Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Chủ trương củng cố quan hệ của ViệtNam với Campuchia
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ của ViệtNam với Campuchia
Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
Sau sự sụp đổ và tan rã của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu năm 1991, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thoái trào, Mỹ ráo riết đẩy nhanh việc hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối. Nhưng các nước lớn khác không chấp nhận vai trò “độc tôn” lãnh đạo của Mỹ, đã triển khai các bước đi khác nhau nhằm thiết lập một thế giới đa cực, tập hợp lực lượng mới và tạo nên sự cạnh tranh chiến lược.
Thời kì này, trật tự thế giới được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế và chính trị không dựa trên sự đối đầu về sức mạnh quân sự giữa hai khối tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mỹ) và Xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô) như trước đây. Trong tình hình mới, việc phát triển kinh tế là trọng tâm của mỗi quốc gia, các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, hòa hoãn, bình thường hóa, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế thế giới và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội các quốc gia, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế, làm cho sự liên kết ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng.
Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu, những mối đe dọa an ninh phi truyền thống như thảm họa môi trường do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố quốc tế, tội phạm ma túy… đòi hỏi cần phải có sự hợp tác của các nước mới giải quyết được.
Liên kết quốc tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế, đưa các quốc gia, dân tộc vào các mối quan hệ liên doanh,
liên kết, phụ thuộc lẫn nhau, dựa vào nhau để phát triển. Quá trình mở rộng và phát triển nhanh và mạnh mẽ của hàng loạt Tổ chức quốc tế, khu vực như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC, 1989), Liên minh châu Âu (EU, 1993) đã tác động sâu rộng tới chính sách đối ngoại của các nước.
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996) đánh giá: trong những thập niên cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ và trình độ ngày càng cao, lực lượng sản xuất tăng nhanh, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo, cuốn hút nhiều quốc gia tham gia. Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt đã bị đẩy lùi, nhưng các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu như vấn đề môi trường, nguy cơ bùng nổ dân số, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo… không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương.
Bối cảnh khu vực Đông Nam Á và sự can thiệp của các nước lớn
Mặc dù vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, các nước ở khu vực Đông Nam Á đã lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, gây nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực trước thềm thiên niên kỷ mới, song đây vẫn là khu vực rộng lớn, tập trung những nước đông dân nhất thế giới, với nguồn nhân lực cần cù, sáng tạo, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nằm trên trục đường giao thông quan trọng, vì vậy Đông Nam Á
vẫn được coi là “khu vực đầy tiềm năng”, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn
một số khu vực khác.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã và đang phát triển năng động. Từ năm
chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác, trở thành xu hướng chính ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh và khi bước sang thế kỷ mới. Bản thân các nước ASEAN cũng nhận thức được rằng khó có thể đóng vai trò có ý nghĩa hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nếu như chưa giải quyết được những vấn đề của chính mình ở Đông Nam Á.
Việc mở rộng ASEAN từ 6 lên đến 10 thành viên đã nâng cao vị thế của Tổ chức này trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên trường quốc tế. Ngôi nhà chung ASEAN, bao gồm 10 nước Đông Nam Á được xây dựng trên nền móng những lợi ích chung về an ninh, chính trị góp phần ngăn chặn những mâu thuẫn bên trong và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực. Xét về khía cạnh kinh tế, việc mở rộng ASEAN tạo điều kiện mở rộng thị trường thương mại và đầu tư trong nội bộ khối. Bên cạnh đó, việc mở rộng thành viên sẽ giúp ASEAN giảm khả năng lôi kéo, gây áp lực của các nước lớn đối với các nước trong khu vực.
Nhìn chung, sau chiến tranh lạnh, môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực được duy trì nhưng chưa thật vững chắc, vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Trong nội bộ một số nước và giữa các nước với nhau còn tồn tại mâu thuẫn, xung đột về chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế - xã hội, biên giới trên đất liền, hải đảo và trên biển, đặc biệt là cuộc tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến nhiều nước. Những diễn biến trong quan hệ giữa các nước lớn có liên quan đến khu vực và có sự dính líu, can thiệp dưới những hình thức mới gây không ít phức tạp cho các quốc gia và quan hệ giữa các nước trong khu vực với nhau.
Bối cảnh quốc tế và khu vực nói trên, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa và đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực đã tạo điều kiện, môi trường khách quan thuận lợi cho việc thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế cũng như quan hệ giữa các quốc gia với nhau, trong đó có quan hệ của Việt Nam với Campuchia.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế phát triển năng động với tốc độ cao, đồng thời tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định, là nơi cạnh tranh chiến
lược giữa các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc thông qua các hoạt động kinh tế để gây ảnh hưởng thì Mỹ tăng cường sự hiện diện trở lại về quân sự, tranh giành và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Có thể nói rằng Campuchia có tầm quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, đặc biệt là ý đồ đưa ASEAN vào ảnh hưởng của Mỹ.
Mỹ chủ trương không để Campuchia rơi vào quỹ đạo của bất cứ một cường quốc nào trong và ngoài khu vực. Chính vì vậy, năm 1992, Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận và thực hiện bình thường hóa quan hệ với Campuchia. Mỹ đã tăng viện trợ cho Campuchia.
Trung Quốc là nước có ảnh hưởng rất lớn đối với Campuchia, ra sức duy trì ảnh hưởng, lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo của Trung Quốc bằng việc ủng hộ Chính phủ Liên hiệp và tăng cường quan hệ với CPP do Thủ tướng Xăm - đéc Hun Xen đứng đầu: “Ngoài lợi ích trong thương mại và khai thác tài nguyên, Trung Quốc đến Campuchia còn vì mục tiêu chiến lược. Do vị trí tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển Đông giàu dầu khí, Trung Quốc muốn Campuchia trở thành một quốc gia phục tùng Trung Quốc, Trung Quốc coi Campuchia như một vành đai an ninh trong vùng” [164].
Từ thực tế trên cho thấy, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng tiếp tục là địa bàn chiến lược tranh chấp ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Riêng đối với Campuchia, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ có tăng lên nhưng không thể áp đảo Trung Quốc do những lợi thế mà Trung Quốc có được về điều kiện địa lý, tiềm lực kinh tế, chiến lược ngoại giao. Như vậy, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia không thể tách rời những ảnh hưởng của các nhân tố nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc.
Nhân tố Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới quan hệ của Việt Nam với Campuchia; một mặt, có tác dụng thúc đẩy mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia phát triển hơn nhằm đối phó với những thách thức từ bên ngoài, mặt khác làm cho quan hệ Việt Nam - Campuchia và Campuchia - Việt Nam trở nên khó khăn, phức tạp và kém bền vững.
Quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc với Campuchia, đã tác động rất lớn đến chính sách ngoại giao của Campuchia. Sự cạnh tranh giữa các nước lớn là thách thức không nhỏ đối với Campuchia và ảnh hưởng đến mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia và chính sách đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam .Thực tế Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Campuchia hơn Mỹ.
“Những chính sách đối nội hay đối ngoại của chính quyền Phnôm Pênh đều chịu một phần sự chi phối của nước lớn, không chỉ đơn thuần về kinh tế mà cả chính trị, nhất là từ phía Mỹ và Trung Quốc. Điều này càng làm phức tạp thêm tình hình chính trị nội tại và trở thành một thách thức không hề nhỏ trong quá trình hoạch định cũng như thực thi chiến lược ngoại giao của Campuchia, trong đó có chính sách đối ngoại dành cho Việt Nam” [112, tr.47].
Quan hệ của Việt Nam với Campuchia trước năm 1993
Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ láng giềng gắn bó lâu đời. Lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia hiện đại gắn với nhiều biến cố, thử thách, từ cuộc kháng chiến chung chống chế độ thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược tới những cuộc nội chiến kéo dài ở Campuchia, cho tới khi Việt Nam giúp Campuchia giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt, hồi sinh đất nước Chùa Tháp và kiến tạo nền hòa bình trên đất nước Campuchia, cùng phát triển trong cộng đồng ASEAN như ngày nay.
Campuchia là nước láng giềng của Việt Nam, có chung 1.137 km đường biên giới, có chung vùng biển chưa được hoạch định và chung dòng sông Mê Kông. Quan hệ giữa hai nước được xây dựng, phát triển tốt đẹp từ sớm, trong thời gian hai nước chung chiến hào chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ; hai nước có nhiều điểm tương đồng như có chung kẻ thù xâm lược, cùng đấu tranh chống đói nghèo.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia về cơ bản có nhiều yếu tố thuận lợi, nhưng cũng còn một số vấn đề tồn tại do lịch sử để lại.
Lịch sử quan hệ giữa hai nước đã có những khúc quanh đáng tiếc vì sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự xuất hiện của tập đoàn Khmer “Đỏ” do Pôn Pốt - Iêngxari- Khiêu Xamphon cầm đầu. Với âm mưu phản động, đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại, Khmer “Đỏ” đã tiến hành chính sách diệt chủng tàn
khốc, giết hại hàng triệu người dân Campuchia vô tội, xoá bỏ tận gốc mọi cơ sở xã hội, đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa bị diệt vong. Đồng thời Khmer “Đỏ” còn tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, gây nên những tội ác tày trời đối với nhân dân Việt Nam. Tại Campuchia, các lực lượng yêu nước chân chính đã lập nên Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia để đấu tranh loại bỏ nguy cơ bị diệt chủng. Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, đồng thời thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc, các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã không quản hy sinh, sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc và cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đưa đến thắng lợi của Cách mạng Campuchia thắng lợi ngày 7-1-1979.
Phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân và các lực lượng cách mạng Campuchia vùng dậy đập tan chính quyền Pôn Pốt - Iêngxary. Theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước Campuchia nhằm ngăn chặn tàn quân Pôn Pốt quay trở lại, Việt Nam đã không quản hy sinh xương máu để tự bảo vệ mình và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Việt Nam giúp Campuchia ngăn chặn sự trở lại của Khmer “Đỏ” nhưng lại bị các thế lực chống đối vu cáo là “xâm lược”, là “chiếm đóng”. Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc đã thừa nhận rằng: người dân Campuchia phải chịu ơn những người láng giềng Việt Nam, nếu họ không đánh đuổi bọn Pôn Pốt thì tất cả mọi người Campuchia có thể đã bị chết, rằng Đảng nhân dân Campuchia đã không mắc sai lầm khi đề nghị Việt Nam chống Khmer “Đỏ”.
Với thắng lợi lịch sử này, đất nước Campuchia đã khép lại một trang sử đen tối, đau thương, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, mở ra kỉ nguyên độc lập, hoà bình, tự do và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Campuchia phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó và tin cậy lẫn nhau. Cuối năm 1989, sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử vô tư, trong sáng đối với Campuchia, các đoàn Chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam đã rút về nước. Song với thiện chí hòa bình, Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng các nước và các Tổ chức quốc tế tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, dẫn đến Hiệp định Hòa bình Pari về Campuchia được kí kết năm 1991.
Năm 1989, Việt Nam rút hết quân tình nguyện về nước, từ đó hai nước khẳng định tăng cường phát triển hơn nữa quan hệ truyền thống gắn bó, tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau theo nguyên tắc tôn trọng độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; cho dù với bất kỳ giải pháp nào, cũng phải tôn trọng chủ quyền của Campuchia theo tinh thần Hiệp định Pari về Campuchia. Việt Nam tôn trọng lập trường của Campuchia là vấn đề Campuchia phải do nhân dân Campuchia quyết định.
Việc tham gia kí Hiệp định Pari về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia năm 1991, đã mở ra tiền đề để Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ với cộng đồng quốc tế, khu vực và với Campuchia.
Tình hình Việt Nam
Việt Nam giữ vững được sự ổn định về chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, quốc phòng - an ninh được củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới. Tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới, kể từ nửa đầu những năm 90 thế kỷ XX, Việt Nam từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Năm 1994, Mỹ chính thức xóa bỏ cấm vận Việt Nam. Năm 1995 Việt Nam gia nhập Tổ chức ASEAN. Đến năm 1996, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo tiến hành được 10 năm, thu được những thành tựu quan trọng về mọi mặt,