Do cộng đồng tín đồ Islam (Muslim) ở Việt Nam chưa lớn (chủ yếu là người Chăm), nên mức độ ảnh hưởng không sâu rộng. Bởi vậy, tài liệu viết về tôn giáo này cho đến nay không nhiều, nhất là việc xem xét từ phương diện những vấn đề nổi lên hiện nay của Islamism.
Trong thời gian gần đây, khi những vấn đề liên quan đến thế giới Muslim trở nên nóng hơn bao giờ hết, thì cũng là lúc đánh dấu những nghiên cứu chuyên sâu của một số học giả trong nước về Islam.
Trong Vai trò của Hồi giáo trong đời sống chính trị hiện đại các nước Đông Nam Á (2004) của Ngơ Văn Doanh và Tơn giáo với đời sống chính trị - xã
hội ở một số nước trên thế giới (2012) của Nguyễn Văn Dũng, đã khái quát được
vai trò của một số khuynh hướng cơ bản của Islam đang tham dự vào nền chính trị khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, về cơ bản là các tác giả đứng trên góc độ xem xét chính trị - xã hội chứ khơng phải là góc độ giáo lý và hiện thực để tìm và lý giải căn nguyên sâu xa của những trào lưu Islam hiện nay.
Nghiên cứu Islam và văn hóa Islam (2013) là đề án do Ban Tơn giáo Chính phủ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát triển quan hệ các quốc gia vùng Vịnh nói riêng và các quốc gia Islam nói chung. Đồng thời, cung cấp thơng tin về Islam, văn hóa Islam để các tổ chức, cá nhân Việt Nam lấy đó làm cơ sở cho việc thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác, đầu tư hợp lý, hiệu quả với các đối tác theo tơn giáo Islam.
Với mục tiêu đó, đề án chủ yếu nghiên cứu về Islam trên bình diện văn hóa và khảo sát mối quan hệ của Việt Nam với Islam; từ lịch sử hình thành, phát triển đến những đặc trưng và vị trí của Islam, chính trị Islam và văn hóa
Islam, hệ thống pháp luật và thể chế chính trị ở các quốc gia Islam... nhằm đưa ra kiến nghị và giải pháp trong ứng xử với Islam.
Năm 2007, luận văn Thạc sỹ Triết học cũng là bước đầu nghiên cứu về Islamism của chính tác giả có tiêu đề: Islamism - một số vấn đề trong bối
cảnh tồn cầu hóa [40]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát một số nguyên nhân và hình thức biểu hiện của Islamism trên thế giới.
Những nghiên cứu chuyên sâu bằng tiếng Việt về Islamism trong bối cảnh tồn cầu hóa quả thực hiện vẫn rất ít. Hơn nữa, đứng trên góc độ Thiên Kinh, giáo lý, giới luật và lịch sử để giải thích về Islamism thì hiện nay chưa có tài liệu chuyên sâu nào ở Việt Nam bàn đến.
* Kết luận chung
Từ sự phân tích các cơng trình của các học giả trong và ngồi nước có
liên quan đến đề tài của luận án, có thể rút ra kết luận sau: