Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 25)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề

Luận án tiếp tục nghiên cứu

1.2.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của hai nhóm công trình trên đây, tác giả nhận thấy mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia đã thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan, các Tổ chức. Liên quan đến quan hệ của Việt Nam với Campuchia đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, không chỉ bao gồm các sách chuyên khảo mà còn có trên nhiều tạp chí chuyên ngành. Các kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên giúp cho Luận án có thể tiếp thu được ở một số mặt, cụ thể như sau:

Một là, các công trình trên đã cung cấp một số nội dung về truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, về tình hình thế giới, khu vực trước năm 1993 và có liên quan đến quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010.

Hai là, một số chủ trương, biện pháp của Đảng trong việc bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Campuchia, những hoạt động cụ thể phong phú của các cấp bộ Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân nhằm thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ trước năm 1993 đến năm 2000, có khái quát một số bài học kinh nghiệm.

Ba là, về mặt tư liệu, những công trình nghiên cứu như đã trình bày, nhiều dữ

liệu trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh

- quốc phòng, kinh tế và văn hóa, cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết để

tiếp tục nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia.

Các công trình đã gợi ý, cung cấp nguồn tư liệu tham khảo, tạo điều kiện để tác giả chắt lọc, mô tả, giải quyết và đánh giá những vấn đề liên quan đến đề tài cũng như một số luận điểm về quan hệ của Việt Nam với Campuchia.

Bốn là, về phương pháp, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho Luận án những góc nhìn từ nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề khác nhau. Bên cạnh các phương pháp cơ bản nghiên cứu lịch sử chủ yếu, như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, sự phối kết hợp các phương pháp ấy phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của Luận án, các công trình nghiên cứu đã nêu lên những chuyển biến của tình hình thế giới, khu vực, tình hình Việt Nam và Campuchia đồng thời nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia trong những thời điểm lịch sử có những biến động mang tính bước ngoặt. Tác giả tiếp thu được phương pháp tiếp cận và một số dữ liệu bổ ích, đồng thời có cái nhìn khách quan, cụ thể, đầy đủ hơn về những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia trên các lĩnh vực:

- Quan hệ về chính trị.

- Quan hệ về an ninh - quốc phòng.

- Quan hệ về kinh tế và văn hóa.

Như vậy, những công trình trên có giá trị nhiều mặt đối với Luận án của chúng tôi cả về nội dung, tư liệu và phương pháp nghiên cứu; đã cung cấp nhiều tri thức

quan trọng để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam

Quan hệ của Việt Nam với Campuchia là vấn đề đang được giới nghiên cứu rất quan tâm, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Phần lớn các công trình đều khẳng định tầm quan trọng và tính tất yếu của việc Việt Nam phải mở rộng quan hệ với thế giới, với khu vực và đặc biệt là với Campuchia; nhấn mạnh cần phải củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ của Việt Nam với Campuchia nhằm góp phần phát triển đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định trong khu vực. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã nêu lên những chuyến biến của tình hình thế giới và khu vực, tình hình Việt Nam và Campuchia đồng thời chỉ ra mối quan hệ của hai nước trong các giai đoạn trước năm 1993. Một số công trình đề cập đến chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia nhưng chỉ từ năm 1979 đến năm 2000, riêng từ năm 1993 đến năm 2000 nêu còn chung chung hoặc ở một vài khía cạnh riêng lẻ, tản mạn.

Những công trình đó khai thác tư liệu trong nước là chủ yếu, rất ít được khai thác từ

nguồn tài liệu sơ cấp hay của các tác giả nước ngoài; phần lớn chỉ tập trung vào một

số lĩnh vực, từng mặt, trong một vài năm hay từng giai đoạn nhất định.

Bên cạnh các công trình của tác giả Việt Nam, các công trình của các tác giả nước ngoài viết bằng tiếng Anh hầu hết chỉ dừng ở việc mô tả lại quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia qua các năm, có đưa ra những lời bình luận, nhận xét nhưng không đề cập sâu và đánh giá không toàn diện, chính xác, khách quan về chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2.2. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Dựa trên việc nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, những kết quả đã đạt được mà Luận án có thể kế thừa. Luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:

Một là, đi sâu nghiên cứu, luận giải rõ những yếu tố có tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về giải quyết quan hệ của Việt Nam với Campuchia (1993-2010), tập trung làm rõ các yếu tố: tình hình thế giới, khu vực, tình hình mỗi nước Việt Nam và Campuchia, thực trạng quan hệ của Việt Nam với Campuchia trước năm 1993,

yêu cầu mới đặt ra trong quan hệ Việt Nam - Campuchia, tác động của các nước lớn vào Campuchia.

Hai là, những chủ trương của Đảng về quan hệ của Việt Nam với Campuchia, thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư, các bài nói và bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước về quan hệ của Việt Nam với Campuchia. Chủ trương và biện pháp chỉ đạo của Đảng đối với quan hệ của Việt Nam với Campuchia, chủ yếu trên các mặt:

- Về quan hệ chính trị.

- Về quan hệ an ninh - quốc phòng.

- Về quan hệ kinh tế và văn hóa.

Ba là, sự chỉ đạo của Đảng nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia, bao gồm chỉ đạo các cấp bộ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, Tổ chức và cá nhân thực hiện chủ trương của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia trên các lĩnh vực cụ thể nêu trên.

Bốn là, đưa ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân từ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010, đúc kết kinh nghiệm từ qúa trình lãnh đạo đó.

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với Campuchia rất phong phú và đa dạng, được thể hiện qua những sách chuyên khảo, tham khảo đã được xuất bản, những cuốn hồi kí, kỷ yếu, luận án… Lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia được hiện lên một cách rõ nét từ xưa, chú trọng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930) đến cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, khi quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Một số công trình nghiên cứu về lịch sử Campuchia, về quan hệ Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam, nêu tóm tắt về quan hệ Việt Nam - Campuchia nhằm phục vụ công tác đối ngoại, những tài liệu này đã sắp xếp các sự kiện theo hệ thống biên niên, giúp người đọc nắm bắt được những nét khái quát của tiến trình lịch sử trong quan hệ ngoại giao nước nhà. Hiện nay, đang có đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về Lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia và Campuchia - Việt Nam.

Luận án tiếp thu được những vấn đề trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia trước năm 1993, đó là mối quan hệ truyền thống, cần được tiếp tục giữ gìn và củng cố trong những giai đoạn tiếp theo.

Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia gồm sách, luận văn nghiên cứu về vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia, sát hợp và phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, nhưng các công trình này số lượng không nhiều, không đa dạng như nhóm thứ nhất. Đồng thời, mỗi một công trình lại có mục đích, phạm vi, không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu khác nhau, giúp tác giả chắt lọc những vấn đề có liên quan đến đề tài để tiếp tục nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu đã cung cấp không chỉ về tư liệu, mà cả phương pháp, giúp cho việc đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ của Việt Nam với Campuchia trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2010.

Chƣơng 2

CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2000 2.1. Chủ trƣơng củng cố quan hệ của Việt Nam với Campuchia

2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với Campuchia

Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

Sau sự sụp đổ và tan rã của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu năm 1991, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thoái trào, Mỹ ráo riết đẩy nhanh việc hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối. Nhưng các nước lớn khác không chấp nhận vai trò “độc tôn” lãnh đạo của Mỹ, đã triển khai các bước đi khác nhau nhằm thiết lập một thế giới đa cực, tập hợp lực lượng mới và tạo nên sự cạnh tranh chiến lược.

Thời kì này, trật tự thế giới được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế và chính trị không dựa trên sự đối đầu về sức mạnh quân sự giữa hai khối tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mỹ) và Xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô) như trước đây. Trong tình hình mới, việc phát triển kinh tế là trọng tâm của mỗi quốc gia, các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, hòa hoãn, bình thường hóa, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế thế giới và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội các quốc gia, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế, làm cho sự liên kết ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng.

Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu, những mối đe dọa an ninh phi truyền thống như thảm họa môi trường do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố quốc tế, tội phạm ma túy… đòi hỏi cần phải có sự hợp tác của các nước mới giải quyết được.

Liên kết quốc tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế, đưa các quốc gia, dân tộc vào các mối quan hệ liên doanh,

liên kết, phụ thuộc lẫn nhau, dựa vào nhau để phát triển. Quá trình mở rộng và phát triển nhanh và mạnh mẽ của hàng loạt Tổ chức quốc tế, khu vực như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC, 1989), Liên minh châu Âu (EU, 1993) đã tác động sâu rộng tới chính sách đối ngoại của các nước.

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996) đánh giá: trong những thập niên cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ và trình độ ngày càng cao, lực lượng sản xuất tăng nhanh, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo, cuốn hút nhiều quốc gia tham gia. Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt đã bị đẩy lùi, nhưng các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu như vấn đề môi trường, nguy cơ bùng nổ dân số, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo… không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương.

Bối cảnh khu vực Đông Nam Á và sự can thiệp của các nước lớn

Mặc dù vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, các nước ở khu vực Đông Nam Á đã lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, gây nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực trước thềm thiên niên kỷ mới, song đây vẫn là khu vực rộng lớn, tập trung những nước đông dân nhất thế giới, với nguồn nhân lực cần cù, sáng tạo, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nằm trên trục đường giao thông quan trọng, vì vậy Đông Nam Á

vẫn được coi là “khu vực đầy tiềm năng”, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn

một số khu vực khác.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã và đang phát triển năng động. Từ năm

chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác, trở thành xu hướng chính ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh và khi bước sang thế kỷ mới. Bản thân các nước ASEAN cũng nhận thức được rằng khó có thể đóng vai trò có ý nghĩa hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nếu như chưa giải quyết được những vấn đề của chính mình ở Đông Nam Á.

Việc mở rộng ASEAN từ 6 lên đến 10 thành viên đã nâng cao vị thế của Tổ chức này trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên trường quốc tế. Ngôi nhà chung ASEAN, bao gồm 10 nước Đông Nam Á được xây dựng trên nền móng những lợi ích chung về an ninh, chính trị góp phần ngăn chặn những mâu thuẫn bên trong và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực. Xét về khía cạnh kinh tế, việc mở rộng ASEAN tạo điều kiện mở rộng thị trường thương mại và đầu tư trong nội bộ khối. Bên cạnh đó, việc mở rộng thành viên sẽ giúp ASEAN giảm khả năng lôi kéo, gây áp lực của các nước lớn đối với các nước trong khu vực.

Nhìn chung, sau chiến tranh lạnh, môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực được duy trì nhưng chưa thật vững chắc, vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Trong nội bộ một số nước và giữa các nước với nhau còn tồn tại mâu thuẫn, xung đột về chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế - xã hội, biên giới trên đất liền, hải đảo và trên biển, đặc biệt là cuộc tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến nhiều nước. Những diễn biến trong quan hệ giữa các nước lớn có liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 25)