phục các hạn chế của bản thân mình, đồng thời tiếp tục tham gia tích cực hơn trong phong trào củng cố dân chủ đang diễn ra sau khi những cải cách thể chế dân chủ được thực hiện.
CHƢƠNG 4
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA
Xã hội dân sự Indonesia , như đã được đề câ ̣p trong chương trước , có mối quan hê ̣ mâ ̣t thiết với sự phát triển của giai cấp trung lưu . Tuy nhiên, không phải chỉ có giai cấp trung lưu, mà nhiều giai tầng xã hội khác cùng góp phần tạo nên sự phát triển của xã hô ̣i dân sự. Cùng với giai cấp trung lưu , xã hội dân sự thường được coi là những nhân tố có vai trò q uan tro ̣ng tác đô ̣ng tới quá trình dân chủ hóa trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i. Trên cơ sở này, chương 4 sẽ tiếp tục nghiên cứu và đánh giá về vai trò của xã hội dân sự đối với quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ năm 1945 cho đến nay. Như đã phân biệt ở chương 1, do có sự khác biệt nhất định giữa hai khái niệm "xã hội dân sự" và "các tổ chức xã hội dân sự", trong chương này chúng tôi tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể sẽ sử dụng thuật ngữ "các tổ chức xã hội dân sự" hay "xã hội dân sự" để phản ánh đúng mức độ phát triển và đóng góp của lĩnh vực này trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia.
4.1. Sự hình thành xã hội dân sự ở Indonesia