3 Ngân sách cấp tỉnh cho biến đổi khí hậu
3.3 Tổng ngân sách cho BĐKH của 29 tỉnh thành
Nhờ kết hợp dữ liệu của 29 tỉnh thành, ta có một phân tích khái qt hơn về xu hướng chung trong kế hoạch ngân sách đầu tư cho khí hậu của các tỉnh từ năm 2016 đến năm 2020 (Hình 3.1). Ngân sách trung bình cho BĐKH trong giai đoạn nghiên cứu rơi vào khoảng 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức ngân sách này tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2016 - 2020, từ khoảng 15.000 tỷ đồng năm 2016 lên gần 24.000 tỷ đồng vào năm 2020.
48
Hình 3.1 - Tổng hợp ngân sách đầu tư cho BĐKH của 29 tỉnh thành từ năm 2016 đến năm 2020
với hai nguồn vốn chính là ODA và trong nước (số liệu trong ngoặc đơn phía trên cùng là % tổng ngân sách đầu tư của tỉnh tính theo ngân sách đầu tư cho BĐKH).
Ngân sách cho BĐKH tăng hàng năm chủ yếu do mức đầu tư ODA tăng. Vốn ODA tăng từ 3.800 tỷ đồng lên 10.900 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020. Điều này đồng nghĩa với việc ngân sách đầu tư cho BĐKH bằng vốn ODA tăng từ 24% năm 2016 lên 46% vào năm 2020. Ngược lại, ngân sách đầu tư trong nước phần lớn ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Do nguồn vốn ODA ngày càng tăng, phần đóng góp của vốn đầu tư trong nước trong ngân sách đầu tư cho BĐKH giảm từ 76% năm 2016 xuống 54% vào năm 2020.
Ngân sách đầu tư cho BĐKH dao động khoảng trong 20% tổng ngân sách đầu tư của tỉnh, mặc dù năm 2018 có thấp hơn một chút (16,5%). Đầu tư trong nước cho BĐKH tăng chậm hơn ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, đầu tư ODA tăng nhanh hơn mức tăng chung của ngân sách tỉnh, nhờ đó, phần vốn cho BĐKH trong tổng ngân sách tỉnh gần như không đổi. Tổng ngân sách đầu tư cho BĐKH của 29 tỉnh ngày càng phụ thuộc vào ODA do có xu hướng giảm vốn tương đối trong đầu tư trong nước cho BĐKH so với ODA.
Việc phân bổ đầu tư cho thích ứng và giảm nhẹ vẫn tương đối ổn định với hơn 90% vốn được phân bổ cho các dự án chỉ phục vụ mục tiêu thích ứng trong tất cả các năm nghiên cứu (Hình 3.2). Gần như tồn bộ ngân sách cịn lại về BĐKH (6 - 10%) được phân bổ cho các dự án kết hợp hai mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ. Đầu tư cho dự án giảm nhẹ được thực hiện đều đặn hàng năm nhưng chỉ ở mức rất nhỏ và chỉ chiếm dưới 1,2% ngân sách cho BĐKH.
49
Hình 3.2 - Phân bổ ngân sách đầu tư về BĐKH tại 29 tỉnh cho các dự án thích ứng, giảm nhẹ và kết
hợp thích ứng và giảm nhẹ từ năm 2016 đến năm 2020.
Hình 3.3 - Mức phân bổ ngân sách đầu tư cho BĐKH tại 29 tỉnh thành cho các Nhiệm vụ thực hiện
đầu tư ứng phó với BĐKH.
1406.42 879.09 2380.9 2172.17 1344.07 1270.31 573.19 387.16 49.93 49.03 2598.44 2688.97 830 427.79 896.13 33.1 125.67 305.65 0.1 68.4 0 500 1000 1500 2000 2500 3000
CCD1.1 – Bảo vệ bờ biển và đê ven biển CCD1.2 – Xâm nhập mặn CCD1.3 – Thủy lợi CCD1.4 – Đê sông và kè biển CCD1.5 – Chất lượng và nguồn cung cấp nước CCD1.6 – Phát triển nông thôn và an ninh lương thực CCD1.7 – Phát triển rừng CCD1.8 – Đánh bắt cá & thủy sản CCD1.9 – Đa dạng sinh học & bảo tồn CCD2.1 – Y tế công & dịch vụ xã hội CCD2.2 – Tính chống chịu của các khu vực thành phố CCD2.3 –Giao thông CCD2.4 – Quản lý chất thải CCD2.5 – Cơ sở hạ tầng chuyên biệt chống chịu thiên …
CCD2.6 – Tăng cường hạn chế và quản lý rủi ro do … CCD3.1 – Sản xuất năng lượng CCD3.2 – Hiệu quả năng lượng CCD3.3 – Cơ sở hạ tầng và xây dựng CCD3.4 – Công nghiệp & thương mại CCD3.5 – Du lịch
Mức chi trung bình hàng năm (2016 -2020, tỷ đồng)
Cá
c n
hiệm
vụ C
50
Nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó với BĐKH chiếm hơn 99% ngân sách; hơn một nửa ngân sách CCD được phân bổ cho bốn nhiệm vụ: GTVT (CCD2.3), Tính chống chịu của các khu vực thành phố và dân cư (CCD2.2), Thủy lợi (CCD1.3) và Đê sông và kè biển (CCD1.4).
Phần lớn ngân sách đầu tư cho BĐKH được dùng để thực hiện các hành động liên quan đến Thực hiện đầu tư ứng phó với BĐKH (CCD) thay vì Chính sách và Quản lý nhà nước (PG) và Khoa học, Xã hội và Cơng nghệ (ST). Nhóm CCD chiếm hơn 99% ngân sách trong giai đoạn 2016 - 2020. Các khoản đầu tư rất đa dạng và trải đều trên tất cả các nhiệm vụ CCD (Hình 3.3). Bốn nhiệm vụ chính nhận được hơn 2.000 tỷ đồng mỗi năm của 29 tỉnh là: CCD2.3 (GTVT, 14,5% tổng ngân sách cho BĐKH), CCD2.2 (Tính chống chịu của các khu vực thành phố và dân cư, 14,1%), CCD1.3 (Thủy lợi, 12,9%) và CCD1.4 (Đê sông và kè biển, 11,7%). Bốn nhiệm vụ CCD này chiếm hơn một nửa ngân sách đầu tư cho BĐKH.
Mức phân bổ cho ba nhiệm vụ CCD khác dao động từ 1.000 đến 2.000 tỷ đồng mỗi năm: CCD1.1 (Bảo vệ bờ biển và đê ven biển, 7,6%), CCD1.5 (Chất lượng và nguồn cung cấp nước, 7,3%) và CCD1.6 (Phát triển nông thôn và an ninh lương thực, 6,9%). Các khoản nhỏ hơn từ 500 - 1.000 tỷ đồng được phân bổ cho các nhiệm vụ CCD2.4 (Quản lý và xử lý chất thải, 4,5%), CCD 1.2 (Xâm nhập mặn, 4,8%), CCD2.6 (Tăng cường hạn chế rủi ro do thiên tai, 4,8%) và CCD1.7 (Phát triển rừng, 3,1%). Sau cùng là các khoản đầu tư cho CCD3.2 (Hiệu quả năng lượng), CCD2.1 (Y tế công và dịch vụ xã hội), CCD1.9 (Đa dạng sinh học và bảo tồn) và CCD3.1 (Sản xuất năng lượng) với mức phân bổ chưa tới 1% ngân sách cho BĐKH mỗi năm.
ODA ngày càng đóng vai trị then chốt trong ngân sách đầu tư cho BĐKH. Các khoản đầu tư ODA lớn nhất (bao gồm các dự án kéo dài trong nhiều năm) tại 29 là:
1. Phát triển thành phố Cần Thơ và nâng cao khả năng chống chịu của đô thị: 3 hợp phần (2016 - 2020, Cần Thơ, 11,53%):
+ HP1: Chống ngập và vệ sinh môi trường; + HP2: Phát triển hành lang đô thị;
+ HP3: Tăng cường quản lý đơ thị nhằm thích ứng với BĐKH. 2. Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL, Cần Thơ (2016 - 2020, Cần Thơ, 2,51%).
3. Dự án cải thiện môi trường nước tại Huế (2016 - 2020, Thừa Thiên Huế, 2,34%).
4. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên (2011 - 2013, 2015 - 2020, An Giang, 1,87%).
5. Tiểu dự án Nâng cấp hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn vùng Gị Cơng (ADB-GMS1) (2016 - 2020, Tiền Giang, 1,58%).
Tỉnh Cần Thơ nhận được hai khoản đầu tư lớn nhất, đây đều là các dự án kéo dài nhiều năm trong suốt giai đoạn 2016 - 2020. Dự án lớn nhất (khả năng chống chịu của đô thị Cần Thơ) chiếm hơn 10% tổng vốn đầu tư ODA cho BĐKH tại 29 tỉnh, do đó có quy mơ đáng kể. Có thể nhận thấy rằng tất cả các dự án ODA lớn nhất đều liên quan đến nước với các hoạt động như xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.