Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 44 - 53)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Chủ trương củng cố quan hệ của ViệtNam với Campuchia

2.1.2. Chủ trương của Đảng

Đường lối đối ngoại của Đảng

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2000 không nằm ngoài đường lối đối ngoại chung (chịu sự tác động, chi phối bởi: mục tiêu và nhiệm vụ, nguyên tắc và phương châm, những chính sách cụ thể); không nằm ngoài chủ trương chung của Đảng trong quan hệ với các nước ASEAN và các nước láng giềng

Mục tiêu và nhiệm vụ chung:

Dựa trên cơ sở phân tích những biến đổi của tình hình và yêu cầu của Cách mạng Việt Nam, Đảng đề cao mục tiêu phát triển đất nước, tăng cường quan hệ với các nước, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới, Đảng chủ trương:

“Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa, tranh thủ tối đa mặt đồng, hạn chế mặt bất đồng; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập

dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [91, tr. 223].

Như vậy về đối ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, từng bước hội nhập với thế giới, nhất là về kinh tế. Đối với khu vực Đông Nam Á - châu Á, Việt Nam chủ trương duy trì và đẩy mạnh các mối quan hệ mang tính truyền thống, nhất là đối với nước láng giềng Campuchia, một trọng điểm mà Việt Nam cần phải tăng cường quan hệ, thúc đẩy hợp tác toàn diện:

Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, không áp đặt và can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, không làm phương hại lợi ích của bất cứ bên thứ ba nào.

Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước “tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết

hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”[93, tr. 361].

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) và các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII của Đảng đã chỉ rõ những nhiệm vụ của công tác đối ngoại, “Phải tập trung sức xây dựng lại đất nước, coi là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời không được lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ đất nước, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, giữ vững định hướng

phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa”[91, tr. 111-112].

Bên cạnh việc chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Như vậy, chủ trương đối ngoại rộng mở được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của

Đảng (1986), sau đó được các Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết Bộ Chính trị khóa VI, khóa VII phát triển để hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các Đảng Cộng sản và Công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các Tổ chức và phong trào tiến bộ trên thế giới; thiết lập mối quan hệ với các Đảng cầm quyền ở một số nước; mở rộng hoạt động đoàn thể nhân dân, Tổ chức xã hội; phát triển quan hệ với các Tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Nguyên tắc và phương châm chung:

Đảng Cộng sản Việt Nam đưa nguyên tắc đối ngoại: “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với với mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng một nền kinh tế mở với tất cả trong và ngoài nước, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với nước ngoài, kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng” [91, tr. 95] lên hàng đầu.

Nguyên tắc đó là cơ sở để Đảng đề ra phương châm quan hệ đối ngoại với Campuchia. Đảng luôn chú trọng hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các Tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, “thông qua thương lượng để tìm những giải pháp phù hợp các vấn đề tồn tại và các tranh chấp, bảo đảm hòa

bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển.” [93, tr. 334].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã bổ xung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm: chủ động, tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế. Đồng thời chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở” và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.

Cùng với mục tiêu và nhiệm vụ; nguyên tắc, phương châm, Đảng chỉ rõ những chính sách cụ thể trên các lĩnh vực: Chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) khẳng định “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở và đa dạng hóa và đa phương hóa với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu

“Mở rộng quan hệ ngoại giao nhân dân, quan hệ với các Tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy

xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển” [93, tr. 335]. Trong quan hệ quốc tế, “Việt

Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới nhằm tranh thủ những lợi ích trùng hợp trên từng vấn đề cụ thể, lĩnh vực cụ thể với các nước, các khu vực khác nhau, trong mối quan hệ “vừa hợp tác vừa đấu tranh” [91, tr. 141]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác, trong đó có Campuchia như:

“Tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong Tổ chức ASEAN; không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát triển ở châu Á - Phi - Mỹ La tinh và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; đoàn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết; tham gia tích cực hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham giải quyết các vấn đề toàn cầu” [88, tr. 636-637].

So với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), chủ trương đối ngoại của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) có các điểm mới:

Một là, chủ trương mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các đảng khác

Hai là, quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các Tổ chức phi chính phủ.

Ba là, lần đầu tiên, trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ được Đảng bổ xung và nâng lên một bước mới: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và xây dựng của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền

vững; tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [85, tr.12].

Cụ thể hóa quan điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12- 1997), chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài. Nghị quyết đề ra chủ trương tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO.

Chủ trương của Đảng trong quan hệ với các nước ASEAN và các nước láng giềng.

Với các nước ASEAN và Tổ chức ASEAN, các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã nhiều lần tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp, Việt Nam ra sức chuẩn bị cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN

để có thể sớm trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức ASEAN”[91, tr. 409-410].

Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng được cải thiện, có những bước phát triển mới Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN, (tham gia diễn đàn an ninh khu vực, tham gia một số ủy ban chuyên môn của ASEAN), “góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và

phát triển ở khu vực, tạo môi trường hòa bình cho ta”[91, tr. 140]. Ngày 22-7-1994,

Bộ Chính trị họp và kết luận: Việt Nam hoan nghênh thiện chí của ASEAN muốn kết nạp sớm Việt Nam vào ASEAN; Việt Nam cùng với ASEAN tích cực chuẩn bị cho quá trình này.

Một khi Việt Nam gia nhập ASEAN là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, nhưng phải đảm bảo làm tốt những việc sau: “Giữ vững nguyên tắc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh

thổ và định hướng Xã hội chủ nghĩa [91, tr. 410]; tăng cường quan hệ hữu nghị và

hợp tác với các nước ASEAN, “chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học - kỹ thuật” [91, tr. 410]. “phải luôn đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường xây dựng tiềm lực của đất nước cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng”. [91, tr. 410]. ]. Cần quán triệt phương châm “vừa hợp tác vừa đấu tranh, tranh thủ những điểm đồng, hạn chế và thu hẹp những điểm bất đồng, đề phòng và chống lại âm mưu, thủ đoạn của một số thế lực lợi dụng ASEAN để chống phá ta” [91, tr. 410-411].

Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy muốn trở thành đối tác tin cậy cần phải có chủ trương đúng đắn, chính sách cụ thể, thiết thực và linh hoạt.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) về chính sách đối ngoại và Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng đều khẳng định chính

sách thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Bộ Chính trị đã nhiều lần thảo luận và chủ trương Việt Nam từng bước gia nhập ASEAN.

Chủ trương của Đảng trong quan hệ với các nước láng giềng

Trong quan hệ với các nước láng giềng, Đảng chủ trương tăng cường quan hệ

với các nước láng giềng và các nước trong Tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, “coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới, đồng thời luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh, với phong trào không liên kết” [93, tr. 334-335].

Đồng thời, Đảng nhấn mạnh: cần cải thiện tốt quan hệ với các nước, nhất là các

nước láng giềng “giữ vững và phát triển ngày càng tốt hơn quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc, kiên trì đấu tranh bằng thương lượng hòa bình để giải quyết các tranh chấp, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [91, tr.410-411], đồng thời “thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế- thương mại, tăng cường

quan hệ chính trị,”[91, tr.140].

Chủ trương của Đảng về quan hệ của Việt Nam với Campuchia

Trên cơ sở đường lối đối ngoại chung, chủ trương quan hệ với các nước ASEAN, chủ trương quan hệ với các nước láng giềng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã

đề ra chủ trương cụ thể lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia, chủ trương

đó được thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết của các Đại hội Đảng, được cụ thể

hóa qua các hội nghị Trung ương, các thông cáo chung, thông cáo báo chí, điện mừng, diễn văn đón tiếp các đoàn, bài nói, bài viết, các văn bản kí kết giữa các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai nước.

Về mục tiêu và nhiệm vụ quan hệ với Campuchia

Mục tiêu chung đối với Camupchia, Việt Nam chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, ủng hộ một nước Campuchia Hòa bình - Độc lập - Trung lập - Không liên kết - Phồn vinh và có quan hệ hữu nghị với các nước, trước hết là các nước láng giềng; tiếp tục thúc đẩy quan

hệ hợp tác nhiều mặt, nhất là về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... với Campuchia; tích cực góp phần giải quyết vấn đề Campuchia thông qua đàm phán, tạo điều kiện bảo đảm một nền hòa bình công bằng cho nhân dân Campuchia, góp phần giữ ổn định cho cả khu vực; đồng thời phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Chủ tịch Trần Đức Lương khẳng định mục tiêu của Việt Nam là “xây đắp cho tình hữu nghị, hợp tác lâu bền giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước, vì lợi ích của hai bên cũng như góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển” [65].

Để thực hiện mục tiêu này, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể; Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu

khẳng định: “Hai nước Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, bởi vậy

Việt Nam càng mong muốn nhân dân hai nước có cuộc sống hòa bình, ổn định để

phát triển” [190]. Trong buổi tiếp ngài Chông Tươn, Đại biện lâm thời Nhà nước

Campuchia, Thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định: “Nhân dân Việt Nam mãi mãi là người bạn thủy chung, đáng tin cậy của nhân dân Campuchia. Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ và đã làm hết sức mình để góp phần thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Campuchia” [182]. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu cũng nêu rõ “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam quyết tâm vun đắp mối quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt với nước bạn Campuchia” [191]. Nghị quyết về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia” năm 1998 của Việt Nam đã khẳng định “mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố an ninh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, trong đó nhấn mạnh việc củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng giềng Lào và Campuchia có tầm quan trọng

đặc biệt đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. “Đường lối đối ngoại độc lập,

tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước” [163, tr. 571].

Về nguyên tắc, phương châm quan hệ với Campuchia:

Việt Nam không làm thay Campuchia, mà luôn tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ Campuchia. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII (1-1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng đề ra, nêu rõ tư tưởng chỉ đạo là tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)