- Khối tài liệu trong nước
4.2.2. Mâu thuẫn giữa Thiên luật và Nhân luật
Islamism cho rằng, Islam (tơn giáo) khơng tương thích với dân chủ và hiện đại hóa. Vì ngay từ đầu, xã hội Islam đã được Allah Chỉ Dụ và Ban Luật cho con người. Vì thế, con người không thể thay đổi Thiên Luật.
Thực ra, Islam có cấu trúc tơn giáo đặc biệt nhất trong các tơn giáo. Đó là cấu trúc tôn giáo đồng nhất với xã hội ; tôn giáo là xã hội, xã hội là tơn giáo, khơng có sự phân định. Vì vậy, đây cũng là bi kịch của Islam trong điều kiện tồn cầu hóa. Trong thế giới hiện đại, nhập thế là một xu thế khách quan của mọi tôn giáo và xã hội. Với Islam, nếu nhập thế hoặc hiện đại hóa, nó buộc phải đụng chạm đến cốt tủy của Islam, là cấu trúc tôn giáo.
Để nhập thế, những nước Islam thế tục đã căn cứ vào bốn nguồn diễn giải Fiqh để hài hòa giữa Thiên luật và Nhân luật. Thế nhưng, những người theo trào lưu Chính thống và cực đoan lại không như vậy.
Theo họ, Thiên luật là tối thượng, con người phải tuân theo, không thể thay đổi; con người cũng không thể làm theo Nhân luật, vì Nhân luật thể hiện sự duy ý chí của con người.
Islamism cho rằng, sản phẩm đến từ văn minh Tây Phương như: tự do, bình quyền, luật pháp, chính trị, văn hóa hay cho vay nặng lãi… sẽ làm đảo lộn các giá trị vốn có của Islam và các điều luật đã được răn dạy trong Thiên Kinh Qur’an; và rằng xã hội Islam không thể tách biệt giữa nhà nước và tơn giáo. Vì từ thời đại của Nhà Tiên Tri, tôn giáo và nhà nước là một.
Đây là ý chí của chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và độc tài ở thế kỷ XXI. Và bi kịch là, khơng phải người ngồi đạo tạo ra thảm kịch như hôm nay cho Islam, mà chính do những người theo trào lưu Islam chính thống và cực đoan
tạo ra thảm kịch cho chính họ.
Căn cứ vào những gì đã phân tích ở trên về Thiên Luật, Luật của Allah được răn dạy trong Kinh Qur’an, thì mỗi tín đồ Islam và cộng đồng xã hội có thể lý giải luật Islam (fiqh ) để áp dụng vào đời sống xã hội mà vẫn khơng mất đi tính thiêng liêng của Thiên Luật.
Chính vì thế, nếu đọc kỹ Thiên Kinh, sẽ thấy Thiên luật được đề ra chung cho mọi tín đồ. Song, Allah lại cho họ quyền tự do lựa chọn là một tín đồ Islam hay khơng, qua việc anh ta tự nguyện tuân theo những Ý Chỉ của Allah.
Không những thế, Allah tạo dựng các tầng trời và trái đất, mọi sinh vật và con người là có lý do, mục đích của Ngài. Con người phải hiểu được ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại của họ trên trái đất này là gì? Tại sao họ xuất hiện để rồi biến mất trên mặt đất này?
Allah gửi đến thông điệp, con người hãy hưởng Hồng Ân từ Allah. Con người thay Ngài cai quản mặt đất và làm cho nó ngày càng tươi đẹp, đó là một cách để tạ ơn Ngài. Và vì điều đó, Ngài sẽ lại tưởng thưởng cho họ những gì tốt đẹp nhất, mà họ xứng đáng được hưởng.
Đây chính là luân lý cao đẹp mà tôn giáo nào cũng muốn chuyển tải đến cho mọi tín đồ, để hướng hành vi của mỗi tín đồ từ bỏ cái tầm thường, hữu hạn vươn lên cái cao cả, tuyệt đối. Nhờ đó, đời sống của con người dù hữu hạn, cũng trở nên có ý nghĩa hơn.
Vì vậy, để bảo vệ Thiên luật con người đã phải liên hiệp với nhau, cùng tạo ra Nhân luật để định hướng cho hoạt động của con người.
Điều này sau đó được nhà thần học Anh giáo, Richard Hooker (1554- 1600) nhấn mạnh: nhân luật là những thước đo đối với con người, mà vốn hành động của họ cần phải định hướng. Dù vậy, những thước đo họ có đó cũng được đo bằng các quy tắc cao hơn; đó là hai quy tắc: luật của Thượng Đế và luật của tự nhiên; vì thế mà Nhân luật phải được làm ra theo những luật chung của tự nhiên và không mâu thuẫn với bất kỳ luật xác thực nào của Kinh
Thánh; nếu khác đi, chúng sẽ tồi tệ khi được làm ra [55, tr.188].
Do đó, Nhân luật được làm ra để con người có thể bảo tồn được sở hữu của họ; và vì thế, luật của con người, dù là về loại gì chăng nữa, là sẵn có
từ sự chấp thuận. Cưỡng ép người ta phải làm bất kỳ điều bất tiện gì, xem ra là phi lý [55, tr.174, 184, 188]. Bởi vì, mục đích cao cả của con người gia nhập vào xã hội là việc thụ hưởng sở hữu của họ trong hịa bình và an tồn, cịn cơng cụ và phương tiện cao cả của điều này là luật pháp được thiết định trong xã hội [55, tr.183].
Điều này đã trở thành quy luật, chi phối mọi hình thái cộng đồng nhà nước, chính trị, tơn giáo ở những trình độ phát triển khác nhau.
Từ thời của Nhà Tiên Tri và sau đó, ơng và những vị Caliphe đã biết vận dụng nhuần nhuyễn Thiên Luật để chỉ đạo Nhân luật trong đời sống xã hội.
Ở bài thuyết giảng cuối cùng mang tính cách lịch sử của Islam, Nhà Tiên Tri đã gửi thơng điệp như sau đến tồn thể tín đồ Islam:
Hỡi quần chúng, các người hãy xem… tài sản và cuộc sống của các người là một sự thiêng liêng, những ai đang bảo quản của cải và có lời giao ước với chủ nhân của nó, thì hãy giữ lời mà đem hoàn trả lại theo lời giao ước đó, khơng được giành giựt và cướp bóc rồi giết hại lẫn nhau, không nên gây hại đến ai [144].
Đến sau này, những người Islam ơn hịa, theo chủ nghĩa thế tục cũng tỏ ra rất linh hoạt, mềm dẻo trong việc đề ra Nhân luật ở những quốc gia Islam như Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêxia…
Ngược lại, Islamism, đặc biệt là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Wahhabi, đã khiến xã hội Islam ở những nơi chúng thống trị quay trở về như thời kỳ Trung cổ ở châu Âu.
Họ, những người hoặc bám chặt lấy quá khứ, hoặc cực đoan với hiện đại, đã không hay cố tình khơng biết rằng, Thượng Đế đã trao tặng thế giới này chung cho tất cả mọi người, và cũng đã cho họ lý do để sử dụng nó nhằm
có được sự thuận lợi nhất và sự tiện nghi cho cuộc sống. Trái đất và tất cả những gì trên đó được trao cho con người, để nuôi nấng và đem lại sung túc cho sự sống của họ [54, tr.62].
Đó cũng là luật tự nhiên mà Thiên Luật chỉ ra cho con người, buộc mọi người phải tuân thủ, rằng tất cả đều bình đẳng và độc lập với nhau; dù đó là người Do Thái giáo hay tín đồ Kitơ giáo: ai có đức tin và làm việc thiện thì sẽ khơng sợ cũng khơng buồn. Bởi vì, những gì con người tạo ra, sẽ được trả lại cho họ đầy đủ [48, 2: 272; 5: 69].
Nhưng hơn mười thế kỷ sau, hậu duệ của Nhà Tiên tri, đã ngụy danh ông, hủy hoại danh tiếng của Nhà Tiên tri, đi ngược lại tất cả những gì ơng và những người kế cận đã từng dày công gây dựng.
Nếu hơm qua, vì tình trạng trên bán đảo Ả rập diễn ra chiến tranh liên miên, xã hội lạc hậu, đạo đức suy đồi,… Mohammad đã giương cao ngọn cờ Islam để thống nhất bán đảo Ả rập trong cùng một bổn phận với Thượng Đế; cấu trúc lại nền kinh tế - xã hội, tôn giáo, đạo đức, luân lý được thiết lập, củng cố. Một thời đại hoàng kim về tôn giáo, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… được xác lập mang tên nền văn minh Islam.
Thì hơm nay, nền văn minh ấy đang bị những kẻ bảo thủ, cực đoan, trục lợi nhân danh Allah làm hoen ố.
Xã hội Ả rập Xê út cũng nhận ra điều đó. Họ nhận ra rằng nền văn hóa của mình đang bị phân tách giữa một bên là nền kinh tế hiện đại và một bên, những lề thói xã hội xưa cũ - những mâu thuẫn mà nó khơng có đủ năng lực hay miễn cưỡng phải đối mặt [111, tr.265]. Như việc cho vay nặng lãi là một điều luật bị cấm trong Kinh Qur’an, hoặc người ta không được phép hưởng lãi từ các tài khoản tiết kiệm; nhưng, họ lại được phép hưởng những phần trăm hoa hồng khổng lồ thu được từ việc cho phép khai thác các mỏ dầu, mà lại không bị coi là trái với đạo luật [111, tr.245].
sách bảo thủ mà Islamism ở Ả rập đã thực thi trên bình diện xã hội.
Với sự suy diễn mơ hồ và sơ sài không thể chấp nhận được Islamism đã áp đặt loại giáo luật sắt thép làm cho cả quốc gia trở thành ngục tù và bầu khơng khí nặng nề khó thở; đó là những điều luật tước đi sự độ lượng và tình thương cho đồng loại. Họ đả phá nghệ thuật, cái đẹp và bất cứ những điều sáng tạo thuộc về trí tuệ đồng thời ép buộc mọi người phải có thái độ và hành động một cách máy móc và mù quáng [23, tr.145, 146]:
Âm nhạc, ca hát hay nhảy múa dưới mọi hình thức đều bị cấm
Tất cả mọi chương trình trên đài truyền hình đều bị cấm ngoại trừ chương trình tơn giáo (Islam)
Cấm tặng hoa Cấm vỗ tay ca ngợi
Cấm họa hình người hay động vật
Cấm diễn tuồng trên sân khấu hay bất cứ nơi nào vì nó diễn tả sự dối trá Cấm viết truyện vì nó dối trá
Cấm mặc áo có hình động vật hay hình con người Cấm khơng cho đàn ông cạo râu
Cấm ăn hay viết với bàn tay trái
Cấm đứng lên chào quan khách hay đứng lên tôn trọng lãnh tụ Cấm ăn mừng ngày sinh nhật cho Thiên Sứ
Cấm ni chó, ni mèo hay thú vật khác trong nhà
Như vậy, một điều hết sức mâu thuẫn là, trong khi không chấp nhận Nhân luật, chỉ đề cao, thần thánh hóa Thiên luật, và cho rằng, Islam là giải pháp; thì Islamism cực đoan lại áp dụng một cách mù quáng luật lệ hà khắc Wahhabi - điều luật cực đoan do chính con người soạn thảo nhằm đưa
Islam trở về thời kỳ ban đầu (ở Ả rập Xê út) hay Taliban ở Afghanistan, đưa ra những luật lệ hà khắc áp dụng lên toàn xã hội Afghanistan.
ma túy, lối sống lang chạ, nạn đồng tính luyến ái và đại dịch AIDS cùng nhau hồnh hành, và thói đạo đức giả dĩ nhiên còn dễ gặp hơn ở bất cứ nơi nào khác ở châu Âu hay Mỹ. Chỉ có điều, những vấn nạn đó khơng được bộc lộ rõ hoặc đem ra thảo luận công khai [111, tr.280].
Tiền tài đã làm xã hội Ả rập thay đổi rất nhiều, nhưng những chuyển biến này mới chỉ dừng lại ở bề nổi. Chúng không mang theo sự biến đổi trong tinh thần, trí tuệ của con người [111, tr.186].
Nếu xét từ góc độ lý thuyết, trong Kinh Qur’an đã chỉ rõ: Allah, Ngài là Đấng đã tạo cho con người Thính giác để nghe, Thị giác để nhìn và Lương tri để hiểu biết [48, 23:78]; thì trong hiện thực, con người hồn tồn có thể căn cứ vào đó để đề ra Nhân Luật áp dụng trong xã hội, để làm hài lòng Allah sáng tạo.
Nếu như vậy, Islam không đối lập với dân chủ và hiện đại hóa; chỉ có những kẻ độc tài, bảo thủ không muốn dân chủ và hiện đại hóa ở trên mảnh đất của Islam mà thôi.
Nhưng những tư tưởng cực đoan nhân danh tôn giáo đã không và không bao giờ muốn thấy hệ thống dân chủ và thế tục hóa, vì lợi ích của một nhóm độc tài. Họ muốn xây dựng quân đội, đàn áp những thành phần đối lập, cấm thành lập các đảng phái tôn giáo, mà thực chất là phản đối lại nền dân chủ Islam, nhằm củng cố quyền lực và thủ tiêu các nhà dân chủ.
Vì thế, tham nhũng, gian lận chính trị, củng cố địa vị chuyên chế của các nhà cầm quyền, chính là nguyên nhân ra đời và áp dụng Nhân Luật của Chủ nghĩa cực đoan lên các xã hội Islam hiện nay.
Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến sự can thiệp một cách có chủ đích của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong quá trình hình thành nền dân chủ ở những quốc gia Islam.
Muốn hay không, thừa nhận hay cố tình phớt lờ, Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm của mình trong việc nền dân chủ của các nước Islam đã bị bóp chết từ trong trứng nước, bởi những kẻ cực đoan, độc tài, phản động và
những chính sách can thiệp “khó hiểu” của phương Tây, Mỹ vào những thời khắc quyết tử của nền dân chủ.
Trong “Lá thư gửi nước Mỹ”, xuất bản năm 2002, Bin Laden đã cáo
buộc sự vô đạo đức của nước Mỹ và đưa ra một danh sách các điều bất mãn với nước Mỹ, từ việc thương mại hoá và tình dục hố người phụ nữ, sự huỷ hoại môi trường, đạo đức suy đồi - cho tới việc sử dụng bạo lực chống lại người Muslim [108, tr.9 - 10].
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, quan điểm trong bức thư này không chỉ thể hiện sự điên cuồng của kẻ sùng tín nhân danh tơn giáo; mà cịn phản ánh những bất bình đối với nước Mỹ của những người Islam ơn hồ.
Lịch sử của Iran, Afghanistan, Pakistan, Algeria, Libi, Tunisia, Moroco, Ai cập, Irắc và thế giới Ả rập Xê út… những nước mới nhen nhóm ngọn lửa dân chủ, cải cách, đã bị dìm trong bể máu, dập vùi khơng thương tiếc. Là sản phẩm của một giai đoạn bị thực dân phương Tây xâm lấn, vết thương ấy, đến giờ chưa lành để các quốc gia này tiếp nhận những luồng gió cải cách mới [7, tr.101-161]. Cuối cùng, họ phải quay trở về con đường bảo thủ, nền chính trị, tơn giáo thần quyền, như là liều thuốc kháng thể đối với sự xảo trá của phương Tây và sự nổi loạn của các bè phái trong nội bộ Islam. Quá trình thế tục hóa, dân chủ vừa mới nhìn thấy những ngày tươi sáng thì đã nhanh chóng vụt tắt; như Francois Burgat đã ví “dân chủ của Islam đơm hoa nhưng khơng kết trái” [101, tr.94].
Vì vậy, chưa có một lối thoát cho những bất ổn mang tên Islam; “Mùa xuân Ả rập”, và các vụ bạo loạn ở Ai cập, Trung Đông là minh chứng rõ ràng cho điều này. Tuy nhiên, một điều cũng có thể hy vọng về tiến trình dân chủ, hiện đại hóa ở các quốc gia Islam nếu nhìn vào lịch sử Kitơ giáo.
Sau 700 năm tiến hóa khơng ngừng cho đến ngày nay, từ một lực lượng phản động trong thời kỳ Trung cổ, Kitô giáo giờ đây đã trở thành một phần của nền dân chủ. Do đó, Islam nếu đủ nỗ lực và thời gian, sự chuyển đổi sang
quá trình dân chủ sẽ thành công trên cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Tóm lại, nhận thức và hành động, mục tiêu và phương tiện của Islamism (chính thống và cực đoan) là không phù hợp với giáo lý và hiện thực. Vì vậy, hai khuynh hướng này không thể đại diện hay nhân danh cho toàn bộ nền văn minh Islam, để tập hợp sức mạnh của số đơng tín đồ tạo ra sự thay đổi.