CHƢƠNG 4 : BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ
4.2 Các đề xuất và kiến nghị
4.2.2 Các đề xuất và kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
Nỗ lực của Chính phủ là rất quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm xanh. Gắn nhãn thực phẩm xanh không chỉ cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà còn mang lại một hoạt động kinh doanh có đạo đức và bền vững. Thực tế là, nếu không có một hệ thống đánh giá tin cậy, một người tiêu dùng có thể không mua thực phẩm xanh ngay cả khi có ý định tiêu dùng. Giá trị môi trường của người tiêu dùng là cần thiết để thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm xanh. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến môi trường, nhưng giáo dục nhiều hơn nữa là cần thiết để khuyến khích, tăng cường sự nhận thức về môi trường hay giá trị về môi trường. Với sự tăng trưởng về nhu cầu của thực phẩm xanh và sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, vẫn cần có một sự cải thiện của sự nhận thức trong việc tiêu thụ thực phẩm xanh thông qua các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực, sự hiểu biết và tạo ra các kênh tiếp thị thuận tiện hơn để có nhiều hơn người tiêu dùng có thể mua thực phẩm xanh.
Các quốc gia khi xây dựng chính sách, chính phủ đều hướng tới sự tham gia của cả 3 đối tượng: chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng. Trong đó các công cụ qui tắc bắt buộc được áp dụng tối đa với cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp, còn các chính sách tuyên truyền, khuyến khích và hướng dẫn sử dụng được áp dụng cho đối tượng người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam những chính sách ép buộc đối với cá nhân người tiêu dùng thường là thất bại (ví dụ chính sách
bắt buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm được kiểm định, chính sách bắt buộc người đi ô tô phải có bình chữa cháy…). Nguyên nhân có thể kể đến là người tiêu dùng có đặc điểm số lượng đông, khi ý thức của người tiêu dùng còn thấp thì các chế tài bắt buộc sẽ khó triển khai vì không đủ nhân lực để giám sát thực hiện.
Thực trạng của các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam:
• Các chính sách bắt buộc ít có giám sát, không cụ thể. Văn bản mang tính chủ trương, chưa có hướng dẫn cụ thể
• Các hoạt động hiện tại chỉ dừng lại ở việc kêu gọi các Bộ hoàn thiện khung pháp lý
• Chính sách Mua sắm công bền vững mặc dù đã có quy định, nhưng đang chậm thực thi do thiếu danh mục hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm thuộc danh mục mua sắm
• Các chính sách chủ yếu xoay quanh vận động, tuyên truyền hoặc chương trình khuyến mãi, giảm giá, chủ yếu ở cấp địa phương
Chính phủ có thể lựa chọn chính sách tiêu dùng xanh dựa vào khung lựa chọn chính sách tiêu dùng (Ts. Nguyễn Vũ Hùng – Nguyễn Thị Thúy Lan, Báo cáo hội
thảo quốc tế “Chính sách điều tiết mối quan hệ giữa dân số và phát triển”, 5/2016) gồm:
- Các qui tắc/qui định bắt buộc
- Các công cụ thị trường như thuế, phí
- Cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng như chiến dịch truyền thông, vận động, đào tạo, nhãn sinh thái
- Cam kết tự nguyện chẳng hạn như cam kết hành vi tiêu dùng xanh
Những phát hiện của nghiên cứu này có thể là nguồn tham khảo hữu hiệu cho các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh của chính phủ Việt Nam. Đầu tiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng ý định có tác động khá mạnh đến hành vi tiêu dùng xanh, yếu tố nhận thức về tính hiệu quả, yếu tố thu nhập, tính sẵn có của sản phẩm, quan tâm tới môi trường, thói quen mua hàng là những nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Vì vậy để thúc đẩy được tiêu dùng xanh, chính phủ và các cơ quan có liên quan cần phải có hệ thống
nhiều chính sách tác động đồng bộ, do hành vi người tiêu dùng là một vấn đề phức tạp. Một số chính sách và công cụ cụ thể được đề xuất như sau:
Thứ nhất, Yếu tố quan tâm tới môi trường và hình thành lên ý định tiêu dùng sản phẩm xanh hoàn toàn có thể được giải quyết thông qua giáo dục. Chính phủ Việt Nam vì vậy cần quan tâm hơn tới các chương trình giáo dục về môi trường ở cấp quốc gia và địa phương, đặc biệt ở các khu vực đô thị lớn. Trong tương lai, các chiến dịch giáo dục môi trường nên liên kết chặt chẽ hơn với cuộc sống hàng ngày của người dân và giáo dục nên có sự tham gia nhiều hơn để thúc đẩy hiểu biết chính xác về kiến thức về môi trường. Chính phủ có thể cân nhắc đưa các chương trình giảng dạy về môi trường vào trong chương trình học tập hàng ngày của học sinh cấp 1 và cấp 2 để cải thiện nhận thức môi trường và thông qua đó nâng cao nhận thức môi trường cho các thành viên khác trong gia đình. Chính phủ cũng nên quan tâm hơn đến các chương trình công khai theo tất cả các hướng dựa trên chương trình truyền hình, bởi vì truyền hình vẫn là một trong những hình thức truyền thông tin hữu hiệu nhất tới mọi người dân. Lồng ghép kiến thức môi trường vào trong các bộ phim truyền hình có thể có hiệu quả. Các chiến dịch truyền thông nên tập trung vào giải thích như thế nào và tại sao các cá nhân khi có nhận thức đúng cũng như có hành vi tiêu dùng xanh có thể giải quyết các vấn đề môi trường và chuyển điểm quan trọng của công tác tuyên truyền kiến thức thành kiến thức liên quan đến các hành vi tiêu dùng xanh. Với sự tăng trưởng về nhu cầu và sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng sẽ có xu hướng biến ý định thành hành vi tiêu dùng xanh.
Thứ hai, nhấn mạnh vào lợi ích cá nhân của hành vi tiêu xanh sẽ có hiệu quả hơn bởi lẽ người tiêu dùng có nhiều khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh khi họ nhận thức được đầy đủ hiệu quả của sản phẩm đối với sức khỏe của bản thân họ cũng như tác hại trực tiếp tới môi trường. Theo Feng và Reisner (2011), động lực kinh tế cho hoạt động sản xuất vì môi trường sẽ có hiệu quả cao khi kết hợp với các kênh tuyên truyền công bố công khai các lợi ích. Chẳng hạn như sự nhấn mạnh vào các lợi thế của máy nước nóng năng lượng mặt trời trong việc tiết kiệm điện và chi phí năng lượng hoặc thậm chí việc đưa ra trợ cấp sẽ tăng lượng người tiêu dùng sẵn sàng mua các sản phẩm xanh lên rất nhiều.
Bên cạnh đó để có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động tiêu dùng xanh, chính phủ Việt Nam cũng cần phải xây dựng các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các kênh phân phối và tiếp thị để càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm xanh đồng thời thúc đẩy niểm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh thông qua việc xây dựng và giám sát chặt chẽ hoạt động gắn nhãn xanh cho sản phẩm.
- Chương trình gắn nhãn xanh: do sản phẩm xanh có những tiêu chuẩn và đặc điểm khác với các sản phẩm thông thường vì vậy việc dán nhãn xanh để người tiêu dùng dễ dàng phân nhận diện sản phẩm xanh là một chương trình cần thiết nhất là khi niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng các sản phẩm trên thị trường Việt Nam nói chung và sản phẩm xanh nói riêng còn rất thấp.
- Chương trình hạn chế các chế phẩm có hại cho môi trường và tái chế: Cùng với sự gia tăng của mức sống của người dân, số lượng đồ dùng gia đình và rác thải sinh hoạt không phân huỷ ngày càng tăng. Chính phủ cần xây dựng quy trình thu gom và xử lý nước thải và rác thải để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Hiện nay có hai cách để hướng đến tiêu dùng xanh và định hướng sản xuất xanh cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Một là đầu tư cho đổi mới công nghệ và hai là tái sử dụng và tái chế chất thải. So với các nước, Việt Nam đang ở mức thu nhập trung bình thấp, việc đầu tư cho đổi mới công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc tái sử dụng và tái chế chất thải để tăng nguồn tài nguyên cho nền kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có chính sách đúng. Điều này chúng ta có thể học tập từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc. Thực tế ở Việt Nam, tái sử dụng và tái chế chất thải đã có truyền thống từ lâu, ví dụ ở các làng nghề truyền thống và việc buôn bán thu gom chất thải còn giá trị (như sắt, nhựa, giấy, bìa ...). Rác thải khó phân hủy của Việt Nam hiện nay gồm các bao bì làm từ vật liệu plastic và chất rắn, trong đó các bao bì khác đều được phân loại từ phía người tiêu dùng (để bán đồng nát) hoặc được thu nhặt bởi những người thu gom phế liệu, chỉ duy nhất sản phẩm túi nilon hiện tại rất khó thu gom bởi không tái chế được (túi
nilon phần lớn khi thải ra thị trường trong tình trạng bẩn hoặc đựng rác bẩn) vì vậy biện pháp tái chế túi nilon hiện tại không khả thi, chính phủ chỉ có thể tập trung vào hạn chế hành vi sử dụng túi nilong của người tiêu dùng. Cụ thể là khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử dụng túi nilon. Thay vì dùng túi nilon thì sử dụng túi đi chợ nhiều lần, túi giấy để đựng đồ đạc. Ngoài ra chính phủ có thể tuyên truyền để người bán hàng thay vì sử dụng túi nilon thông thường thì sử dụng túi nilon sinh học có khả năng tự phân hủy.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, do thu nhập và giá có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh nên trong giai đoạn ban đầu, để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cũng như tuyên truyền, khuyến khích cho sản phẩm xanh, chính phủ cần có chính sách trợ giá cho sản phẩm xanh để thúc đẩy tiêu dùng xanh. Chính sách và tài chính liên quan trợ cấp sẽ giành được ủng hộ từ người tiêu dùng và tăng đáng kể doanh số bán các sản phẩm xanh. Chính sách tài chính tương lai cần được mở rộng hơn cho các sản phẩm thân thiện môi trường và chú ý hơn đến giai đoạn sau tiêu thụ.
4.2.3 Kiến nghị đối với phƣơng diện ngƣời tiêu dùng
Nghiên cứu cho thấy hành vi tiêu dùng đang ngày càng đóng quan trọng đối với chất lượng sống của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hành vi tiêu dùng đã trở nên cực kì quan trọng để giải quyết các vấn đề về môi trường (Briceno & Stagl, 2006). Các yếu tố bền vững có thể dẫn đến một mô hình mới trong tiêu thụ thực phẩm (Schacht, Leal, Koppe, Struksnaes, & Busch- Stockfisch, 2010) và tiêu dùng xanh có thể mang lại giá trị không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho những nhà quản lý thị trường và những nhà sản xuất thực phẩm xanh (Alkon, 2008). Trong một nghiên cứu của Yang và cộng sự năm 2011 ở Trung Quốc cho thấy, vấn đề về môi trường liên quan đến thực phẩm gây rủi ro rất lớn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, tiêu dùng thực phẩm xanh có thể hữu ích không chỉ trong việc giải quyết vấn đề môi trường mà còn có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Sự hợp tác giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng và các bên liên quan khác có thể mang lại các giải pháp bền vững hơn trong hệ thống sản xuất - tiêu thụ (Partidario et al., 2007). Theo một hoàn cảnh như vậy, tích hợp
sự nỗ lực của các bên liên quan là vấn đề then chốt để thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm xanh.
Giá trị môi trường của người tiêu dùng là cần thiết để thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm xanh. Động cơ về mặt môi trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong việc mua thực phẩm xanh (Tobler et al., 2011). Những người dân quan tâm đến sinh thái, có thể làm tăng giá trị của môi trường có một động lực mạnh mẽ cho hành vi tiêu dùng bền vững (Seyfang, 2006).
Trong nghiên cứu này, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm hơn tới môi trường và cũng nhận thức rõ được hiệu quả của việc mua sắm thực phẩm sạch, thiết bị tiết kiệm điện cũng như hành vi sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hàng ngày tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam cũng cần tăng cường hơn nữa sự nhận thức về môi trường hay giá trị về môi trường. Với sự tăng cường về nhận thức, người tiêu dùng cũng cần hướng đến hành động mua sản phẩm xanh cũng như sử dụng các sản phẩm xanh trong thực tế.
Một trong những cách hiệu quả nhất để trở thành người tiêu dùng thông minh là tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ra quyết định mua cũng như tiêu dùng sản phẩm. Việc tìm hiểu kỹ thông tin sẽ giúp người tiêu dùng nâng cao được nhận thức trên nhiều phương diện: tác dụng của sản phẩm đối với sức khỏe và tài chính gia đình cũng như tác hại của sản phẩm đối với môi trường cả trong khi sản phẩm được sản xuất cũng như sản phẩm được sử dụng.
Ngoài việc đọc kỹ thành phần sản phẩm người tiêu dùng cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm để không những lựa chọn cho mình và gia đình những sản phẩm hiệu quả nhất mà còn sử dụng sản phẩm đúng cách. Việc này sẽ góp phần tăng tuổi thọ sản phẩm khiến cho thời gian sản phẩm bị hỏng hóc phải thải loại ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được nhiên vật liệu trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Đối với tình trạng thực phẩm bẩn lan tràn thị trường như hiện nay, hành vi hữu hiệu đầu tiên mà người tiêu dùng cần phải thực hiện là nói không với thực phẩm bẩn. Người tiêu dùng ngoài việc nhận thức rõ tác hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe của bản thân và gia đình cũng cần phải có kiến thức nhất định về thực phẩm sạch cũng như các kỹ năng cần thiết để nhận biết được thực phẩm sạch.
Ngoài việc kiểm tra kỹ xuất sứ sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần có kỹ năng cũng như công cụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ví dụ như máy đo thực phẩm an toàn, máy đo lượng nitrat tồn dư trong thực phẩm…
Đối với sản phẩm tiết kiệm điện, chi phí bỏ ra ban đầu có thể lớn hơn so với sản phẩm thông thường bởi lẽ giá bán của thiết bị tiết kiệm điện thường cao hơn tuy nhiên nếu so sánh với phần tiết kiệm điện năng trong suốt vòng đời của sản phẩm thì thiết bị tiết kiệm điện vẫn có giá trị kinh tế cao hơn. Chính vì vậy người tiêu dùng cần vượt qua được sự so sánh mức giá ban đầu để có được lựa chọn phù hợp nhất để ngoài tiết kiệm tài chính cho bản thân còn tiết kiệm điện năng và thông qua đó bảo vệ môi trường từ việc giảm nhiên liệu để sản xuất điện.
Đối với túi nilong, đây rõ ràng là một sản phẩm một khi thải loại ra môi trường thì rất khó phân hủy và ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường. Ngoài ra túi nilong cũng có tác động không tốt với sức khỏe con người nếu không được sử dụng đúng cách. Hiện tại túi nilong với những tiện ích và đặc biệt là giá rẻ rất được người bán hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, túi nilong đựng trực tiếp thực phẩm đặc biệt là với thực phẩm nóng ăn liền như sôi, bánh bao, nước chấm bún….hoặc đựng thực phẩm bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh cho nên người tiêu dùng cần kiên quyết không sử dụng túi nilong để đựng trực tiếp thực phẩm. Ngoài ra, để