Sử dụng bạo lực, gây tội ác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 121 - 125)

- Khối tài liệu trong nước

4.1.3. Sử dụng bạo lực, gây tội ác

Theo Islamism, quy tắc của Islam phải được thiết lập bởi bạo lực (thánh chiến - Jihad). Điều này có thể bao gồm khủng bố và các hành động khủng bố và mỗi người Islam phải được chuẩn bị sẵn sàng cho hành động Jihad.

Thế nhưng, chính những kẻ đang nhân danh Islam lại khơng biết rằng, Allah không dẫn dắt những kẻ phạm tội, giết người, áp bức [48, 40: 28].

Allah kêu gọi, hãy chiến đấu (Jihad) cho Allah như một nghĩa vụ đối với Ngài. Ngài đã chọn các người để làm việc đó; và Ngài đã khơng đặt gánh nặng lên các người trong tôn giáo [48, 22: 78]. Vậy mà những kẻ khủng bố,

cực đoan đã kêu gọi bạo lực, thánh chiến vì Allah. Vì Allah, chúng đã phá hủy các giá trị tôn giáo, sát hại dân thường, phụ nữ và trẻ nhỏ, chúng tự đặt ra “Nhân luật” hà khắc, nghiệt ngã trên bán đảo Ả rập, khu vực Trung Đông và các nền văn minh khác. Những gì chúng nói và làm đều đi ngược lại giá trị nhân văn, nhân bản của con người, kể cả người trong cùng một tôn giáo Islam. Vụ 11/9, khủng bố Islam giết hơn 3000 người ngoài đạo, nhưng trong những năm qua, chúng đã giết một con số lớn hơn thế rất nhiều là những người Muslim vô tội.

Allah không cho phép họ làm vậy. Chỉ Allah mới có quyền xét xử vào Ngày Phán Xét; vì thế khơng ai hay nhóm người nào được phép nhân danh của Người [48, 26: 216, 217; 42: 14, 15] để giết hại người vơ tội, bởi vì sinh mạng ấy đã được Allah làm cho linh thiêng [48, 6:51].

Nhưng, Chủ nghĩa Khủng bố Islam và Islam cực đoan đã nhân danh Islam làm điều đó với tất cả những người vơ tội, ở nhiều nơi trên thế giới.

Cực đoan hơn, Islamism sẵn sàng kết luận người Muslim khác và các chế độ Islam là dị giáo (takfir), nếu không theo lý thuyết tôn giáo của họ.

Kinh Qur’an không “tiết lộ” như vậy: Hãy thiết dựng tôn giáo và chớ chia rẽ (thành giáo phái trong đó) [48, 42: 13]. Cịn những ai đã phân chia tơn giáo của họ và chia rẽ thành giáo phái, Ngươi chẳng có gì quan hệ đến họ. Cơng việc của họ chỉ quan hệ đến Allah. Rồi Ngài sẽ cho họ biết về những điều họ đã từng làm [48, 6: 159; 23: 53,54]. Và cũng đừng bao giờ trở thành như những ai đã chia rẽ (tôn giáo) và tranh chấp lẫn nhau sau khi đã tiếp thu các bằng chứng rõ ràng và họ là những kẻ sẽ nhận một sự trừng phạt vô cùng to lớn [48, 3: 105].

Nếu họ có khác nhau, về màu da, ngôn ngữ, cũng đều là tạo vật của Allah [48, 30: 22]; nếu có người hơn, người kém, cấp bậc cao hay thấp, đó là Allah tạo ra để thử thách con người với món quà mà Ngài đã ban cho họ, là nối nghiệp Ngài trên mặt đất [48, 6: 165].

thay Allah. Ngài cho con người quyền tự quyết định số phận của mình. Nhưng nếu con người đã lỡ làm điều sai trái, rồi sau đó làm việc thiện để chuộc điều ác thì thì Allah cũng Tha Thứ, Khoan Dung [48, 27: 11].

Nhưng Islam cực đoan, khủng bố đã đi rất xa so với những lời răn dạy của Allah. Những gì chúng rao giảng đi ngược lại các giá trị Chân, Thiện, Mỹ mà loài người đã phấn đấu. Hàng ngày, hàng giờ chúng tạo ra nỗi khiếp đảm cho bao sinh mệnh trên trái đất. Những hành động khủng bố của chúng ngay từ đầu và cả sau này, sẽ không bao giờ đi theo tinh thần Thanh Khiết của Thiên Khải trong Kinh Qur’an. Vì vậy, càng không bao giờ có thể đại diện cho trái tim và khối óc của hơn một tỉ tín đồ đang quy phục Thượng Đế.

Islamism cực đoan, khủng bố đã bị lạc đạo.

Tại sao họ lạc đường? Bởi vì sự thái quá của họ, nên Allah đã đánh lạc hướng họ và vì vậy, họ sẽ khơng được gặp một người Dẫn Đường nào [48, 7: 186]. Thái quá không phải là phẩm chất được Allah yêu quý: chớ nghe theo lệnh của những kẻ thái quá, tội lỗi [48, 26: 151].

Vì vậy, Theo Thiên Kinh, chỉ được sử dụng Jihad nếu: tự vệ sau khi bị áp bức thì sẽ khơng có lý do nào để khiển trách họ. Nhưng lý do để khiển trách chỉ được áp dụng đối với những ai áp bức con người một cách sai quấy và dấy loạn trên trái đất khơng có lý do chính đáng, bất chấp lẽ phải và sự thật [48, 42: 42].

Đây cũng chính là tinh thần pháp luật tiến bộ của Islam trong quá khứ. Theo những nhà nghiên cứu về Islam trong lịch sử, sau khi thống nhất bán đảo Ả rập, ngọn cờ có hình trăng lưỡi liềm của Islam đã thống trị khắp châu Âu và một phần châu Á. Nhưng dân cư ở các quốc gia đó tự nguyện, gia nhập đội qn Islam rất đơng, đó một phần là vì luân lý, luật pháp và tôn giáo của đạo Islam đã lay cảm được phần đơng dân chúng vơ tình thành hữu tình, nghèo khổ thành thịnh vượng, và các nền văn hóa cùng giao thoa với văn hóa Islam, chưa thấy có tài liệu nào nói về sự chống đối, kháng cự Islam.

bởi Islam; điều đó có thể tìm thấy trong Kinh điển Qur’an. Hơn nữa, Islam đã chứng tỏ nó có thể là tấm gương cho nhân loại vì những gì đã đạt được và những khát vọng hướng đến qua những thành tựu rực rỡ của khoa học, triết học, nghệ thuật, y học, kiến trúc… ở thời kỳ Trung cổ, trong khi châu Âu đang lạc hậu, chậm phát triển.

Vậy là Islamism cực đoan và Chủ nghĩa khủng bố mới chính là những kẻ trái quấy, bất tuân theo Chính Đạo. Thánh chiến phá hủy nền hịa bình, nó khơng cịn mang một ý nghĩa cao đẹp là tự tranh đấu với những cám dỗ, sai trái nơi bản thân để hoàn thiện mình trước Allah, hay tranh đấu vì chính nghĩa, cơng bằng và lẽ phải.

Vấn đề cốt lõi ở đây là bất cứ tư tưởng hay tín điều nào mà Islamism cực đoan muốn đưa ra đều thể hiện sự bạo động và hiếu chiến [25, tr.200].

Đó là vì họ đã nhìn vấn đề từ lăng kính quá khích cho nên mặc dù lời chỉ dạy trong Thiên Kinh Qur’an có ơn hồ đến mức nào đi chăng nữa nhưng khi đã qua lăng kính đó rồi thì sẽ trở nên q khích mà thơi. Cùng một thước đo, họ đã thiết kế mọi nỗ lực, tìm kiếm mọi phương hướng để mang thế giới quan của họ vào trong trào lưu Islam. Vì Islam cực đoan và thế giới quan của họ đi ngược với tinh thần của Qur’an cho nên đã cả gan dám cơng bố những câu kinh đó bị huỷ bỏ, nhưng không phải từ sự diễn giải thiển cận của con người mà họ quy cho Thượng Đế. Với mưu mẹo lật lọng đó, họ đã tìm cách trốn tránh trách nhiệm và trút lên hết cho Thượng Đế [23, tr.200- 201].

Vì vậy, về phương diện giáo lý, Islam bảo thủ, cực đoan không chỉ hiểu sai tinh thần của Thiên Kinh, mà trên phương diện thực tiễn, họ còn đi ngược lại những giá trị liên tôn mà lồi người đã dày cơng vun đắp.

Điều đáng bàn ở đây là: Islamism cực đoan khơng bao giờ và khơng khi nào có thể nhân danh hay đại diện cho Islam nói chung. Islam là một tơn giáo lớn - một tơn giáo đã đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóa - văn minh của tồn nhân loại. Do đó, việc đánh đồng Islam với chính trị và xa hơn nữa là -

với chủ nghĩa khủng bố - vốn không phải là cách làm đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)