Một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng việt nam (Trang 127 - 185)

CHƢƠNG 4 : BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

4.3 Một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp

theo

Mặc dù nghiên cứu này đưa ra được mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam và thu được những thông tin và kết quả có ý nghĩa, nghiên cứu này vẫn còn điểm cần cải thiện.

Đầu tiên , yếu tố niềm tin đối với nhãn xanh hoặc một số yếu tố khác có thể thêm vào các mô hình nhằm nâng cao khả năng giải thích của mô hình và cần làm nghiên cứu xây dựng chi tiết cho riêng ba sản phẩm trong nghiên cứu.

Thứ hai, nghiên cứu trong tương lai nên chú ý hơn đến quá trình thiết kế và chọn mẫu bảng câu hỏi. Do hạn chế về nguồn lực nghiên cứu không có điều kiện thực hiện điều tra trên phạm vi tất cả các tỉnh thành trên cả nước, nghiên cứu chỉ tập trung điều tra ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có sức mua lớn nhất. Hơn thế nữa do mẫu chỉ có ý nghĩa khi số lượng quan sát đạt trên 400, nên nghiên cứu này chưa thể đưa vào nghiên cứu sự chênh lệch giữa hai khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu trong tương lai, kích cỡ mẫu lớn hơn là cần thiết hoặc một khu vực điển hình nên được chọn để nghiên cứu chi tiết hơn sau khi phân tích chuyên sâu. Bên cạnh đó, người được hỏi có xu hướng cung cấp cho câu trả lời mà họ mong sẽ là "những câu đúng" ngay cả khi chúng không phản ánh hành vi thực tế, đó là điều đáng chú ý trong thiết kế bảng câu hỏi.

Thứ ba, Phiếu điều tra được thu thập được tiến hành từ tháng 2-tháng 4 năm 2016. Tại thời điểm này có thể nói ở Việt Nam đang có một cơn bão truyền thông về tình trạng ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn. Các kênh truyền thông liên tục đưa ra những cảnh báo đáng báo lo ngại về sự trẻ hóa độ tuổi người mắc ung thư tại Việt Nam trong đó có nhắc đến nguyên nhân do ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn. Ngoài ra hàng loạt các vụ thực phẩm bẩn bị phanh phui như: lợn bơm thuốc an thần, lòng bẩn trong các nhà hàng, qui trình chế biến dầu mỡ bẩn, tôm cá dư thuốc kháng sinh...đã khiến cho toàn xã hội hết sức chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn, thậm chí các cơ quan chức năng đã bắt đầu vào cuộc cho nên vào thời điểm này kết quả điều tra có thể cho ra một kết quả về ý định và hành vi tiêu dùng xanh cao hơn thực tế.

Thứ tư, nghiên cứu chưa đi sâu vào một sản phẩm/ngành hàng cụ thể trong khi đối tượng tiêu dùng của các sản phẩm/ngành hàng khác nhau là khác nhau có thể dẫn đến một kết quả nghiên cứu chưa thật sự tỉ mỉ cụ thể và có tính áp dụng ngay cho một sản phẩm/ngành hàng nào đó.

Mặc dù bảng hỏi đã đề cập đến hành vi mua thực phẩm sạch, thiết bị tiết kiệm điện và hành vi sử dụng túi nilon là 3 sản phẩm khá phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam, việc lấy phiếu điều tra có thể dễ dàng hơn tuy nhiên do đặc thù người tiêu dùng Việt Nam có sự phân công mua sắm trong gia đình khá rõ nét: phụ nữ sẽ quen thuộc hơn với sản phẩm thực phẩm và nam giới sẽ thường là

người mua sắm thiết bị điện trong gia đình. Vì vậy những người được điều tra thuộc giới tính nữ sẽ có xu hướng trả lời cảm tính những câu hỏi liên quan tới sản phẩm thiết bị điện và ngược lại nam giới sẽ có xu hướng trả lời cảm tính với các câu hỏi liên quan đến hành vi mua thực phẩm.

Từ nghiên cứu này các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển các nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh cho các chủ thể khác nhau. Ví dụ: nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua thực phẩm sạch của người phụ nữ Việt Nam/sinh viên/công chức…, hoặc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi mua thiết bị điện của nam giới/nữ giới ở Việt Nam, hoặc nghiên cứu sâu về hành vi sử dụng túi nilon của người tiêu dùng Việt Nam.

5. KẾT LUẬN

Các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng tới ý định trong lý thuyết hành vi hợp lý bao gồm thái độ, chuẩn mực chủ quan, và khả năng kiểm soát được nhận thức đã được cụ thể hóa trong các nghiên cứu về tiêu dùng xanh (vd: Wu Shwu-Ing và Jia-Yi Chen, 2014). Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã phân biệt giữa thái độ với môi trường nói chung và thái độ với tiêu dùng xanh (vd: Tan Booi-Chen, 2011). Trong nghiên cứu này, vì vậy, dù không đưa ra giả thuyết, các mối quan hệ từ thái độ với môi trường, thái độ với tiêu dùng xanh và chuẩn mực chủ quan về tiêu dùng xanh tác động đến ý định tiêu dùng xanh được đưa vào mô hình kiểm định. Để tăng cường mức độ tin cậy của kết quả kiểm định, một số biến kiểm soát có thể ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh như giới tính, thu nhập cũng được đưa vào mô hình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức hiệu quả hành vi và sự sẵn có/không sẵn có của sản phẩm tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh trong đó Nhận thức hiệu quả hành vi thúc đẩy tác động của ý định đến hành vi và sự không sẵn có cản trở mối quan hệ này. Nghiên cứu này không tìm thấy tác động của độ nhạy cảm về giá tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Điều này có thể lý giải rằng khi người tiêu dùng đã có ý định mua (thường là đã xác định rõ sản phẩm xanh là sản phẩm có giá

cao) thì chính sách giảm giá hoặc khuyến mãi/khuyến mại của doanh nghiệp có thể sẽ không tác động nhiều đến việc chuyển hóa ý định thành hành vi mua thực tế. Mô hình các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh được đúc kết từ nghiên cứu này được mô tả tóm tắt như sau:

Hình 5.1: Mô hình các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa kết quả nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, dựa vào góp ý của các thành viên hội đồng, một số yếu tố có thể tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh như: vấn đề sẵn có của cơ chế hay thể chế. Ví dụ: hành vi tái chế chỉ được áp dụng khi thùng rác được phân loại tại nguồn. Người tiêu dùng sẽ có ý định tái chế nhằm bảo vệ môi trường, song vì không có qui định, hoặc sự sẵn có của các thùng rác được phân loại nên người tiêu dùng vẫn duy trì theo cách thông thường (Lê Thái Phong, 2017)

Như vậy từ nghiên cứu này các nghiên cứu tiếp theo ngoài việc phát triển các nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành

H2 22 1 H1

1

Thái độ với môi trường

Thái độ với tiêu dùng xanh Chuẩn mực chủ quan về tiêu dùng xanh Nhận thức hiệu quả hành vi tiêu dùng Ý định tiêu dùng xanh Hành vi tiêu dùng xanh Sự sẵn có của sản phẩm xanh

vi tiêu dùng xanh cho các chủ thể khác nhau còn có thể bổ sung một số nhân tố mới để mô hình tổng hợp hơn.

Như vậy từ các kết quả nghiên cứu của luận án có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Theo kết quả điều tra, Ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng đã có những cải thiện đáng kể. Nhiều người được hỏi dự kiến sẽ mua sản phẩm xanh vào tháng tới (mean = 3,93) hoặc sẵn sàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm khác hiện nay (mean = 3,99) hoặc đã sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm xanh. Kết quả này cao hơn kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu của tác giả Vũ Anh Dũng trước đó về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam. Nguyên nhân có thể là do điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian mà cả giới truyền thông và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm tới môi trường và ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới sức khỏe con người.

Tác động của ý định tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam trong nghiên cứu này cũng mạnh hơn so với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Anh Dũng (2012).

2. Cũng giống như kết quả nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trước đây: Thái độ với môi trường, Thái độ với tiêu dùng xanh, Chuẩn mực chủ quan về tiêu dùng xanh, Nhận thức hiệu quả hành vi tiêu dùng là các yếu tố tiền đề của ý định tiêu dùng xanh. Các nhân tố này tác động tích cực tới ý định tiêu dùng xanh. Có nghĩa là những người có thái độ tốt với môi trường, thái độ tốt với tiêu dùng xanh, có những ủng hộ nhất định đối vwois tiêu dùng xanh và nhận thức rõ về hiệu quả hành vi tiêu dùng xanh là những người sẽ có ý định đối với tiêu dùng xanh cao hơn.

3. Trong nghiên cứu này Nhận thức hiệu quả hành vi vừa là yếu tố tiền đề của ý định vừa là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả này phù hợp với mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen và Fishbien (2005): Khi người tiêu dùng xanh có nhận thức rõ ràng về hiệu quả hành vi, người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ ý định sang hành vi tiêu dùng xanh thực tế.

4. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn có của sản phẩm xanh điều tiết mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh: khi sản phẩm xanh càng sẵn có, mối quan hệ thuận chiều giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh càng mạnh hơn và ngược lại. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Berger và Corbin (1992) và Lee và Holden (1999).

5. Trong bộ ba giải pháp để thúc đẩy tiêu dùng xanh, tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ có những tầm ảnh hưởng quan trọng khác nhau. Ở giai đoạn ban đầu, chính phủ cần phải cân nhắc các giải pháp tổng thể để định hướng các doanh nghiệp và người tiêu dùng để hướng đến hiệu quả cao hơn, thúc đẩy được phát triển bền vững dựa vào thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí khoa học, Kinh tế và Kinh doanh, Hoàng Thị Bảo Thoa, Tập 32, Số 1, 2016, trang 66

2. Tình hình tiêu dùng thực phẩm xanh tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Hoàng Thị Bảo Thoa, Số 124, Tháng 4 – 2016, trang 38

3. Tiêu dùng xanh: Các yếu tố thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tới hành vi, Tạp chí Kinh tế&Phát triển, TS. Nguyễn Vũ Hùng, TS. Nguyễn Hùng Cường, NCS. Hoàng Bảo Thoa, số 233, tháng 11/2016, trang 121

4. Nghiên cứu các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, Tạp chí Khoa học Thương mại – ĐH Thương mại Hà Nội, Hoàng Thị Bảo Thoa, đã phản biện và được chấp nhận in.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bảo Châu, Lê Nguyễn Xuân Đào (2014), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ.

2. Vũ Anh Dũng và các cộng sự (2012), ‗Đánh giá nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh: trường hợp người tiêu dùng Hà Nội‘, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 184, trang 46-55, tháng 10-2012.

3. Vũ Anh Dũng&Nguyễn Thu Huyền& Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012),

‗Building a survey tool to assess consumer‘s perception và behavior towards green consumption‘, VNU Tạp chí of Economics và Business, Số. 29, tập. 2, trang 142-150.

4. Vũ Anh Dũng, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Ánh, (2012), ―Phát triển mô hình giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh‖, Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(194).

5. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công thương, Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, (2008)

6. Nguyễn Vũ Hùng và Nguyễn Thị Thúy Lan (2016), 'Rà soát chính sách tiêu dùng xanh của Việt Nam: Nhìn từ kinh nghiệm của Anh và Hàn Quốc', Kỷ yếu hội thảo: Chính sách điều tiết mối quan hệ giữa dân số và phát triển: Kinh nghiệm quốc tế và những giải pháp cho Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam,

Trang 465-492.

7. Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường và Hoàng Lương Vinh (2015), Phong cách sống và tiêu dùng xanh dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi có kế hoạch, Tạp chíTạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 216,Trang: 57-65.

8. Phạm Thị Lan Hương (2014), Dự đoán ý định mua xanh của người tiêu dùng trẻ: Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa và tâm lý, Tạp chí Kinh tế và Phát

triển, Số 200(2),Trang: 66-78.

nghiệp thông qua sinh viên hệ vừa học vừa làm‖, Tạp chí Kinh tế&Phát triển 10. Nguyễn Hữu Thụ (2014), Hành vi tiêu dùng xanh của người Hà nội, Tham luận khoa học, báo Hội tâm lý học xã hội Việt Nam,

http://hoitamlyhoc.vn/News/36/310/hanh-vi-tieu-dung-xanh-cua- nguoi-ha-noi.aspx

Tài liệu tiếng Anh

1. A Tesser, và D R Shaffer (1990), Attitudes and Attitude Change, Annual Review of Psychology, Số 41, Trang 479-523

2. Ajzen & cộng sự (1980), Attitudes and voting behaviour: An application of the theory of reasoned action. In G. M. Stephenson & J. M. Davis (Eds.), Progress in applied social psychology, Số 1, Trang 95-125

3. Ajzen (1985), From intentions to actions: A theory of planned behavior. In J. Kuhl & J. Beckmann (Eds.), Action control: From cognition to behavior. Berlin, Heidelber, Tạp chí New York: Springer-Verlag, Trang 11-39

4. Ajzen (1991), "The theory of planned behavior". Organizational Behavior và Human Decision Processes 50 (1), Trang 179–211

5. Ajzen Icek và Fishbein Martin (2005), 'The influence of attitudes on behavior', Trong The handbook of attitudes, D. Albarracín, B. T. Johnson và M. P. Zanna (Biên soạn), Nhà xuất bản Lawrence Erlbaum Associates, Mahwah, NJ.

6. Alfredsson, (2004), ―Green‖ consumption—no solution for climate change. Tạp chí Energy, Số 29 (4), Trang 513-524

7. Amy E. Green (2013), August 2013 – Tập 33 – Số 7, trang 1293-1481

8. Anderson, ThomasW. và Cunningham H.William (1972), ―The Socially Conscious Consumer,‖ Tạp chí Marketing, số 36 (tháng 7), trang 23–31.

9. Andrew Gilg, Stewart Barr, Nicholas Ford (2005), Futures, Green consumption or sustainable lifestyles? Identifying the sustainable consumer, số 37, quyển 6, Trang 481–504

10. Anja Kollmuss & Julian Agyeman (2002), Original Articles, Mind the Gap: Why do people act environmentally và what are the barriers to pro-

environmental behavior? Tạp chí Nghiên cứu giáo dục môi trường, Environmental Education Research, Tập 8, số 3

11. Balderjahn (1988), "Personality Variables và Environmental Attitudes as Predictors of Ecologically Responsible Consumption Patterns," Tạp chí Nghiên cứu kinh doanh, số 17, trang 51-56

12. Baorong Huang, ―Sustainable Consumption in China: Policies, Actions và Progresses. Institute of Policy và Management‖, Chinese Academy of Sciences (2013);

13. Bartelings và Sterner (1999), Household Waste Management in a Swedish Municipality, Determinants of Waste Disposal, Recycling và Composting, Environmental và, Resource Economics, số 13, tập 4, trang 473-491

14. Berger, I.E. và Corbin, R.M. (1992), Perceived Consumer Effectiveness và Faith in Others as Moderators of Environmentally Responsible Behaviors, Tạp chí Public Policy và Marketing, Số 11(2), trang 79-100

15. Bonini, S & Oppenheim, J (2008), 'Cultivating the green consumer', Stanford Social, Innovation Review, Số. 6, tập 4, trang 56-61

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng việt nam (Trang 127 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)