Nguyên nhân về văn hóa, tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 96 - 103)

- Khối tài liệu trong nước

3.2.3. Nguyên nhân về văn hóa, tư tưởng

Islamism xuất hiện không chỉ là động lực trong cơng cuộc giải phóng dân tộc, mà còn nhằm giữ lại những “tinh truyền” của đạo Islam, góp phần phục hưng một số truyền thống Islam đang có nguy cơ bị mai một.

Nguyên nhân đóng vai trị là dung môi khiến cho cấu trúc tôn giáo Islam đứng trước nhiều thách thức là tồn cầu hóa. Nghịch lý của tồn cầu hóa đã khiến cho cấu trúc tôn giáo - xã hội Islam bị phân tách giữa phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong sự tác động với hiện đại hóa và thế tục hóa, các tơn giáo đều gặp phải mâu thuẫn giữa: truyền thống và hiện đại, giữa bảo thủ và cách tân, hay thế tục hóa. Giờ đây, tồn cầu hóa khiến xung đột ấy trở nên sâu sắc hơn nhiều so với trước kia. Vì thế, Islam khơng phải là nền văn minh duy nhất đứng trước nguy cơ xung đột này.

Do vậy, sự xuất hiện của Islamism, đặc biệt là trào lưu chính thống (fundamentalism) ban đầu được xem là sự phản ứng đáp lại với văn hóa hiện

đại, với mục tiêu là bảo vệ những nền tảng chân lý của Islam.

Thực chất, trào lưu chính thống có nguồn gốc trong Tin Lành giáo ở thế kỷ XX. Trào lưu này ra đời do sự khủng hoảng của mơ hình xã hội truyền thống. Do đó, họ mong muốn, khát vọng giữ gìn những “tinh truyền” mà con người đã sáng tạo ra.

Song, trên phương diện văn hóa, tư tưởng này lại mâu thuẫn với chính khát vọng sáng tạo của lý tính con người: một mặt, con người không thể chối bỏ được truyền thống; mặt khác, con người phải luôn mong muốn (hay buộc phải) thúc đẩy tìm kiếm những chuẩn thức văn hóa mới. Các tơn giáo nói chung đều phải trải qua những xung đột tự thân như vậy để trưởng thành và xác lập vị thế của nó. Tuy nhiên, với Islam giáo, sự thích nghi và đào thải trên phương diện văn hóa lại khơng diễn ra êm ả.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, những tín đồ Muslim bảo thủ, hoặc họ phải sống ở những nước nghèo đói, hoặc họ bị đẩy ra bên lề xã hội, hoặc những người thất vọng với cuộc sống hiện tại, đã khát vọng về một thời kỳ vàng son của quá khứ; vì vậy, họ muốn bám víu, khơi phục lại những nguyên lý xuất phát của Islam, với mong muốn tạo ra một xã hội thuần khiết Islam, dù phải sử dụng bạo lực để đạt được điều đó. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của Islamism là một xu thế tất yếu.

Hơn nữa, hệ quả của thời kỳ thực dân đơ hộ là sự xâm thực về văn hóa lên các xã hội Islam. Sự truyền bá văn hóa phương Tây với lối sống chạy theo các giá trị vật chất và nền chính trị thế tục đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi tín đồ Muslim.

Đặc biệt, những “lối sống Mỹ”, “giá trị Mỹ” đi ngược lại với những giá trị Islam và những lời răn trong Thiên Kinh Qur’an… đang tác động và làm thay đổi đời sống xã hội Islam và các tín đồ.

Những điều trên đã khiến cho những người Islam thất vọng đặt ra câu hỏi, phải chăng họ đã đi sai đường mà Allah đã chỉ? Để bây giờ họ đang phải

đứng ở ngã ba đường của sự phát triển? Với họ, mọi ánh hào quang của quá khứ đã vụt tắt, mọi sự kỳ vọng của họ vào một chế độ cầm quyền trong sạch, bản lĩnh đã bị thất bại. Một cảm giác chung của họ là, dường như mọi thứ đang bị đảo lộn, đi ngược lại với những “tiết lộ” của Allah.

Islamism đã không bỏ lỡ cơ hội này để kêu gọi sự gia nhập của những quần chúng đang bất mãn với xã hội và mất hết niềm tin vào cuộc sống. Điều này đã cho thấy, việc phục hồi tinh thần dân tộc sẽ tất yếu dẫn đến tinh thần chính thống (fundamental).

Và như vậy, cảm giác đổ vỡ, thất vọng được thay thế bằng hy vọng, trở về với tính chất thuần khiết ban đầu, với truyền thống nguyên thủy của tôn giáo Islam; rằng nếu làm như vậy, họ hy vọng sẽ lại được Allah thương yêu mà tha thứ, che chở, để lại được như là chính họ - thời kỳ đế chế Ottoman Caliphate - thời kỳ vàng son trước kia.

Vì vậy, các phong trào phục hưng Islam (thế kỷ XX) bắt đầu gần như đồng thời ở các nước Islam, từ Indonesia đến Ai cập. Những phong trào này đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên ý thức hệ Islam và cũng làm suy yếu ảnh hưởng của phương Tây.

Trên đây là những nguyên nhân làm xuất hiện Islamism. Với hai trào lưu cơ bản là chính thống và cực đoan, dễ nhận thấy sự gần gũi giữa hai trào lưu này là, họ đều kêu gọi phải quay trở lại với những nguyên tắc căn bản, thuần khiết của Islam. Họ cho rằng, các ảnh hưởng từ phương Tây và các xã hội ngoài Islam đã bị sai lạc với ý chỉ của Allah. Thực chất, đây là phản ứng chống lại hiện đại hóa của một bộ phận người Muslim trước tồn cầu hóa.

Do vậy, họ cho rằng quay trở lại với những giáo lý nguyên thủy sẽ làm Allah hài lòng. Để đạt được mục tiêu, họ sẽ làm bằng mọi biện pháp, cực đoan và cả khủng bố.

Tuy nhiên, trào lưu Islam chính thống có tính hai mặt. Một mặt, nó căn cứ vào giáo lý để thanh lọc những gì thuộc về hiện đại hóa và thế tục hóa; mặt khác, nó khơng hẳn là trở về với giáo lý nguyên thủy mà mong

muốn đạt tới lý tưởng của một xã hội mới (như mơ hình nhà nước thần quyền Iran).

Islam cực đoan khơng có nguyên nhân trực tiếp từ việc tự diễn giải Thiên Kinh, đó chỉ là nguyên nhân phụ trợ.

Islam cực đoan thực chất là hệ tư tưởng về văn hóa - xã hội với mục tiêu muốn thống trị tất cả các khía cạnh của cuộc sống và ngăn chặn các hệ tư tưởng khác với hệ tư tưởng của họ.

Mục tiêu của Islam cực đoan là chinh phục thế giới bằng mọi cách có thể, kể cả việc phủ nhận quyền tự do của con người và các quyền tự do khác. Islam cực đoan còn là một hệ tư tưởng phản động nhằm tìm mọi cách quay lại bánh xe lịch sử để thiết lập chế độ độc tài thần quyền.

Ở những nước khác nhau với những thời điểm khác nhau, Islam cực đoan xuất hiện gắn liền với những nguyên nhân khác nhau.

Ví như ở Afghanistan, để chống lại Liên Xô, Mỹ đã tài trợ và huấn luyện cho quái vật Frankenstein gồm các tổ chức Taliban và Osama Bin Laden. Sau khi Liên Xô rút khỏi đất nước này, Afghanistan bị xâu xé bởi cuộc nội chiến giữa các phe phái, và trong bối cảnh này, Taliban đã lên nắm quyền.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã dung túng tổ chức cực đoan này với những động cơ trục lợi về kinh tế. Vì vậy, Afghanistan cịn là cái nơi để dung dưỡng những phần tử khủng bố và lò đào tạo các chiến binh thánh chiến để cung cấp cho khắp nơi trên thế giới.

Do vậy, Islam cực đoan không thể có nguyên nhân trực tiếp từ trong giáo lý hay giới luật tơn giáo. Mà nó là hệ tư tưởng bảo thủ, là sự phản kháng hiện đại hóa và thế tục hóa một cách cực đoan.

Islam cực đoan là tổ hợp của nhiều nguyên nhân, thứ nhất, về kinh tế xã hội, Islam cực đoan là phản ứng của một bộ phận quần chúng bị áp bức và tuyệt vọng; và họ đã chống lại chủ nghĩa đế quốc một cách cực đoan.

Thứ hai là việc liên kết giữa các nhóm cực đoan với các nhà cai trị, nhà

lãnh đạo ở một số nước Islam, nhằm củng cố quyền lực thống trị. Vì thế, những nhóm cực đoan này được tài trợ bởi các nước Ả rập, và trước đó một thời gian, là sự ủng hộ của Mỹ.

Thứ ba là tâm lý lo sợ xã hội Islam bị ảnh hưởng bởi chính trị phương Tây. Theo họ, nền chính trị pháp lý của Islam khác với phương Tây. Nếu như ở phương Tây, pháp luật thể hiện cho ý chí của con người, hướng dẫn mọi hành vi của con người trong đời sống. Ngược lại, ở xã hội Islam, pháp luật là ý chí của Allah. Allah ban xuống Kinh Qur’an cùng với luật Shariah và tấm gương cuộc đời Nhà Tiên Tri là thước đo cho đời sống các cá nhân tín đồ cho đến tồn xã hội Islam, trên tất cả các phương diện của cuộc sống. Nhưng giờ đây, nó đang dần có nguy cơ bị thay thế bởi sự xâm thực của chính trị pháp lý phương Tây.

Những nguyên nhân trên đây đã dẫn đến hệ quả thứ tư là xuất hiện cuộc chiến thẩm quyền tôn giáo diễn ra trong lòng thế giới Islam. Một lỗ hổng trong cấu trúc tinh thần của Islam: nền học vấn Islam và giới thẩm quyền tơn giáo bị suy thối khiến xã hội Islam lâm vào con đường bế tắc.

Vì khơng có cấu trúc để định nghĩa tinh thần Islam [23, tr.28], Islam cực đoan xuất hiện vào giai đoạn này với mục đích muốn là lực lượng nắm giữ tinh thần cho Islam.

Thứ năm, sự đàn áp chính trị từ giai cấp cầm quyền đối với trào lưu cực đoan lại càng khiến họ trở nên cực đoan hơn. Sở dĩ như vậy là vì, trong giai đoạn chống lại sự bành trướng của Liên xô và hệ tư tưởng phương Tây, một số nhà cầm quyền Islam kêu gọi toàn thể xã hội đứng lên chống ngoại xâm; nhưng nhóm tín đồ theo Islam cực đoan lại muốn lật đổ chính quyền độc tài này. Vì vậy, chính quyền đã quay lại ra sức đàn áp dã man các nhóm tín đồ này.

chúng phẫn nộ; và ở một số nước, họ đã đứng về phía nhóm cực đoan, khơng phải để ủng hộ nhóm này, mà để gửi thông điệp đến nhà cầm quyền độc tài rằng, họ không thể chịu đựng thêm được nữa.

Thứ sáu, Islam cực đoan cũng mượn giáo luật Shariah để khuếch

trương ảnh hưởng của họ. Và dường như dưới chiêu bài tơn giáo, các phong trào chính trị ln có một hầm trú ẩn an toàn. Đặc biệt, trào lưu Islam cực đoan khai thác triệt để điều này. Có lẽ, đây chính là lý do căn bản làm cho thế giới đặt ra câu hỏi (sau mỗi vụ đánh bom, khủng bố, tự sát của Islam cực đoan) là: có phải Islam gắn liền với bạo lực, cực đoan?

Đại diện tiêu biểu cho trào lưu Islam cực đoan là những phong trào: Wahhabi, Salafi, Hamas, Taliban…

Cho đến thời điểm hiện nay, “cuộc hôn nhân giữa Ả rập Xê út quyền lực và lời rao giảng Wahhabi” [111, tr.120] mang màu sắc chính trị và động cơ kinh tế rõ rệt, chứ hoàn tồn khơng nhân danh Allah và họ cũng không đi đúng con đường mà Allah đã tiết lộ. Vì vậy, Islamism khơng thể nào trở thành đại diện cho hơn một tỉ tín đồ có quyền định nghĩa tinh thần của Islam. Điều này có thể chứng minh bằng tư tưởng và phương tiện thực hiện mục đích của hai trong số các nhóm Islam cực đoan là Wahhabi và Salafi.

Wahhabi là một phong trào tôn giáo bảo thủ, thể hiện khát vọng trở về với những giáo lý nguyên thủy của Kinh Qur’an và Hadith thời kỳ đầu, và lấy đó làm điểm tham chiếu duy nhất cho Islam thời hiện tại [165]. Nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong Wahhabi là Muhammad ibn Abd al-Wahhab (1703-1792).

Ban đầu, Wahhabi là một phong trào phục hưng, về sau Wahhab chủ trương dùng phong trào này để thanh tẩy những gì khơng phải là Islam. Căn cứ vào đó, Wahhabi cho rằng, Islam khơng cần phải đổi mới mà vẫn thích ứng được với hiện đại. Từ đây, tổ chức này đã tự phân định ra tà đạo và chính đạo. Theo họ, những ai không theo tư tưởng của Wahhabi là tà đạo, dù đó là người

Muslim hay người ngoài Muslim. Với những luật lệ hà khắc, tàn bạo họ đã gây ra bao đau thương, mất mát cho cộng đồng Islam và ngoài Islam. Sau này, được chính quyền Ả rập Xê út tài trợ, Wahhabi càng có cơ hội thống trị và phát tán tư tưởng bảo thủ, cực đoan của nó ra khắp nơi.

Tín ngưỡng của Wahhabi căn cứ vào học thuyết về tính Duy nhất của Allah và Hadith của thời kỳ đầu (những Hadith về sau không được họ sử dụng và chấp nhận), mà họ cho là phù hợp với Wahhabi. Tư tưởng chủ đạo của Wahhabi được tập trung ở một trong các tác phẩm của Wahhab như: “Kitab

al-Tawhid“ [130], (được dịch ra tiếng Anh là “The Book of the Unity of God” có

nghĩa là Quyển Sách về tính Duy nhất của Allah, xem 1.1.2).

Trong các phong trào, tổ chức đương thời, tư tưởng của Wahhabi mang tính cực đoan và bảo thủ hơn cả. Họ không chấp nhận lòng khoan dung, như việc chấp nhận một tơn giáo khác ngồi Islam cùng chung sống. Họ áp đặt niềm tin của mình với người trong và ngồi đạo Islam bằng bạo lực.

Nhóm Islam cực đoan thứ hai là Salafi. Salafi ra đời vào cuối thế kỷ XIX do các nhà cải tổ Islam khởi xướng. Salafi [166] là phong trào nổi lên từ nửa sau thế kỷ XIX nhằm phản ứng với những ảnh hưởng của phương Tây. Các học giả nổi bật của phong trào này gồm: Jamal-al-Din al-Afghani (1838 - 1897), Muhammad Abduh (1849 - 1905), Muhammad Rashid Rida (1865 - 1935), Muhammad Nasiruddin al Albani (1914 - 1998), Muhammad ibn al Uthaymeen (1925 - 2001), Abd al-Aziz ibn Abd Allah ibn Baaz (1910- 1999).

Salafi là phong trào chống lại sự đổi mới trong tôn giáo và bảo vệ quan điểm thần học ở mức bảo thủ nghiêm ngặt nhất. Phong trào này không chấp nhận sự diễn giải về Kinh Qur’an và Sunnah, trong khi sự tranh luận (Kalam7) và suy diễn cá nhân được xem là truyền thống trong Islam. Với họ, chỉ có thể là tuân thủ và tôn thờ Allah một cách tuyệt đối, tối cao; suy diễn hay tranh luận là sản phẩm của phương Tây, nó sẽ dẫn đến sự đổi mới, vì thế điều này

7

Kalam: là một hình thức diễn giải (thuyết trình) bằng phương pháp biện chứng trong triết học Islam nhằm chứng minh chân lý thần học.

không phù hợp với Islam.

Trào lưu này kêu gọi các tín đồ trở về sự nguyên thủy và căn bản của Islam - tức là đi theo gương của vị Thiên Sứ. “Về nội dung và hình thức, Salafi giống như Wahhabi ngoại trừ Wahhabi rất cố chấp và không tha thứ đối với những kẻ có tư tưởng khác với họ” [23, tr.63].

Chủ nghĩa Salafi được sinh ra có nguồn gốc từ các trào lưu xã hội, mong muốn gặt hái được thành công hơn là bảo tồn, bảo vệ các giá trị truyền thống; do đó, một thời gian sau, nhóm này bộc lộ tính cải lương, ba phải của nó trong các vấn đề xã hội.

Cuối cùng thì Wahhabi và Salafi tìm đến nhau, hợp nhất lại trong cùng một mục tiêu: tham vọng quyền lực trong thế giới Islam.

Điều này đã khiến cho nội bộ thế giới Islam vốn đã đang trải qua cơn khủng hoảng kéo dài, nay thêm phần hỗn loạn, rối ren. Do Wahhabi tự bản thân nó khơng thể đi sâu vào đời sống xã hội do chủ trương và cách thức cứng nhắc, bạo động, hẹp hịi; vì vậy, rất nhanh chóng nó đã bén rễ với Salafi để tạo nên một sự kết hợp không thể tốt hơn, nhanh chóng lan rộng trong xã hội; đặc biệt, thêm sự hậu thuẫn có toan tính của chính quyền Ả rập Xê út, bộ ba quyền lực đó đang làm mưa làm gió trên các vùng đất Islam.

Tóm lại, hiện nay Islamism đã gia tăng các hình thức, phương pháp, mục tiêu, chiến thuật… song, có thể nhận thấy nguyên nhân gốc rễ của Islamism chính là nhận thức của các tín đồ khi giải thích Kinh Qur’an và luật Islam; vì vậy, Islamism là sự sai lầm trong nhận thức và diễn giải giáo lý, giới luật của một bộ phận tín đồ Islam. Đây là nguyên nhân chính yếu để khẳng định vì sao có các hiện tượng Islam chính thống, cực đoan và Islam khủng bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)