Ảnh hưởng đến lĩnh vực tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của minh mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến việt nam dưới triều nguyễn (Trang 132 - 180)

3.3 .Tư tưởng bảo vệ chủ quyền quốc gia và văn hóa truyền thống

3.3.3 .Tư tưởng củng cố Chính đạ o Nho giáo

4.4. Ảnh hưởng đến lĩnh vực tư tưởng

Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh đến giáo dục là rất rõ ràng nên đã được nhiều công trình xem xét, đánh giá cả mặt đóng góp và hạn chế như phần tổng quan đã trình bày. Bởi vậy trong luận án chúng tôi dành đi sâu phân tích thêm ảnh hưởng đó trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng Chính đạo hay Tà đạo mà thôi. Xét trong tiến trình lịch sử Nho giáo Việt Nam, có thể thấy rằng đầu thế kỷ XIX, kế thừa Gia Long, Minh Mệnh một lần nữa đã đánh một dấu mốc trong việc tái xác lập vị thế chủ đạo Nho giáo làm bệ đỡ ý thức hệ cho vương triều Nguyễn nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.

Theo đánh giá của một số học giả trước đây, Minh Mệnh và các vua triều Nguyễn đã tỏ ra bảo thủ, phản động, thối nát khi khôi phục lại vị thế Nho giáo vốn mất đi sinh khí từ thế kỷ trước. Tuy nhiên, theo các tư liệu mới được công bố rộng rãi như trên đã phân tích, nếu xét bối cảnh lịch sử cụ thể trong và ngoài nước, điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa - tinh thần của nửa đầu thế kỷ XIX thì có thể thấy rằng, tư tưởng chính trị - xã hội chịu ảnh hưởng Nho giáo của Minh Mệnh vẫn chứa đựng những giá trị tích cực của nó. Hơn nữa, trong điều kiện thực tiễn lúc bấy giờ là chưa có cơ sở xã hội cho một hệ tư tưởng mới ra đời thì Nho giáo vẫn được xem là lựa chọn khả dĩ nhất. Đặc biệt, trong tình thế đối đầu với Công giáo và chủ nghĩa thực dân mà các vua Nguyễn phải nhận thức lại về Chính Đạo, thì ít nhiều họ cũng đã góp phần khẳng định giá trị bản sắc văn hóa dân tộc phương Đông khi tiếp xúc với phương Tây. Qua các di thảo của Minh Mệnh và Tự Đức ta thấy có sự chuyển biến trong tư tưởng của Minh Mệnh và Tự Đức. Song về cơ bản, cả hai ông đều đề cập tới nội dung Chính Đạo với các nội dung là luân thường Nho học.

Nếu như Minh Mệnh vẫn coi ‘Chính học là học đạo Khổng Mạnh’ để đạt Thiện, tạo Phúc thì Tự Đức lại phê phán cả khía cạnh duy chí, duy tâm chí thiện của Mạnh tử:

Không kể lời của Mạnh tử còn chưa được thuần túy ngay như bộ “Trung dung”, các nhà Tống Nho cho là sách then chốt của việc truyền đạo, thế mà trong sách ấy có nhiều chỗ khả nghi. Như chỗ “Đạo người quân tử rộng mà ẩn” đến những chỗ nói cái lớn cái nhỏ và những lời khen ngợi ở chương cuối cùng đều giống lời lẽ của Lão, Trang, không giống với lời của Khổng tử đã nói: “Đạo không xa người” [22, tr. 68].

Ông cho rằng Mạnh Tử ‘dường như cho mình hơn Khổng tử’ khi Mạnh Tử nói: “Trời chưa muốn cho thiên hạ bình trị, nếu trời muốn cho thiên hạ bình trị thì đời này không dùng ta thì dùng ai?” [22, tr. 70] nhưng ông lại phê phán Mạnh tử ‘không làm được như Khổng tử’ ở điểm “trong 3 tháng làm chính sự đã có thành hiệu” [22, tr. 70]. Ông có vẻ đề cao Luận ngữ hơn sách Mạnh Tử.

Có thể thấy rằng, cũng như Minh Mệnh, Tự Đức cho rằng chỉ có một đạo mà toàn thiên hạ đều phải học mà thôi: “Cho nên nhất định phải nói rằng: Ngoài nhân luân ra không có đạo” [22, tr. 33]. Đạo mà ông nói đến ở đây chính là đạo làm người theo Nho giáo. Tự Đức lập luận rằng, các ông tổ của mỗi đạo đều là người nên ắt hẳn họ không thể không theo “đạo làm người” ấy. Ông viết:

“Lão tử vẫn có làng mạc, có con cháu, Thích giả vẫn có cha mẹ, sách của Gia tô có nói rằng: “Nước có vua, nhà có gia trưởng, con có cha.... Như thế thì bọn họ cũng đều biết “có” cả, mà lại nói không... Con người đã không phải là con người của mình, của cải cũng không phải là của cải, chia mình thì cả trời đất muôn vật cũng không thể có vị trí, có sinh dục được nữa. (…) Đất phân biệt nhưng dân không phân biệt. Truy nguyên mà nói, loài người cũng chỉ là một mà thôi...” [22, tr. 33].

Điều này cũng có nghĩa, nhân loại đều chung một tổ, thì rõ ràng việc xác định cần phải giữ gìn, duy trì và phổ biến Chính Đạo Nho giáo là điều tự nhiên dễ hiểu.

Trong việc xây dựng Chính đạo, Tự Đức kế thừa quan niệm của Minh Mệnh về Trời, Thiên mệnh nhưng lô gic triển khai có sự khác biệt. Ở Minh Mệnh, ta thấy Chính đạo có kết cấu như sau: Đạo trời - Đạo làm vua - Đạo làm

quan - Đạo làm dân. Còn ở Tự Đức, Chính đạo được xây dựng từ các khái niệm cơ bản sau: Thiên - Thiên đạo - Thiên mệnh - Thánh nhân - Nhân luân.

Trong tác phẩm có tính lý luận Đạo biện, Thiên được Tự Đức gọi là Trời.

Tự Đức giải thích quan niệm của ông về Trời như sau: “Trời chỉ là một khí thanh mà thôi... Sinh sinh hóa hóa là lẽ tất nhiên không thể coi là mông mênh không bờ bến, cho nên phải qui cái Lý ấy là “Trời”. Vậy thì Trời cũng chẳng qua là Khí và Lý mà thôi. Nói về Khí làm thể trạng thì gọi là Trời, nói về Lý làm chủ tể thì gọi là Đế. Nhưng cũng chỉ là một mà thôi...” [22, tr. 42]. Từ quan điểm cho rằng Thiên là sự vận động tất yếu của Khí còn những cách gọi tên sự vận động sinh hóa tất yếu ấy có thể khác nhau, Tự Đức dường như có lúc đứng ở lập trường duy vật. Trên cơ sở quan niệm về Trời như vậy, Tự Đức đi đến xác lập quan niệm về Đạo. Theo ông, Đạo có nguồn gốc từ Trời hay còn gọi là Đạo Trời. Đạo Trời có vai trò là khởi nguyên của vạn vật, là quy luật sinh hóa của tự nhiên: Nguyên từ gốc, đạo là đạo trời. Trời có nói gì đâu, có làm gì đâu. Không tiếng không hơi, do đâu mà biết được là đạo? Nhưng bốn mùa vẫn luân chuyển, vạn vật vẫn sinh dục, dường như trời có chủ trương làm ra các việc ấy, đó chả phải là trời ư? [22, tr. 29].

Bên cạnh đó, Tự Đức xem xét Đạo Trời trong mối quan hệ với con người. Theo ông, Đạo được thể hiện thông qua con người. Trời sinh ra con người, trong đó có Thánh nhân. Thánh nhân dựa vào quy luật của trời để tạo ra thức ăn, quần áo, chữ nghĩa, luật, lịch, phép tĩnh điền, nghệ thuật, tên gọi, chức nghiệp, đảm bảo cho đời sống của con người:

Lại do đâu mà thấy được là đạo? Nếu không có loài người thì đạo bám víu vào đâu mà thể hiện ra: “Không có mệnh trời thì đạo không phát hiện ra

được, không có thánh nhân thì đạo không sáng tỏ, không có nhân luân thì đạo không đứng vững” [22, tr. 31].

Như vậy, Đạo Trời được phát hiện ra là do mệnh trời, và chỉ có thánh nhân mới hiểu được mệnh trời, qua đó đạo được sáng tỏ, và đạo biểu hiện cụ thể trong đời sống thì chính là “nhân luân”. Nói cách khác, Thánh nhân là bậc cao quý nhất trong loài người do bởi thánh nhân vừa là hiện thân của Thiên đạo, vừa là người lãnh nhận trách nhiệm thay Trời thực hiện Đạo trời. Thánh nhân do đó là người hiểu được Thiên đạo lẫn Nhân đạo.

Một mặt trong Đạo biện, Tự Đức khẳng định vai trò tích cực của con

người trong việc hoàn thiện Đạo Trời, mặt khác ông lại chưa thoát khỏi khái niệm Số mang tính bi quan, yếm thế: “Xưa nay nói “mệnh” có 2 đường là “Lý” và “Số”. Lý là căn cứ vào luân thường... còn Số là sự chết sống họa phúc mọi người đều phải trải qua. Số đã không do bản thân mình làm ra được thì còn cần gì phải cầu nữa” [22, tr. 49].

Trong câu nói trên, Tự Đức xác định Số là “cái mà con người không thể thay đổi được” và đây là cơ sở nhận thức để ông phê phán sự cầu cúng hay cầu nguyện của các tôn giáo hay đạo khác, trong đó ông chỉ trích đạo Công giáo với giáo lý “tử, sinh, họa, phúc, thiên đường, địa ngục” là “nhặt mót cái cặn bã của nhà Phật”. Quan điểm này của ông có tính cực đoan “duy Nho” hơn so với Minh Mệnh. Mặc dù Minh Mệnh cũng đặt Thiện là Tính lý, là Thiên tính và là cái đích cuối cùng để con người Toàn Thiện, rèn luyện mình bằng luân lý sẽ đạt được, nhưng với thái độ khuyến Thiện của mình. Minh Mệnh cho rằng “làm nhiều điều thiện thì sẽ có phúc”, tức là con người ít nhiều có khả năng thay đổi “Số” của mình. Nhưng đến Tự Đức với thái độ

xác định “Số” là cái không do con người định đoạt, Tự Đức đã triệt tiêu cả khả năng cả khả năng có thể thay đổi “Số” ở con người.

Tuy nhiên, ở đây kế thừa có phát triển nên trong tư tưởng Tự Đức đã bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống lý luận, khái niệm của Minh Mệnh về Chính Đạo ở chỗ theo ông, con người vốn dĩ đã có Đạo ngay trong mình, mà ông nói đó là Thiện, là Tính. Ông nhìn nhận sự phát triển của Chính Đạo của xã hội loài người là sự phát triển của quá trình nhận thức về Đạo: “Đạo làm người bắt đầu từ vợ chồng, thánh nhân đặt ra lễ giá thú. Từ đó mới có cha con, vua tôi, anh em, bạn bè. Nhân, nghĩa, trí, tín do đó mới sáng tỏ, lễ nhạc hình chính do đó mới hoàn bị, trời đất được yên ngôi, muôn vật được sinh dục” [22, tr. 30].

Vậy là với Tự Đức, khái niệm Thiên đạo được hoàn thiện ở con người khi thông qua mối quan hệ gia đình rồi tiếp đó là các quan hệ khác. Khởi điểm về Đạo làm người của Tự Đức như thế là có kế thừa và phát triển tư tưởng Minh Mệnh. Nó xuất phát từ quan điểm đồng nhất Nhà với Nước và Hiếu với Trung, đây là chỗ thế giới quan cũng là lịch sử quan và xã hội quan của Nho giáo thời Nguyễn nói chung được Tự Đức nâng cao. Ông dẫn câu

trong Tự quái truyện của Kinh Dịch để nói về điều này: “Có trời có đất rồi

mới có muôn vật, có muôn vật rồi mới có trai gái, có trai gái rồi mới có vợ chồng, có vợ chồng rồi mới có cha con, có cha con rồi mới có vua tôi, có vua tôi rồi mới có trên dưới, có trên dưới rồi lễ nghĩa mới có nơi xếp đặt” [22, tr. 30].

Tự Đức cho rằng, đối với con người thì Đạo làm người có khởi điểm là quan hệ vợ chồng rồi mở rộng ra thành quan hệ cha con, vua tôi, anh em, bạn bè. Đó cũng chính là Đạo nhân luân mà ông đề cập đến. Mặt khác, ông cũng quan niệm Thánh nhân là người được Trời sinh ra để giao phó cho việc giáo

hóa dân chúng nên Thánh nhân là bậc cần phải được kính trọng và tế lễ, cùng với kính trời và kính cha mẹ. Đến đây ta thấy Tự Đức đưa ra lý do hợp lý để yêu cầu dân chúng Đại Nam phải “trung hiếu” với triều đình.

Khác với tinh thần giáo hóa, khuyên nhủ và khuyến khích thực thi các

chuẩn mực cụ thể trong Thập huấn điều của Minh Mệnh, trong Đạo biện, Tự

Đức không bàn cụ thể về những phạm trù của luân thường mà trong quá trình luận biện về Đạo, ông xác định khởi điểm của Đạo làm người là đạo vợ chồng. Ông bàn sâu nội dung cụ thể của Nhân đạo như sau: “Trời bầy ra “điển”, thánh nhân sửa sang 5 “điển” làm cho 5 điển được thuần hậu; trời đặt ra “lễ”, thánh nhân thực hiện 5 lễ, làm cho 5 lễ có tác dụng, trời thưởng người có đức, thánh nhân đem 5 phục sắc để biểu dương 5 hạng thường, trời phạt kẻ có tội, thánh nhân đem 5 hình phạt áp dụng cho 5 thứ tội” [22, tr. 30].

Như vậy Nhân đạo ở Tự Đức trình bày trong Đạo biện có tính hệ thống

chặt chẽ hơn so với đạo làm người của Minh Mệnh. Nhân luân theo quan niệm của Tự Đức mở rộng từ các luận điểm mang tính đạo đức (điển) sang lễ, phục, tội, nó bao quát từ đạo đức cho tới phong tục tập quán và cả việc giữ gìn an ninh trật tự của một xã hội.

Tóm lại, ảnh hưởng tư tưởng chính trị - xã hội từ Minh Mệnh đến Thiệu Trị, Tự Đức đã thể hiện ở việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống quan niệm về Chính Đạo - Đạo làm người, được bộc lộ rõ trong cuộc đụng độ tư tưởng Chính đạo - Tà đạo, trong sự truyền bá giáo lý Công giáo và sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây. Xét trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX, sự giao lưu tiếp xúc Đông - Tây đã chuyển sang giai đoạn chiến tranh, xâm lược thuộc địa thì việc tiếp tục khẳng định các giá trị cốt lõi của Chính Đạo của các vua Nguyễn mặc dù hoàn toàn thất bại nhưng không phải là hoàn toàn không

có ý nghĩa gì. Đặc biệt là trong hoàn cảnh các nước Châu Á theo Nho giáo, ở giai đoạn này đang bị đặt trước tình thế cấp bách, đó là nguy cơ mất chủ quyền đất nước và bị vong bản. Do đó, trong tình huống ấy, sự xác lập các nội dung cơ bản của Chính đạo từ Minh Mệnh đến Tự Đức còn có chứa đựng ý nghĩa sâu xa, góp phần khẳng định tính độc lập tự chủ, bản sắc văn hóa của dân tộc, đó là điều chúng tôi tập trung phân tích nổi bật.

Tiểu kết chương 4

Qua các phân tích trên đây cho thấy những ảnh hưởng to lớn của tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh đến các vị vua tiếp theo của triều Nguyễn. Ông đã đặt nền tảng xác lập chế độ quân chủ tập quyền theo mô hình, chuẩn mực của Nho giáo Việt Nam, trong đó vẫn có những ảnh hưởng tích cực nhất định tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của dân chúng Đại Nam. Đồng thời chúng tôi nhất trí với các nhận định đã được thống nhất là cần thấy rằng nó để lại những hạn chế nghiêm trọng cùng những ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực cơ bản: kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng, cá vấn đề đối nội, đối ngoại. Trong đó, chúng tôi đặc biệt phân tích những ảnh hưởng từ thái độ với Công giáo của Minh Mệnh tới triều đại Thiệu Trị và Tự Đức.

Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng tư tưởng chính trị - xã hội cùng với thiết chế phong kiến mà Minh Mệnh thiết lập cũng chỉ là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể vừa là sản phẩm của tiến trình lịch sử phương Đông. Do đó, nó cũng có những giới hạn, hạn chế, mâu thuẫn nội tại do chính thời đại và tính chất văn hóa phương Đông quy định nên để đi đến những nhận thức đầy đủ hơn, phải có một sự đầu tư

KẾT LUẬN

1. Những điều kiện khách quan và chủ quan đặt ra yêu cầu cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh cho ta thấy rằng đó là sản phẩm tinh thần tất yếu đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển xã hội và tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam trong thế kỷ XIX. Tuy nó tiếp tục chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng đó là thứ Nho giáo đã Việt hóa, gắn liền nhu cầu hoàn thiện tiến trình tư tưởng dân tộc. Kế tục truyền thống dân tộc, Minh Mệnh đã chủ động không ngừng tiếp biến các nội dung, khái niệm của Nho giáo dần thích ứng với bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời sử dụng Nho giáo thành phương tiện để giành lại và giữ vững chủ quyền độc lập. Tiếp nối mạch nguồn tư tưởng yêu nước của các cá nhà nho trước đó, Minh Mệnh có ý thức tiếp tục giữ vững chủ quyền đất nước, vận dụng chủ động các chuẩn mực đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của minh mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến việt nam dưới triều nguyễn (Trang 132 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)