Một số vấn đề đặt ra liên quan đến Islamism hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 139 - 140)

- Khối tài liệu trong nước

4.3. Một số vấn đề đặt ra liên quan đến Islamism hiện nay

Căn cứ vào thực tiễn hiện nay của thế giới Islam nói chung, có thể nhận định, trong những năm tới, tư tưởng của Islamism vẫn là thành trì tinh thần đối với khối tín đồ theo trào lưu này. Sự chuyển mình của Islamism theo hướng tích cực (nếu có) thì chỉ diễn ra ở từng bộ phận, quốc gia khác nhau. Sự chuyển mình của Islam nói chung, Islamism nói riêng trong thập niên tới phụ thuộc vào các bên, Islam ơn hịa và thế tục, Islam chính thống và cực đoan cũng như nhận thức và hành động của thế giới bên ngoài, đặc biệt là phương Tây và Mỹ. Nói cách khác, nếu tất cả những nguyên nhân để xuất hiện Islamism chưa mất đi, thì Islamism vẫn cịn lý do để tồn tại và làm mưa làm gió trên bán đảo Ả rập, Trung Đông, Bắc phi và một số nơi trên thế giới.

Thứ nữa, đối với Việt Nam, là một trong số các quốc gia ĐNA có cộng đồng người Chăm theo đạo Islam (dù số lượng khơng lớn), nhưng trong điều kiện tồn cầu hóa hội nhập khu vực và quốc tế, thì khả năng gia tăng ảnh hưởng của trào lưu tôn giáo này là chuyện cần tính đến trong quá trình hội nhập, đặc biệt phải lường tính những tác động tiêu cực có thể có của các phần tử Islam cực đoan, khủng bố từ bên ngoài.

Từ những phân tích trên cho thấy, nếu Islamism nổi lên như một vấn đề thời sự hiện nay, thì những vấn đề khác kéo theo nó cũng thời sự khơng kém; đó là: liệu trong tương lai cộng đồng Islam có thể cùng chung sống hịa bình

với những cộng đồng khác trên thế giới hay không?

Nếu giả định rằng, những vấn đề như vậy nhận được câu trả lời tích cực, thì vẫn cịn những vấn đề khác nảy sinh sau đó: vậy trách nhiệm của cộng đồng Islam đến đâu và trách nhiệm của các nền văn minh khác đến đâu trong việc ngăn chặn Islam khủng bố (một biến thể của chủ nghĩa cực đoan nói trên)?

Bất chấp những luận chứng về sự va chạm của các nền văn minh của Huntington, dẫu sao lịch sử nhân loại cũng đã chứng kiến một thời gian dài các tôn giáo cùng chung sống hịa bình. Xem ra, cùng tồn tại mang tính quy luật hơn là xung đột. Từ đó, có thể thấy rằng, những luận điệu về một cuộc đụng độ không tránh khỏi giữa các tôn giáo là không thuyết phục.

Ngược lại, với cách lập luận của Huntington, nhiều học giả khẳng định, không phải sự khác biệt giữa văn hoá, lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ… là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các nền văn minh; mà xét đến cùng, mọi sự xung đột, chiến tranh, bạo lực trong lịch sử đều là sự xung đột giữa các hệ tư tưởng; mà những hệ tư tưởng này đại diện cho lợi ích kinh tế của những nhóm người, tập đồn người nhất định [81, tr.839 - 840].

Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quên rằng, tương lai của chúng ta phụ thuộc vào chính hành động hiện tại của chúng ta. Nếu như vậy, vấn đề sẽ là ở chỗ: làm thế nào giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các nền văn hoá - văn minh khác nhau?

Căn cứ vào những gì đã phân tích trong luận án về Islamism, có thể nhận thấy sự khác biệt mang tính đặc thù cho giải pháp mang tên Islamism là, để tránh hoặc giảm thiểu những xung đột, tổn thất trong nội bộ thế giới Islam mà Islamism đang góp phần tham dự, đòi hỏi sự thay đổi tích cực từ chính những người Islam nói chung, người Islam chính thống và cực đoan nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)