Củng cố quan hệ an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 99 - 111)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng

3.2.2. Củng cố quan hệ an ninh quốc phòng

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, theo tinh thần Hiệp định và Nghị định thư đã kí hàng năm. Tiếp tục giải quyết những nổi cộm về biên giới, lãnh thổ; vấn đề Việt kiều; về hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; về tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em…Tiếp tục phối hợp ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm qua biên giới. Tiếp tục hợp tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia. Nâng cao hiệu quả hợp tác của

các bộ, ngành trong thực hiện các nội dung hiệp ước về an ninh- quốc phòng đã kí

kết giữa Việt Nam và Campuchia. Chủ động hợp tác, phát huy thế mạnh của từng vùng để cùng phát triển là phương châm chủ đạo trong quan hệ hợp tác với Campuchia. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Thực tế các hoạt động thiết thực, quan hệ an ninh - quốc phòng của Việt Nam với Campuchia thường xuyên được quan tâm. Hai bên vẫn luôn triệt để tuân

thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào dùng lãnh thổ của nước này chống phá nước kia.

Tháng 10-2002, Ủy viên bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm làm việc với với Ủy viên Ban thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, hai bên đã nhất trí: Khuyến khích các Tổ chức quần chúng giữa hai Đảng và các Đảng bộ của các tỉnh có đường biên giới chung tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với nhau vì lợi ích hòa bình, hữu nghị, góp phần thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của hai nước.

Các thế lực thù địch tiếp tục các hoạt động chống phá, làm mất an ninh ổn định ở cả hai nước, nhất là khu vực biên giới chung, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác toàn diện giữa các bộ ngành liên quan và các địa phương các tỉnh biên giới nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới chung, bảo đảm điều kiện hoà bình, ổn định, phát triển cho cả Campuchia và Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Campuchia.

Năm 2004, Hội nghị Tổng kết công tác biên giới Việt Nam và Campuchia hai năm (2002-2004) đề ra phương hướng đối với công tác biên giới trong thời gian tiếp theo, tập trung vào một số nội dung như:

Thúc đẩy đàm phán với Campuchia nhằm tiến tới hoạch định và cắm mốc biên giới hai nước trên cơ sở những Hiệp ước và Hiệp định đã kí kết; thực hiện tốt công tác quản lý biên giới theo tinh thần các thỏa thuận đã đạt được và Thông cáo chung

ngày 17-01-1995.

Hai bên cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đánh giá cao việc thành lập Uỷ ban Liên hợp biên giới, nỗ lực của hai Chính phủ trong việc tiếp tục thúc đẩy giải quyết càng sớm càng tốt các vấn đề còn tồn tại về biên giới thông qua đàm phán hoà bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau và láng giềng tốt. Chính phủ hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ phòng chống tội phạm qua biên giới và nhập cư bất hợp pháp.

Năm 2005, tiếp Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Campuchia thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đức Lương bày tỏ mong muốn hai Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia “sẽ tiếp tục trao đổi, hợp tác tốt trong việc thực hiện Hiệp ước bổ xung, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, giúp đỡ nhân dân hai nước vùng biên giới xóa đói giảm nghèo” [66].

Hai bên kí kết "Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về việc điều chỉnh đường biên giới đối với một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia" và Văn bản hợp tác ngành Hàng không Việt Nam - Campuchia, nhấn mạnh việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, sớm xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác có ý nghĩa chiến lược quan trọng không chỉ đối với mỗi nước và quan hệ Việt Nam - Campuchia mà còn là nhân tố góp phần đảm bảo hòa bình, phát triển, phồn vinh của khu vực và thế giới. Hai bên yêu cầu các lực lượng làm công tác phân giới cắm mốc tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tập trung hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Giữa Việt Nam và Campuchia còn tồn tại không ít vấn đề do lịch sử để lại như các vấn đề biên giới, lãnh thổ, Việt kiều và Khmer Krom, thường xuyên bị các thế lực phản động lợi dụng để phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

Hợp tác chặt chẽ giữa hai nước được thực hiện qua các cơ chế hoạt động của Hội nghị Hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia, Hội nghị Xúc tiến đầu tư được Tổ chức hàng năm. Các hoạt động và Tổ chức đó đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực của Việt Nam với Campuchia. Đặc biệt, một số tỉnh thành của hai nước tuy không có chung biên giới, nhưng cũng tích cực thúc đẩy quan hệ kết nghĩa, kí các thỏa thuận hợp tác, điển hình như các cặp quan hệ Thành phố Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh, Hải Phòng - Sihanouk Ville và nhiều tỉnh thành của hai nước đang đi theo hướng hợp tác tích cực này.

Các đoàn thăm, trao đổi làm việc ở cấp bộ, ngành, đoàn thể quần chúng và các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có chung biên giới ngày càng tăng, góp phần

quan trọng tăng cường mối quan hệ ngày càng cởi mở, chân tình, ngày càng tin cậy và gắn bó giữa Việt Nam với Campuchia.

Việc giải quyết các vấn đề trên được thực hiện theo nguyên tắc nêu trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ xung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia. Trong quá trình phân giới cắm mốc, các Tổ chức bảo đảm sự ổn định đời sống và sinh hoạt của nhân dân các tỉnh biên giới. Hai nước thỏa thuận tiếp tục các cuộc gặp cấp cao và các cấp lãnh đạo khác, nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho việc không ngừng mở rộng hợp tác toàn diện giữa hai nước, giữa các cơ quan lập pháp, Chính phủ và chính quyền địa phương, nhất là các vùng giáp biên giới.

Hội nghị hợp tác phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất (tháng 9-2004) và Hội nghị lần thứ hai (tháng 9-2005) đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên giới, nhằm bảo đảm an ninh trên biên giới hai nước. Ý thức rõ tầm quan trọng của yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia, Việt Nam luôn đấu tranh với những hoạt động xâm phạm độc lập chủ quyền, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” và các hoạt động lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “tự do tôn giáo” để can thiệp vào công việc nội bộ. Việt Nam đã chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn đọng về biên giới với các nước láng giềng nhằm củng cố quan hệ với các nước liên quan, góp phần củng cố hòa bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường thế và lực của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giải quyết một số vấn đề tồn tại về biên giới với Campuchia và đang xúc tiến đàm phán để đi tới kí Hiệp định về biên giới.

Tháng 3-2005, Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Xăm - đéc Hun Xen đã kí Hiệp ước bổ xung Hiệp ước phân định biên giới giữa hai nước kí năm 1985 và Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm. Các Bộ trưởng đã kí 6 văn bản hợp tác bao gồm: Hiệp định hợp tác về loại trừ việc buôn bán phụ nữ và trẻ em và trợ giúp các nạn nhân bị buôn bán; Nghị định thư thực hiện Hiệp định giao thông vận tải đường bộ giữa hai nước kí năm 1998; Hiệp định Cung cấp tín dụng ưu đãi để thực hiện Dự án nâng cấp Quốc lộ 78 đoạn Banlung đi O-da-dao thuộc tỉnh Rattanakiri

của Campuchia; bản Ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác và điều phối công tác quản lý và phát triển tài nguyên nước vùng biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc lưu vực sông Mê Kông; kế hoạch Hợp tác về Văn hóa - Nghệ thuật giai đoạn 2006-

2008; Nghị định thư hợp tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010.

Ngày 10-10-2005, Hội đàm giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia, hai bên cùng nhất trí Tổ chức các hội nghị quan trọng có sự tham dự của nhiều cấp bộ, ngành của hai nước.

Đặc biệt, Hội nghị Hợp tác - phát triển, xây dựng và bảo vệ an ninh giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia được phối hợp Tổ chức hàng năm. Tại các hội nghị này hai nước đã cùng nhau trao đổi, tham khảo ý kiến nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ an ninh - quốc phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác toàn diện giữa các cơ quan đoàn thể và các địa phương liên quan, nhất là trên các địa bàn trọng yếu và có tính nhạy cảm cao, nhằm đảm bảo an ninh - quốc phòng cho khu vực biên giới, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác hành lang phía Tây ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên trao đổi buôn bán.

Tháng 2-2006, Việt Nam Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Hiệp ước Bổ xung Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định: “Chính phủ Việt Nam quyết tâm cùng với Chính phủ Campuchia quyết tâm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc theo đúng kế hoạch đã thỏa thuận” [213], sớm ban hành các văn bản cần thiết về công tác Tổ chức lực lượng và công tác bảo đảm để tiến hành đúng tiến độ. Tháng 3-2008, Ủy ban Liên hợp Phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Campuchia và Việt Nam họp lần thứ hai. Hai bên nhất trí xác định nhiệm vụ chủ yếu của công tác phân giới cắm mốc trong năm 2008 và khẳng định: “Quyết tâm hoàn thành tốt toàn bộ công tác phân giới cắm mốc càng sớm càng tốt”, để góp phần “xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định lâu dài, vì sự phát triển bền vững của hai dân tộc, vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống và hợp tác gắn bó giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước” [202].

Tháng 8-2008, Hiệp ước xác định giao điểm biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: “Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tăng dày và tôn tạo mốc giới, sớm hoàn thiện công tác phân giới cắm mốc trên thực địa trên tinh thần láng giềng hữu nghị, thực sự là đồng chí là anh em, cùng nhau xây dựng và quản lý đường biên giới chung” [111].

Các lực lượng phân giới cắm mốc hai nước cố gắng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, vì có ý nghĩa chiến lược quan trọng không chỉ đối với mỗi nước, đối với quan hệ giữa hai nước mà còn là nhân tố góp phần đảm bảo hòa bình, phát triển, phồn vinh của khu vực và thế giới.

Trên tinh thần này, hai bên nhất trí giao cho Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước sớm giải quyết dứt điểm vị trí các cột mốc số 30, 275 là hai cột mốc ở khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) - Ozađao (Ratanakiri) và Tịnh Biên (An Giang) - Phnôm Đơn (Takeo); mốc số 314 tại tỉnh Kiên Giang - Kampốt là vị trí mốc cuối cùng trên đường biên giới trên bộ giữa hai nước và các khu vực Chàng Riệc, Tân Hà, Tân Đông, Tân Bình (tỉnh Tây Ninh, Việt Nam), On Lung Chrey, Thlok Trach, Bưng Chrôn, Phum Đôn (tỉnh Kampong Chàm, Campuchia).

Vấn đề Việt kiều

Sau khi Việt Nam và Campuchia có thỏa thuận về miễn thị thực cho hộ chiếu phổ thông (có hiệu lực từ 05-12-2008), đã tạo thuận lợi cho việc đi lại cho cư dân hai nước. Do công tác đấu tranh của Việt Nam, tháng 1-2005, UNHCR đã kí biên bản ghi nhớ ba bên (Việt Nam - Campuchia - UNHCR) về việc tái định cư và hồi hương người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong các trại tạm cư đi đến mục tiêu cuối cùng là đóng cửa các “trại tị nạn”. Từ tháng 5-2007, Mỹ tuyên bố ngừng tiếp nhận số người dân tộc thiểu số Tây Nguyên tị nạn mà UNHCR từ chối cung cấp quy chế tị nạn nhưng hứa sẽ trực tiếp xét tại Việt Nam. Mỹ đã thao túng hoạt động của UNHCR nhằm phục vụ mục đích kích động làm cho người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trốn sang Campuchia.

Ngày 16-2-2011, trại tạm cư cuối cùng tại Phnôm Pênh dành cho người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia đã chính thức đóng cửa. Việc

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đóng cửa các trại tạm cư tại Phnôm Pênh dành cho người dân tộc thiểu số Tây Nguyên là một thắng lợi quan trọng trong công tác đấu tranh của Việt Nam góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa bàn chiến lược này. Hai nước vẫn dành cho Kiều dân của nhau nhiều thuận lợi nhằm ổn định cuộc sống, tạo điều kiện bình đẳng cho họ tham gia đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng địa phương nơi họ sinh sống. Bên cạnh đó, Đảng và các cơ quan Nhà nước Việt Nam tăng cường vận động cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia góp phần xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Phối hợp bảo vệ công dân hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn, sinh sống qua lại biên giới trên cơ sở luật pháp của mỗi nước.

Về hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống.

Trong vấn đề hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, Việt Nam và Campuchia đều nhận thức được rằng đây là vấn đề cực kỳ phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, giải quyết vấn đề này cần phải có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo hai nước và hỗ trợ lẫn nhau mới giải quyết thành công. Nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước mà những âm mưu toan tính ngày càng thâm hiểm của các lực lượng này đã từng bước bị đập tan.

Những thách thức an ninh phi truyền thống cũng đặt ra yêu cầu hai nước cần phải thắt chặt hơn nữa công tác phòng chống tội phạm, triển khai hệ thống an ninh - chính trị vững chắc vì hai nước có đường biên giới khá dài với địa hình phức tạp. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống giữa Campuchia và Việt Nam trong khoảng hai thập niên qua kể từ khi đất nước Campuchia đi vào hòa hợp dân tộc đến nay đã đạt những thành tựu khả quan, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho cả hai nước hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tiếp theo.

Sau các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào tháng 2-2001, tháng 4-2004 do có sự hậu thuẫn, tài trợ của các thế lực thù địch, Tổ chức FULRO lưu vong gia tăng hoạt động kích động người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trốn sang Campuchia ý đồ tạo thành làn sóng di cư bất hợp pháp, gây mất ổn định chính trị, chống phá

Việt Nam. Các Tổ chức phi chính phủ (NGO) đứng đầu là UNHCR, ADHOK, LICAHDO và Tổ chức FULRO lưu vong xúi giục người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, gây sức ép với Chính phủ Campuchia hình thành và duy trì các “trại tị nạn”, nhằm hỗ trợ cho Tổ chức phản động lưu vong tập hợp, huấn luyện lực lượng phục vụ ý đồ thành lập “Nhà nước Đêga”. Âm mưu,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 99 - 111)