- Khối tài liệu trong nước
2.3.2. Những tác động tiêu cực
Theo một số học giả Islam, tồn cầu hóa đã được người Islam biết đến gồm ba giai đoạn, với những thời cơ và thách thức khác nhau [105].
Giai đoạn thứ nhất diễn ra vào khoảng thế kỷ thứ V, thứ VI, bằng sự giao thương trên Con đường tơ lụa; bán đảo Ả rập là trạm trung chuyển quan trọng của con đường thương mại này. Thách thức của tồn cầu hóa ở giai đoạn này trên bán đảo Ả rập đã dẫn đến sự ra đời của Islam và là điều kiện hàng đầu để Islam mở rộng đế chế tơn giáo - chính trị của nó ra bên ngồi.
Giai đoạn thứ hai là thời kỳ cuộc xâm lược thực dân của các đế quốc lớn như Anh, Pháp, Ý. Giai đoạn này để lại dấu ấn nặng nề lên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống của các nước bị xâm lược. Với những thách thức về nền văn hóa mới, triết lý chính trị và đạo đức phương Tây và thành tựu khoa học, công nghệ mới… đã tạo ra sự chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội thuộc địa.
Tuy nhiên, theo nhiều học giả Islam, những thách thức của giai đoạn này tuy nghiêm trọng, song ở khía cạnh nào đó, nó lại có lợi cho chính những người Islam vì nó khuấy động suy nghĩ của họ và là nguyên nhân gây ra sự nổi lên của giới trí thức Islam [105].
Giai đoạn thứ ba của tồn cầu hóa là những gì mà chúng ta đang đối mặt. Những thách thức của giai đoạn này khác với hai làn sóng trước ở chỗ: khơng có thuộc địa về chính trị, nhưng có thuộc địa về kinh tế; khơng có sự thống trị bằng bạo lực, súng ống nhưng có sự thống trị về tài chính; bạo lực khơng hiện diện khắp mọi nơi nhưng vẫn có ở những nước như Irắc, Libi, Afghanistan, Ai cập, Pakistan…
Đây có lẽ là giai đoạn đưa lại nhiều thách thức và gây ra nhiều đau thương nhất cho cộng đồng người Islam nói chung. Theo họ, tồn cầu hóa đang làm xói mịn các giá trị tôn giáo Islam, làm bần cùng hóa họ trên phương diện kinh tế và nơ dịch hóa họ về chính trị và tinh thần. Và trên nhất, tồn cầu hóa đã và đang khiến cho các hiện tượng nổi lên trong thế giới Islam trở nên nóng hơn bao giờ hết. Đây chính là thách thức lớn nhất của tồn cầu hóa đối với cộng đồng Muslim. Sự khuếch trương những hình thức của Islamism trong những thập niên gần đây cũng được coi là sự phản ứng với tồn cầu hóa.
Bởi vì, theo họ, những sản phẩm từ phương Tây với những thủ đoạn chính trị, kinh tế; sự suy đồi về văn hóa, lối sống và sự đảo lộn các hệ giá trị mới chính là cái có thể làm mất đi bản sắc của họ. Do vậy, họ chống lại tồn cầu hóa bằng những hình thức khác nhau, nhằm bảo vệ, duy trì bản sắc văn hóa, tơn giáo của họ. Chẳng hạn, mục tiêu chính của Bin Laden là “giải thoát” Ả rập Xê út khỏi người nước ngoài và ảnh hưởng của ngoại quốc [23, tr.595]. Điều đó đã dẫn đến sự ra đời của Islamism chính thống và Islamism cực đoan.
Nếu xét ở phương diện văn hóa và so với các nền văn minh khác, thì cộng đồng Muslim tỏ ra khó khăn trong việc hội nhập tồn cầu hóa hơn cả. Lý giải điều này trên cơ sở tìm về cấu trúc tơn giáo của Islam. Do vậy, tồn cầu hóa tác động khiến Islam nóng lên là điều có thể lý giải được trong những năm gần đây.
Thứ nhất là, tồn cầu hóa làm cho các vấn đề về kết cấu xã hội - tôn giáo của Islam đứng trước nhiều nguy cơ, thậm chí bị phá vỡ.
Bởi vì, từ sơ kỳ, Islam không chỉ là một tôn giáo, mà cịn là tồn bộ phương cách sống của tồn bộ tín đồ Muslim, bất phân biệt. Đây là đặc trưng khác biệt nhất của Islam so với các tôn giáo khác. Tôn giáo là phương thức liên kết vững chắc nhất giữa các tín đồ và cộng đồng Muslim.
Giờ đây, các cấu trúc xã hội Islam dường như đang bị đục thủng bởi sự tương tác mang tính tồn cầu. Islam dường như không đủ sức lý giải tất cả những bài toán về kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, các mơ hình xã hội Islam đụng chạm đến những vấn đề mà bất kỳ tôn giáo nào cũng gặp và phải giải quyết, đó là vấn
đề giữa truyền thống và hiện đại, bản sắc và đa dạng, giữa thần quyền hay thế
tục hóa.
"Quay trở về với những giáo lý truyền thống", "thế tục hóa"; hoặc "chống lại hiện đại hóa" là những phản ứng của Islam trước tồn cầu hóa. Vì vậy, trong thế giới Islam có ba khuynh hướng đang tồn tại đan xen, được xem là ba phản ứng của thế giới Muslim trước hiện thực toàn cầu hóa.
Phản ứng thứ nhất là, chấp nhận tồn cầu hóa và hiện đại hóa; phản ứng thứ hai ngược lại với phản ứng thứ nhất, muốn xã hội Islam quay trở lại như thời sơ kỳ, và mong muốn xây dựng một xã hội dựa trên những nguyên tắc của Islam, cho dù phải dùng phương pháp cực đoan; phản ứng thứ ba là, những người Muslim đang đứng giữa sự lựa chọn của quá khứ và hiện đại. Phản ứng này dẫn đến sự ra đời của mơ hình nhà nước Islam thế tục, như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Inđônêxia.
Phản ứng thứ hai được xem là “tấm thảm kịch Islam” [159], [160], gây ra tổn thất lớn không chỉ cho cộng đồng Muslim mà cịn cả những người ngồi đạo.
Phản ứng thứ ba đang chịu sự lôi kéo từ hai lựa chọn trên và được kỳ vọng là tạo ra cán cân lực lượng nếu kết hợp với những tín đồ Muslim thế tục lên án và cô lập hành động của những tín đồ theo phản ứng thứ hai.
Với ba phản ứng trên của thế giới Muslim, đã dẫn đến sự đổi thay trong cấu trúc tơn giáo, chính trị - xã hội của Islam ở những nước khác nhau, thì vị trí của tơn giáo Islam trong đời sống xã hội là khác nhau.
Thứ hai là, tồn cầu hóa khiến cho Islam trở thành một sức mạnh
Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến thế giới Islam nói chung, Islamism nói riêng chỉ thực sự rõ nét khi tất cả đã và đang tạo ra sự đảo lộn trong cấu trúc đời sống tôn giáo của Islam. Điều đó khiến cho nhu cầu tự khẳng định và bảo tồn kết cấu tôn giáo ở các nước Islam trước áp lực của tồn cầu hóa được gia tăng, sự ra đời của Islamism là một minh chứng cho sự phản ứng ấy.
Islam cũng như các tôn giáo khác, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhưng lại bị biến dạng rõ rệt nhất khi cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thay đổi. Điều này có thể lý giải nếu xem Islam không chỉ là một tôn giáo mà cịn phương cách sống của mọi tín đồ, bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống xã hội, như nó đã từng. Ở những quốc gia khác nhau, mức độ phản ứng của tơn giáo trước tồn cầu hóa là khác nhau.
Điều đó cho thấy, khi đời sống vật chất và những cội rễ của tôn giáo,
tinh thần bị lung lay bởi hiện thực tồn cầu hóa, thì tơn giáo đang chấn hưng trở lại, tái cấu trúc diện mạo cũng như mô hình xã hội của các nước Islam: hoặc thâm nhập hoàn toàn vào quyền lực nhà nước (các quốc gia Islam); hoặc chia sẻ quyền lực chính trị với nhà nước (các quốc gia lấy Islam làm quốc giáo); hoặc giữ vai trò liên kết các cộng đồng sắc tộc để tạo ra khuynh
hướng tự giải quyết chính trị hay li khai…
Thứ ba là, trước nguy cơ bị xâm thực về văn hóa, tơn giáo, các tín đồ Islam lựa chọn nhiều trạng thái phản ứng khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Nhưng nhiều hơn cả trong số đó là địi hỏi sự trở về những giáo lý
tôn giáo để khẳng định bản sắc của cá thể hoặc cộng đồng trong xu thế
tồn cầu (tuy nhiên, họ có trở về với giáo lý nguyên thủy hay không lại là một
chuyện khác, và luận án sẽ bàn đến trong chương sau).
Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, một điều dễ nhận thấy trong cộng đồng Muslim là xuất hiện ngày càng nhiều các phong trào, khuynh hướng tôn giáo kết hợp với các vấn đề chính trị - xã hội, như: phong trào chống tồn cầu hóa, chống phương Tây hóa… Trong các phong trào hiện thực này, bản sắc
tôn giáo Islam luôn được coi là ngọn cờ đi đầu, là vầng trăng khuyết chỉ đường trong đêm tối cho các tín đồ Islamism. Song, xét đến cùng, các phong trào và khuynh hướng chính trị mang màu sắc tôn giáo này là sự phản ứng của Islamism trước sự tác động của tồn cầu hóa; đó là sự chống lại thế tục hóa và hiện đại hóa của một bộ phận người Muslim.
Theo họ, trước kia, Nhà Tiên tri của họ đã từng giương cao ngọn cờ tôn giáo Islam để quy phục tồn bộ các tín đồ trong một niềm tin tôn giáo. Giờ đây, họ cũng làm như vậy để mong muốn phục hưng lại các giá trị của Islam. Có lẽ vì vậy, người ta dễ đánh đồng các phong trào này (Islamism) với một tơn giáo có chiều dài lịch sử và có vị trí lớn thứ hai trên thế giới (Islam).
Như vậy, tồn cầu hóa bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp tác động lên thế giới Islam; làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội Islam trên cả hai phương diện cá thể và và cộng đồng.
Theo nhận định của một chuyên gia phương Tây, có một bộ phận khơng nhỏ người Islam khơng thể thích nghi với tồn cầu hóa, họ trở nên cực đoan và sẵn sàng khủng bố. Đó là những kẻ thánh chiến - những kẻ mong muốn tất cả nhân loại phải thuần phục, tức là “tin và vâng theo”Islam; và để đi đến mục đích ấy thì sự sụp đổ của châu Âu là điều kiện tiên quyết [73, tr.7 - 8].
Và một điều nữa, nền văn hóa Âu - Mỹ với những giá trị Kitô giáo giáo nổi trội cũng khơng bao giờ chấp nhận để Islam chiếm vị trí thống trị đời sống tinh thần, nhất là khi nó ý thức được rằng, Islam ln muốn làm như vậy. Một thí dụ về động thái đó: ngày 15/3/2004, nước Pháp đã thi hành lệnh cấm tất cả các biểu tượng tôn giáo tại các trường học. Lệnh cấm bao gồm thánh giá của đạo Kitô giáo, mũ chỏm của đạo Do Thái, nhưng mục tiêu chính là khăn đội đầu và mạng che mặt của đạo Islam. Một vài bang của Đức cũng thông qua lệnh cấm như vậy, thậm chí những nước châu Âu khác cũng đã áp dụng.
Với tín đồ Muslim, đó là một hình thức bá quyền văn hóa, tơn giáo trong tồn cầu hóa. Nhìn lại lịch sử của Do Thái giáo, Kitô giáo giáo và Islam
giáo, mặc dù đã từng cùng vay mượn, cùng chung sống nhưng vẫn có sự xung đột về tinh thần giữa các tín đồ của ba tơn giáo này. Tồn cầu hóa là dung mơi khiến sự xung đột ấy trở nên kịch tính và bi thương hơn bao giờ hết.
Trong tồn cầu hóa, sự tương tác, lệ thuộc vào nhau của Islamism với thế giới bên ngoài được thể hiện rõ ràng qua mối giao hảo giữa Ả rập Xê út với Washington. Một mặt, người bạn Mỹ tốt lờ đi việc Ả rập Xê út tài trợ cho các nhóm cuồng tín, cực đoan và khủng bố, chứa chấp những kẻ bị truy nã quốc tế. Mặt khác, Mỹ tích cực tìm và nhận hỗ trợ tài chính từ phía Ả rập cho cuộc chiến của Osama Bin Laden ở Afghanistan chống lại Liên Xô [65, tr.257]. Dưới
nhiều chiêu bài khác nhau, tinh vi và xảo trá, Mỹ đã phát động và mưu tính xây dựng chế độ toàn trị, thay thế cho chủ nghĩa thực dân trước kia.
Thế giới Islam cảm nhận sâu sắc được điều đó. Để phản ứng lại, một số tự khẳng định bản sắc bằng việc kiên quyết độc lập về kinh tế; số khác lệ thuộc vào bên ngồi khơng chỉ về kinh tế mà còn về ý thức hệ.
Một số không bị kịch bản tài trợ kinh tế của Mỹ mua chuộc, nhưng cũng nhanh chóng bị Mỹ tạo ra kịch bản nhà cầm quyền vi phạm luật pháp quốc tế, và nhanh chóng sau đó, Mỹ dốc tồn lực đơn phương tấn công quân sự vào những quốc gia này. Số khác thỏa hiệp với bên ngồi (khơng ai khác là Mỹ) nhằm bảo vệ đế chế cầm quyền bảo thủ, cực đoan như vương triều Ả rập là một minh chứng rõ nét.
Do đó, có quan điểm cho rằng, tồn cầu hóa hay phương Tây hóa, hay
Mỹ hóa? Dù là gì đi chăng nữa, thực sự, tồn cầu hóa đã làm thay đổi và đảo lộn tồn bộ đời sống của mọi tín đồ Islam.
Điều này có thể lý giải khi cơ sở kinh tế - xã hội thay đổi, thì kiến trúc
tượng thượng tầng chính trị và pháp lý, tôn giáo và đạo đức... sớm hay muộn sẽ thay đổi theo. Vì thế, khi đời sống thế tục đổi thay, thì giới luật khơng thể không
bị đụng chạm, và dễ hiểu tại sao khi tồn cầu hóa đến gõ cửa thế giới Islam thì phong trào Thánh chiến ở khu vực này lại trỗi dậy mạnh mẽ đến vậy.
Cố nhiên, không phải tín đồ Islam nào cũng hành xử như vậy trong cuộc giao lưu toàn cầu này. Những kẻ cuồng tín là số ít, song hậu quả của chúng gây ra thì quá lớn đối với toàn bộ cộng đồng Islam.
Như vậy, sự tác động của tồn cầu hố đến Islam cũng hết sức đa dạng; cần phải xem xét ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với Islam nói chung, Islamism nói riêng trên nhiều góc độ để nhận diện rõ bản chất của các xu hướng nổi lên hiện nay của Islamism.
Tiểu kết chương 2
Theo nghĩa rộng, Islamism là “sản phẩm” đặc biệt có sự kết hợp giữa thần học và truyền thống tôn giáo của Islam với các học thuyết chính trị - xã hội đương đại. Nói cách khác, Islamism là sự tập trung các học thuyết chính trị - xã hội của Islam.
Theo nghĩa hẹp, Islamism là học thuyết chính trị - tơn giáo đặc biệt của Islam. Nó là dạng thức đặc biệt vì, Islamism là một dạng tư tưởng chính trị - xã hội nhưng vẫn mang màu sắc tơn giáo rõ nét; thứ nữa, nó khơng chỉ ảnh hưởng mà cịn có thể quyết định đến diện mạo của các nước Islam.
Học thuyết này gồm nhiều xu hướng khác nhau, song như phần 2.1.1. đã kết luận, luận án sẽ chỉ tập trung vào hai hình thái cơ bản của Islamism là: Islam chính thống và Islam cực đoan để luận giải một số vấn đề liên quan trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Trong xu thế toàn cầu, đứng trước nguy cơ bị nền văn hóa ngoại lai xâm thực; Islamism sẽ phải đi qua những con đường mà các nền văn minh khác trong lịch sử đã từng đi.
Đối với những tín đồ Islam theo khuynh hướng thế tục hóa, tồn cầu hóa là sự gia tăng các cơ hội để đổi mới, thích nghi và tái khẳng định. Hình mẫu nhà nước thế tục Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêxia... là minh chứng sống động cho việc hội nhập mềm dẻo của họ.
Nhưng đối với những người Islam ơn hịa và cực đoan thì tỏ ra khó khăn hơn cả. Những người Islam ơn hịa đang đứng giữa ngã ba lịch sử: bảo toàn giá trị truyền thống, thế tục hóa hay theo chủ nghĩa cực đoan?
Tại sao Islam cực đoan lại rao giảng rằng họ mới là người Islam chân chính? Họ đang đi theo con đường Chính đạo của Allah ban xuống cho loài người? Họ mới là người nắm giữ được tinh thần và tín ngưỡng của hàng tỉ tín đồ? Căn cứ vào đâu để xác thực được rằng, những cải cách tơn giáo, chính trị, xã hội mà họ đang làm trong thế giới Islam và trên thế gới là hoàn toàn theo ý chỉ của Allah?
Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng, trong các trào lưu, tổ chức của