Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng
3.2.1. Chỉ đạo phát triển quan hệ chính trị
Tháng 12-2002, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Campuchia, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và các nhà lãnh đạo Campuchia đã trao đổi ý kiến và thỏa thuận, nhằm tăng cường và củng cố tình đoàn kết, hữu nghị để đưa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước lên một tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực. Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hai nước:
Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề tồn tại trong quan hệ bằng con đường hòa bình,
Tháng 12-2002, Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về quan hệ của Việt Nam với Campuchia, khẳng định Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam; hoan nghênh những thành tựu to lớn mà nhân dân Campuchia đạt được trong sự nghiệp hoà bình, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế; tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ Hoàng gia Campuchia dựa trên liên minh hai đảng CPP và FUNCINPEC, nhân dân Campuchia tiếp tục đạt được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết, phồn vinh, có quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam; khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường quan hệ hai nước trên cơ sở nguyên tắc đã được nêu rõ trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia năm 1999 và năm 2001.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh khẳng định: Chính sách nhất quán trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình để “không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống với Campuchia vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới” [27].
Tháng 9-2009, Đoàn cơ quan Tổng Chưởng lý, Tòa án Tối cao Campuchia sang thăm làm việc tại Việt Nam đã góp phần củng cố, vun đắp tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam thắt chặt hơn nữa Quốc hội giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, giữa các Tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân.
Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán là coi trọng việc củng cố quan hệ hợp tác với Campuchia theo phương châm láng giềng hữu nghị; đề nghị Campuchia tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hai bên nỗ lực xúc tiến phân giới cắm mốc nhằm đạt đúng tiến độ đã đề ra.
Cùng với sự hợp tác của Quốc hội, Công đoàn Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với công đoàn Campuchia, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã tiếp Đoàn đại biểu Liên minh Liên hiệp Công đoàn Quốc gia Campuchia do Chủ tịch Som Aun dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 04-2010. Thông qua chương trình làm việc giữa lãnh đạo Công đoàn hai nước đã tăng cường thắt chặt mối quan hệ giữa công đoàn hai nước và mở ra bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên minh Liên hiệp Công đoàn Quốc gia Campuchia. Hai bên trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn Việt Nam bồi dưỡng cán bộ công đoàn cho Campuchia và cùng hợp tác bảo vệ quyền lợi người lao động.
Bên cạnh sự hợp tác của Quốc hội, Công đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình hợp tác hữu nghị với Hội Phụ nữ Campuchia theo thỏa thuận, hợp tác đã được kí giữa Hội liên hiệp phụ nữ hai nước với mục tiêu vì hòa bình và phát triển. Đây là biểu hiện của quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước nói chung và phụ nữ hai nước nói riêng. Hai bên tập trung đánh giá kết quả đã đạt được trong thực hiện thỏa thuận, hợp tác mà hai Hội đã kí kết, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, tuyên truyền, giáo dục và phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Cùng với các Tổ chức, đoàn thể nói trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hợp tác với Hội đồng Dân tộc Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, hai bên thống nhất trao đổi đoàn cấp cao, Tổ chức các cuộc giao lưu, gặp gỡ cán bộ làm công tác mặt trận giữa các địa phương hai nước ở khu vực giáp biên giới chung nhằm biến đường biên giới hai nước thành các khu vực giao lưu kinh tế.
Quan hệ giữa Mặt trận, Tổ chức thanh niên, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia ngày càng được tăng cường với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó góp phần vào việc giữ gìn, vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ trao đổi cấp cao giữa hai bên đã được thúc đẩy nhằm không ngừng củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy gắn bó giữa hai nước. Quan hệ hữu nghị, hợp tác nhân dân giữa hai nước được tăng cường dưới nhiều hình thức mới. Các hoạt động ngoại giao nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Campuchia trong những năm 2001-2010 không ngừng được củng cố và phát triển với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Cuộc gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Campuchia lần thứ hai tại Campuchia nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và được đánh giá là có tác động tích cực đối với dư luận hai nước. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Về đường lối đối ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam coi mục tiêu quan hệ về chính trị là góp phần củng cố môi trường quốc tế để phát triển kinh tế. Trong tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại về chính trị, Đảng nhấn mạnh tư tưởng kiên định nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt về sách lược.