Những điểm nổi bật trong phân tích chi tiêu (xem chi tiết ở Phụ lục 2):
• Chi tiêu ngân sách khí hậu bình qn hàng năm cho giai đoạn 2016 – 2020 vào khoảng 416 tỷ đồng. Vốn ODA chiếm 14% tổng chi tiêu cho ứng phó BĐKH trong giai đoạn này.
• Chi tiêu cho thích ứng với BĐKH dao động từ 9 - 16% trong giai đoạn 2016 - 2020. Chi tiêu cho giảm nhẹ khơng đáng kể, phần cịn lại là chi kết hợp cho cả thích ứng và giảm nhẹ.
• Các dự án thích ứng bao gồm các dự án về thủy lợi, giao thông, nông nghiệp, phát triển nông thơn và an ninh lương thực.
• Các dự án giảm nhẹ và thích ứng bao gồm bảo vệ và phát triển rừng.
• Trong tổng chi tiêu bình quân hàng năm là 294 tỷ đồng (2016-2020), chi cho các nhiệm vụ sau đây gộp chung chiếm 49%: CCD 2.6 Tăng cường giảm nhẹ rủi ro thiên tai: 100,8 tỷ đồng/năm CCD 1.3 Thủy lợi: 84,7 tỷ đồng/năm; và CCD 1.7 Phát triển lâm nghiệp: 83 tỷ đồng/năm.
Liên hệ chính sách - chi tiêu (xem thêm phần tóm tắt chính sách ở Chương 1):
• Một số chi tiêu chính có trong cả chính sách quốc gia và các chính sách tương ứng của tỉnh (CTMTQG-ƯPBĐKH của tỉnh đến năm 2015; CCAP cho giai đoạn từ năm 2020; PIPA), ví dụ: thủy lợi, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ đê kè và bờ sông. Phát triển nông thôn và an ninh lương thực, và khả năng chống chịu của đô thị không được nêu rõ ràng trong các chính sách địa phương, ngoại trừ được nhắc đến một cách gián tiếp thông qua PIPA khi đề cập đến các chương trình quốc gia, nhưng chi tiêu rất khiêm tốn. Điều này cho thấy có mối liên hệ hợp lý với các ưu tiên chính sách về BĐKH và/hoặc TTX nhưng các chính sách này khơng được phân bổ ngân sách một cách chặt chẽ nên không thể đánh giá định lượng mối liên hệ tích cực này.
• Lâm nghiệp, hạng mục chi tiêu cao thứ ba, cũng có trong các chính sách quốc gia và chính sách cấp tỉnh. Tuy nhiên, nội dung này không nổi bật hơn so với trong chính sách của các tỉnh khác, trong khi đó chi tiêu của tỉnh Hịa Bình cho mục này cao hơn nhiều so với các tỉnh khác. Nguyên nhân có thể do tỉnh tham gia tích cực vào chương trình REDD+ quốc gia.
• Chi tiêu cho giao thơng là hạng mục chi tiêu cao thứ hai nhưng không được đề cập đến trong các kế hoạch ứng phó BĐKH của địa phương, mặc dù đã có một số thành tựu trong giai đoạn đến năm 2015. Các kế hoạch của địa phương không đề cập đến việc cải tạo đường (biện pháp thích ứng), chuyển đổi phương thức vận tải hoặc cải thiện hiệu quả (nhiên liệu). Sự không tương xứng này có thể do phương pháp xác định khoản mục ngân sách và cách diễn giải các khoản mục; qua đây cũng có thể thấy một điểm yếu trong chính sách địa phương giai đoạn 2016-2020.
• Các chính sách địa phương cho đến năm 2015 và từ năm 2020 đề cập đến một số hành động giảm phát thải KNK liên quan đến năng lượng, và cũng đề cập đến xử lý chất thải, ngụ ý rằng đây cũng sẽ là một ưu tiên của địa phương trong giai đoạn 2016-2019. Chi tiêu công cho lĩnh vực này trong giai đoạn 2016-2020 rất khiêm tốn, nguyên nhân có thể do sự kỳ vọng vào đầu tư tư nhân cho các dự án hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo.
85