Nguyên nhân kinh tế, chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 84 - 89)

- Khối tài liệu trong nước

3.2.1. Nguyên nhân kinh tế, chính trị

3.2.1.1. Về kinh tế - xã hội

Tôn giáo là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, ra đời và phát triển dựa trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Vì thế, Islamism xuất hiện trước hết có nguyên nhân từ kinh tế - xã hội.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên của sự hình thành Islamism là do đói nghèo, chậm phát triển và lạc hậu. Bởi vì, trong một thời gian dài, đế quốc phương Tây đã xâm lược, bóc lột và đơ hộ (dưới danh nghĩa của sự hiện đại) lên các nước Islam, khiến cho các nước này rơi vào tình trạng kiệt quệ, bần cùng trong xã hội.

Trước đó, người Islam có quyền tự hào về quá khứ huy hoàng của họ; về Nhà Tiên tri Mohammad, về các vị Caliphate; về kinh tế, quân sự; về khoa học, y học, văn hóa và nghệ thuật… họ đã từng làm nên một đế chế oai hùng trong quá khứ, và in đậm dấu ấn của mình lên các nền văn minh khác.

Song, thời kỳ vàng son này của người Islam kéo dài được hơn mười thế kỷ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự suy yếu, tan rã của của đế chế Ottoman, sự bành trướng của thực dân, đế quốc phương Tây lên các quốc gia Islam, đã khiến thế giới Islam rơi vào khủng hoảng sâu sắc trên các phương diện.

Thời kỳ hoàng kim, oanh liệt của những kỷ nguyên Islam đã chấm dứt. Thay vào đó là sự khủng hoảng kinh tế, bị nơ dịch về chính trị và văn hóa đã

khiến cho những người Islam dường như bị gạt ra bên lề. Tất cả đã tạo nên bức tranh ảm đạm cho xã hội Islam.

Đầu tiên là sự mất mát địa vị thống trị của mình trên thế giới, trước sức

mạnh tiến cơng của Nga và phương Tây.

Thứ hai là, sự phá hoại uy quyền của Islam trong chính đất nước của

họ, thông qua một cuộc xâm lược của các hệ tư tưởng ngoại bang; kết hợp với việc truyền bá lối sống không phù hợp với văn hóa Islam bản địa.

Thứ ba, là sự thách thức vị thế làm chủ của Islam trên chính mảnh đất

của Allah.

Tất cả bị dồn nén và bùng nổ.

Trong bối cảnh này, Islamism nổi lên như một liều thuốc kháng thể với phương Tây, và là một động lực quan trọng cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập khỏi ách thống trị của thực dân.

Giữa thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Islam đã giải phóng khỏi chế độ thực dân. Nhờ cơng cuộc giải phóng các vùng đất Islam, đã làm gia tăng ảnh hưởng của Islamism. Như vậy, ở thời kỳ đầu Islamism không chỉ là công cụ để giải phóng dân tộc, mà còn là một phương cách để khẳng định bản sắc Islam và chống lại cường quyền áp đặt từ phương Tây.

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, một nguyên nhân nữa dẫn đến việc gia tăng hiện tượng Islamism, phải kể đến nhân tố “Mỹ”.

Đó là tham vọng muốn bá chủ thế giới của Mỹ; cũng như Mỹ lo sợ Islam sẽ tiếm quyền phương Tây như nó đã làm trong thời kỳ Trung cổ. Và Mỹ đã nhanh chóng ngăn chặn điều đó bằng mọi cách có thể.

John Perkins, một chuyên gia tài chính hàng đầu của Mỹ được đào luyện trong mơi trường tồn cầu hóa, đã thú nhận, tồn cầu hóa dường như đem lại thời cơ cho Mỹ thực hiện giấc mộng bá vương và đi kèm là những thủ đoạn tinh vi nhất đã được sử dụng với thế giới Islam [65].

Khu vực Trung Đông là một trong những tâm điểm chú ý của Mỹ với hai lý do: thứ nhất, đây là nơi cung cấp và có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế

giới; thứ hai, trong những thập niên đầu thế kỷ XX, sự hồi sinh Islam khiến Mỹ lo sợ vị trí thống trị thế giới của Mỹ bị đe dọa. Vì thế, Islam là một trong những điểm đến đầu tiên của Mỹ.

Dưới chiêu bài hỗ trợ các nước thứ ba về kinh tế, khoa học, công nghệ và cho vay những khoản ưu đãi khổng lồ vượt quá khả năng chi trả, Mỹ đã buộc các nước thứ ba (các nước Islam) trở thành con nợ.

Từ đây, quá trình xâm thực về văn hóa, nơ dịch về chính trị, xói mịn về tinh thần và hệ tư tưởng bắt đầu. Cấu trúc xã hội các nước Islam bị phá vỡ, kéo theo tình trạng xung đột nội bộ, chính quyền độc tài lên cầm quyền, tham nhũng và cực đoan sẽ khiến thế giới Islam nổi loạn.

Khi đó, Mỹ sẽ nhân danh nước lớn, bảo vệ công lý, dân chủ và nhân quyền, can thiệp thô bạo và có chủ đích đến các nước Islam, khiến cho cực đoan và bạo lực gia tăng. Cuối cùng, Mỹ sẽ là ngư ông đắc lợi trên bán đảo Ả rập và các nước Islam.

Vì vậy, những phản ứng của Islamism (Islam cực đoan, Islam khủng bố) đối với Mỹ trong hai thập niên gần đây có thể lý giải được.

Trong Lời thú tội của một sát thủ kinh tế [65], là một cú sốc cho những ai còn mơ hồ về tồn cầu hóa và đang tơn vinh những giá trị Mỹ. Lời thú tội được đưa ra ánh sáng sau gần nửa thế kỷ, khi những chuyên gia Mỹ được trả lương hậu hĩnh để đi khắp thế giới và lừa đảo các nước trên toàn thế giới hàng tỉ đô la. Công cụ của những kẻ sát thủ này là những báo cáo tài chính lừa đảo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền thưởng béo bở, những vụ tống tiền, tình dục và giết người [65]. Và những nước Islam là nạn nhân trong số đó.

Đây chính là một trong những ngun nhân tạo ra chủ nghĩa cực đoan, khủng bố Islam ở Trung Đông hiện nay. Và là một trong những lý do dẫn đến sự kiện 11/9 tại Mỹ. Vì thế, có thể nói Mỹ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân.

Như vậy, sự xuất hiện của Islamism ngày nay là bước phát triển tiếp nối của thời kỳ hậu thực dân, thời kỳ chủ nghĩa dân tộc chống phương Tây.

3.2.1.2. Về chính trị - xã hội

Tồn cầu hóa đã dẫn đến sự xâm thực về chính trị, pháp lý Islam bởi chính trị, pháp lý phương Tây. Do vậy, cấu trúc tôn giáo đặc biệt của Islam đã và đang đứng trước nguy cơ bị phân mảnh, đe dọa vai trị thống trị của tơn giáo trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

Nguyên nhân này xuất phát từ thời kỳ thực dân phương Tây đô hộ các nước Islam. Hệ quả để lại cho các nước Islam q lớn, đó là, khiến họ khơng chỉ kiệt quệ về kinh tế; mà còn suy đồi về tinh thần, bản sắc cá nhân và xã hội bị tan biến và hơn hết, cấu trúc xã hội Islam có nguy cơ bị phá vỡ. Những bất ổn về chính trị, gian lận và tham nhũng, bạo lực và độc tài... tất cả những điều ấy đã được nhận diện rõ nét ở các quốc gia Trung Đông hôm nay.

Nền pháp học Shariah dần bị thay thế bởi pháp lý phương Tây; cấu trúc xã hội Islam dần bị phá vỡ do chính những nhà cầm quyền do phương Tây dựng lên. Đời sống tôn giáo và đời sống xã hội Islam trước kia hịa làm một, thì giờ đây tơn giáo đang mất dần vị thế của nó trong xã hội. Điều này diễn ra tương tự ở các nước Islam bị đế quốc phương Tây đô hộ.

Thêm nữa, sự hiện diện của Liên xơ ở Afghanistan khiến hình ảnh của quốc gia này khơng cịn là nơi tin cậy cho những người Islam về một hình mẫu chủ nghĩa xã hội.

Sự sa lầy ở Afghanistan của Liên xô tất yếu dẫn đến phong trào phản kháng của chủ nghĩa dân tộc Islam. Và người đứng sau, hậu thuẫn đắc lực cho phong trào này, không ai khác là Mỹ.

Sự đối đầu giữa hai thế lực này khiến Afghanistan rơi vào vịng xốy của những tham vọng quyền lực kinh tế, chính trị. Cho đến nay, Afghanistan đã trở thành bãi chiến trường với những bài tốn về xã hội chưa có hồi kết.

Hiện nay, giới tinh hoa lãnh đạo và nhà đầu tư Ả rập Xê út lại từ chối đứng lên chống đế quốc Mỹ. Sự yếu kém về kinh tế, sự bạc nhược về chính trị của giai cấp cầm quyền, đã dẫn đến trạng thái đổ vỡ trong đời sống tinh thần của mỗi tín đồ.

Đặc biệt, sự đầu tư của Mỹ về tiền bạc, súng ống, quân sự và huấn luyện chiến thuật cho quân nổi dậy Islam ở Trung Đông (Ả rập Xê út, Ai cập, Algeria…) để chống lại sự bành trướng của Liên xô và bảo vệ lợi ích của mình ở bán đảo dầu mỏ Ả rập, đã vơ hình chung trở thành con dao hai lưỡi. Ở giai đoạn đầu, liều thuốc tăng lực của Mỹ cho phe nổi dậy Islam ở Afghanistan và các nước trong khu vực dường như có hiệu quả khi đẩy lùi được sự xâm chiếm của Liên xô.

Tuy nhiên, sau khi rút đi, sự phân tán, chia rẽ nội bộ, sự suy thoái trên tất cả các lĩnh vực khiến cho quốc gia này khơng thể tìm ra lối thốt.

Đó cũng chính là lý do vì sao thay vì căm ghét Liên xơ, những người trước kia mang ơn Mỹ, nay họ quay trở lại thù hận Mỹ, các chính sách của Mỹ, văn hóa Mỹ… và thật trớ trêu, con dao mà Mỹ sắm, đưa vào tay những người Islam nổi dậy chống lại Liên xơ, thì nay chính con dao ấy đang quay trở lại đâm thấu tim chủ nhân của nó.

Chính quyền hiện tại ở nhiều nước Islam thì bảo thủ và độc tài, tham nhũng và bạc nhược; người Muslim lại thường phải sống ở các nước thứ ba. Chiến tranh liên miên khiến khủng hoảng xã hội gia tăng. Cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Trung Đông vẫn là trung tâm của những biến động, khủng hoảng xã hội, chính trị và tơn giáo.

Tất cả như bị dồn nén để tạo nên “Mùa xuân Ả rập”; nhưng cũng ngay sau đó khơng lâu, hơm nay, thế giới đang phải chứng kiến một “Mùa đông Ả rập”, ảm đạm, bao trùm lên mảnh đất của Nhà Tiên Tri; mà theo các nhà quan sát, có lẽ phải rất lâu, bình minh mới về trên bán đảo Ả rập.

Do đó, có ý kiến cho rằng, Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đánh bại chủ nghĩa cực đoan Ả rập trong cuộc chiến vùng Vịnh chỉ để kích thích cho một sự hồi sinh một trào lưu Islam chính thống ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên thế giới Islam và phần còn lại của thế giới. Và sự thật là, nước Mỹ đã ngăn chặn tiến trình hịa bình ở Trung Đông trong suốt 20 năm qua - người Mỹ là thủ lĩnh trong phe phủ quyết, không phải là người Ả rập hoặc bất

kỳ người nào khác. Nước Mỹ ủng hộ chính sách mà Henry Kissinger gọi là “không tiến không lui” [13, tr.189]. Thực chất, đó chính là tham vọng của Mỹ muốn bá chủ thế giới và là sự tiếp nối học thuyết Monroe6 được Mỹ tuyên bố vào năm 1823 [13, tr.250]. Do đó, mọi động thái được xem là trị chơi chính trị ghê sợ nhất, cũng được Mỹ sử dụng cho các quốc gia Islam hôm nay: Irắc, Libi, Ai cập, Ả rập Xê út, Li băng, Plestine, Syria, Jordan… nhằm mục đích củng cố quyền lực Mỹ [13].

Như vậy, Islamism ra đời cịn có ngun nhân từ chính trị - xã hội. Trước tác động của của tồn cầu hóa, xu thế tất yếu của chính trị sẽ là, thế quyền tách khỏi thần quyền, dân chủ và thế tục hóa đối lập với bảo thủ, độc tài; thì Islamism đã chọn phản ứng thứ hai làm mục tiêu, đó là: thần quyền, bảo thủ và cực đoan trong tư tưởng và hành động của họ. Và trong bối cảnh đó, Mỹ là nhân tố không thể thiếu vắng để tạo thêm sức mạnh cho con quái vật Frankenstein Islamism hồi sinh, trỗi dậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)