Chỉ đạo tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 111 - 199)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng

3.2.3. Chỉ đạo tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa

Khẳng định tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, thúc đẩy quan hệ và tăng cường thương mại và đầu tư cho tương xứng với mong muốn và tiềm năng của hai nước; đánh giá cao kết quả tích cực của cuộc họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam - Campuchia tại Phnôm Pênh tháng 2-2005, hai bên nhất trí

thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khoa học - kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, y tế, du lịch, thể thao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.

Tháng 7-2006, Hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Campuchia, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhất trí với Chủ tịch Hêng XomRin cần phải tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực khác nhau mà hai bên có tiềm năng và thế mạnh như giáo dục - đào tạo, năng lượng điện, giao thông vận tải, y tế, du lịch, ủng hộ và thúc đẩy Chính phủ nước mình triển khai có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp

tác mà hai bên đã kí kết.

Trong năm 2007, Việt Nam đã giúp Đảng Nhân dân Campuchia trang thiết bị thông tin, văn phòng: “Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam cung cấp 30 bộ máy tính, máy in trị giá khoảng 400-500 triệu Việt Nam đồng. Đài tiếng nói Việt Nam chủ trì phối hợp với Campuchia cung cấp lắp đặt hướng dẫn sử dụng 3 đài FM trị giá khoảng 9 tỷ Việt Nam đồng, Thông tấn xã Việt Nam cung cấp máy in ốp sét loại in một màu và hai màu giá trị 1 tỷ Việt Nam đồng/1 máy” [61].

Cùng năm 2007, Chính phủ Việt Nam hỗ trợ giúp nhân dân Campuchia lúa giống và sửa chữa hội trường làm việc. Văn phòng Chính phủ Việt Nam có công văn số 1174/VPCP-QHQT thông báo “đồng ý hỗ trợ giúp đỡ nhân dân Campuchia 300 tấn lúa giống, đề nghị Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ viện trợ 150.000 USD giúp Campuchia, trình Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định trong tháng 11 năm 2007” [60].

Tháng 6-2009, tại các cuộc làm việc, hai nước đã thông báo tình hình và thảo luận với nhau về hợp tác kinh tế, thương mại.

Về đầu tư, “Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ Campuchia trong việc đào tạo cán bộ cho ngành Kế hoạch” [184], hai bên cần tăng cường các cuộc tiếp xúc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, nhất là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ; đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau. Khi các doanh nghiệp tư nhân có đối tác làm ăn, sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá và hạ giá thành. Nhà nước vận động, động viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư của Việt Nam vào thị trường Campuchia;

tăng cường Tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại. Việt Nam đã Tổ chức hội chợ thương mại rất thành công tại Campuchia. Qua đó, người Campuchia hiểu biết về hàng hoá của Việt Nam và tiêu thụ rất nhiều. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được nhập khẩu vào thị trường Campuchia, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng như vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ điện, điện tử.

Du lịch, là lĩnh vực hấp dẫn nhất về đầu tư nước ngoài. Ngoài quần thể du lịch Angkor, tỉnh Siem Reap, bãi biển ở Sihanoukville, Kampot; thành phố Phnôm Pênh; du lịch trên sông Mê Kông, Biển Hồ; du lịch sinh thái ở tỉnh Moldonkiri và Rotanakiri thuộc Đông Bắc Campuchia... Cơ hội đầu tư sẽ là Tổ chức các tour du lịch sinh thái, văn hoá; xây dựng sân golf, nhà hàng khách sạn; ngành du lịch giữa hai nước ngày càng phát triển. Cuối năm 2010, Việt Nam trở thành nước đứng đầu về lượng du khách đến Campuchia với số lượng khoảng 600.000 lượt người.

Hạ tầng cơ sở là lĩnh vực nhiều triển vọng, thu hút đầu tư vì cơ sở hạ tầng của

Campuchia thiếu thốn và bị hư hỏng nặng do trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và xung đột chính trị. Campuchia đang có nhu cầu lớn về xây dựng đường xá, cầu cống, cảng, hệ thống tưới tiêu, nhà máy thuỷ điện, khách sạn, nhà ở; mạng lưới viễn thông cũng cần nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong lĩnh vực khai thác mỏ do Campuchia có kế hoạch cấp thêm giấy phép khai thác trên cơ sở các hợp đồng phân chia sản phẩm với các điều khoản ưu đãi cho các dự án khai thác và sản xuất nên đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam hợp tác.

Về đặc khu kinh tế, Chính phủ Campuchia chủ trương mở các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều khu công nghiệp đã và sẽ được xây dựng tại Phnôm Pênh, Sihanoukville, Koh Kong, Poipet, Pailin, Svay Rieng, Kandal, Takeo… trong đó bao gồm các khu chế xuất và khu thương mại tự do. Sihanoukville đã dành một diện tích 50 ha cho mục đích này. Các thiết bị cảng sẽ được lắp đặt tại Sihanoukville, cảng khô được xây dựng ở Phnôm Pênh.

Tuy nhiên, một vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp là không thể bảo đảm vốn vay bằng cách sử dụng bất động sản làm thế chấp vì thời điểm này, ở Campuchia chưa có luật thế chấp bằng bất động sản.

Tại Hội nghị xúc tiến thương mại Việt Nam - Campuchia vào năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia đã mở các hội nghị trao đổi, thảo luận về môi trường kinh doanh, cơ chế cấp giấy phép và thủ tục pháp lý đầu tư vào thị trường Campuchia. Bốn doanh nghiệp Việt Nam gồm Tổng Công ty bay dịch vụ, Ngân hàng Quân đội (MB), Tổng Công ty 15 Bộ Quốc phòng và Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng (GAET) cũng giới thiệu những lĩnh vực và khả năng hợp

tác kinh doanh với các đối tác Campuchia. Hội nghị là cầu nối quan trọng cho các

doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Campuchia đang xúc tiến thực hiện chính sách "một cửa" trong việc cấp phép đầu tư cũng như chính sách miễn thuế quan và thuế thu nhập, thị thực và giấy phép lao động. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng theo đường chính ngạch, tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường bộ nối liền biên giới, xây mới các khu kinh tế cửa khẩu, chợ đường biên, chợ cửa khẩu... để các doanh nghiệp và cư dân các tỉnh biên giới hai nước qua lại làm ăn.

Chủ trương đúng đắn và sự trao đổi thường xuyên các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề cho mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân. Các cơ chế hợp tác đa dạng góp phần đưa quan hệ hữu nghị phát triển theo hướng tích cực, hiệu quả, phù hợp với lợi ích của hai nước. Vì vậy, hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước có điều kiện phát triển thuận lợi; những chính sách ưu đãi về thương mại, đầu tư hỗ trợ mạnh mẽ mối quan hệ

buôn bán và đầu tư. Những kết quả tích cực trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa

Việt Nam và Campuchia từ năm 2001 đến năm 2010 là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia tin tưởng. Chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu (tháng 11-2010) là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại hai nước lên một tầm cao mới. Việt Nam và Campuchia đã kí 4 văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước, bốn văn kiện trên bao gồm:

Thoả thuận Việt Nam hỗ trợ phân định đường biên giới cho Campuchia. Thoả thuận về kiểm dịch Y tế biên giới.

Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện bước đầu hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người dân qua cửa khẩu Bavet - Mộc Bài.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của các thoả thuận trên bởi mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, người dân, đồng thời tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương.

Trong vấn đề tạo cơ chế hợp tác đầu tư, Việt Nam và Campuchia khẳng định cơ quan lập pháp có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách cho quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước tiếp tục phát triển, tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.

Tháng 8-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã kí kết thỏa thuận hợp tác giáo dục năm 2010.

Từ năm 2010, các cuộc gặp gỡ giữa hai nước thường xuyên được diễn ra để giới trẻ có điều kiện giao lưu, tìm hiểu về đất nước, con người, nền văn hóa của Việt Nam và Campuchia góp phần tăng cường tình hữu nghị hai nước; những hội thảo với mục tiêu giao lưu giữa các Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh vùng biên giới hai nước được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau tốt hơn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mỗi nước.

Các hợp tác về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật tiếp tục thu được kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Từ năm 2005 đến năm 2010, Việt Nam đã giúp đào tạo cho Campuchia gần nghìn học sinh, cán bộ bậc đại học, cao đẳng, nghiên cứu sinh trong các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Việt Nam và Campuchia giúp nhau trong hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường giao lưu văn hóa nghệ thuật và thể thao ở khu vực biên giới.

Những hoạt động hợp tác, trao đổi văn hóa giữa hai Bộ cho thấy, Việt Nam đã thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao, nhằm mục đích duy trì và thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác đầy đủ toàn diện giữa nhân dân hai nước.

Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Campuchia được kí kết, hai bên duy trì việc trao đổi hợp tác về giáo dục và đào tạo, và công tác quản lý lưu học sinh thường xuyên.

Theo thỏa thuận, năm 2010, phía Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Campuchia sang học trình độ đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học và

một số lĩnh vực khác.

Việt Nam và Campuchia thống nhất cử các đoàn công tác để trao đổi hợp tác về giáo dục và kiểm tra tình hình học tập của lưu học sinh.

Hai nước ủng hộ việc hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục; khuyến khích việc trao đổi các tài liệu, tạp chí, tập san giáo dục của ngành mà mỗi bên xuất bản được.

Đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn các sản phẩm khoa học và công nghệ trở thành hàng hóa, thông tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm khoa học công nghệ được mua bán thuận lợi trên thị trường. Chuyển các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều loại hình sở hữu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.

Trong những năm từ năm 2005 đến năm 2010, kế hoạch hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia đã được triển khai nghiêm túc. Chất lượng đào tạo được quan tâm, công tác quản lý lưu học sinh trong các cơ sở đào tạo đảm bảo tốt, an toàn.

Hai bên đã kí kết Bản ghi nhớ hợp tác chuyến thăm giữa Bộ Y tế nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Bộ Y tế Vương quốc Campuchia.

Bộ Y tế Campuchia cho biết, các bác sĩ được đào tạo ở Việt Nam khi về nước đã phát huy tay nghề cao tại các bệnh viện Campuchia với trình độ chuyên môn cao và trình độ quản lý tốt. Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia đánh giá cao và bày tỏ sự cám ơn sâu sắc về sự giúp đỡ và hỗ trợ của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu và các cán bộ y tế Việt Nam dành cho ngành y tế Campuchia.

Thủ tướng Xăm - đéc Hun Xen cho biết nhân dân Campuchia rất tín nhiệm và tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các bác sĩ Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực của cả hai bên trong việc hiện thực hoá dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnôm Pênh, được khởi công vào tháng 5-2010. Thủ tướng X. Hun Xen nhấn mạnh, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế được đánh giá là hợp tác mang lại

hiệu quả thiết thực nhất, thể hiện tính nhân văn cao cả, được nhân dân Campuchia đánh giá cao.

Tháng 8-2010, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cam kết “sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành y tế Campuchia trong công tác đào tạo cán bộ và cử các kíp bác sỹ sang chuyên gia kỹ thuật cho các bác sỹ của Campuchia theo mô hình của Đề án 1816” [103].

Tiểu kết chương 3

Từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng Cộng sản Việt Nam đã căn cứ những biến đổi của tình hình quốc tế và khu vực, tình hình Campuchia và Việt Nam để đề ra quan điểm và chủ trương nhằm củng cố, tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia nhằm xây dựng đất nước, vì hòa bình, ổn định hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Những chủ trương của Đảng đã được các cấp bộ Đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan phối hợp với nhau để thực hiện ngày càng hiệu quả, theo hướng ngày càng đồng bộ.

Nếu như những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ của Việt Nam với Campuchia còn nặng về Việt Nam bao cấp, bao biện làm thay, giúp đỡ Campuchia vô điều kiện; thì đến những năm 2001-2010, quan hệ giữa hai nước ngày càng có sự thay đổi, theo hướng có đi có lại, Việt Nam không làm thay, không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia; trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

Trong mối quan hệ với Campuchia, quan hệ về chính trị với Campuchia là cơ bản, quan trọng nhất; quan hệ về an ninh - quốc phòng xếp vị trí thứ hai, rồi đến quan hệ về kinh tế và văn hóa; quan hệ về chính trị, về an ninh - quốc phòng, về kinh tế và văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng, củng cố và tăng cường quan hệ của Việt nam với Campuchia.

Quan hệ của Việt Nam với Campuchia (2001-2010) đã đạt được những thành

tựu to lớn: quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo điều kiện cho sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực, vấn đề biên giới cơ bản đã được giải quyết, người dân ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia đã được hai nước phối hợp ngăn chặn kịp thời, vấn đề về

cơ sở pháp lý cho Việt kiều định cư lâu đời ở Campuchia từng bước được đàm phán, hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn; quan hệ kinh tế và văn hóa không ngừng phát triển.

Hợp tác về kinh tế và văn hóa, đã chuyển đổi từ giúp đỡ, viện trợ, cho không là chủ yếu khoảng những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX sang hợp tác sản xuất kinh doanh theo phương châm hai bên cùng có lợi, coi đó là hợp tác cơ bản, lâu dài, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục mở rộng quan hệ vì lợi ích hai bên. Trong khi hợp tác kinh tế giữa các địa phương, Đảng chỉ đạo nếu thấy có lợi cho cả hai bên thì làm tiếp, nếu thấy ảnh hưởng không tốt thì sửa đổi hoặc xóa bỏ, buôn bán giữa hai nước phải vì lợi ích của nhân dân hai nước; chấm dứt tình trạng tùy tiện, bừa bãi, quản lý lỏng lẻo khi hợp tác kinh tế giữa các địa phương, nhất là khu vực biên giới hai nước. Quan hệ khu vực biên giới với Campuchia có nhiều vấn đề nhạy cảm, vì vậy khi giải quyết ngoài vấn đề kinh tế phải đặc biệt quan tâm giải quyết về vấn đề chính trị, cần phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hai nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 111 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)