Sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh (Trang 99 - 107)

7. Kết cấu của luận án

3.3. Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của

3.3.4. Sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của

cao sẽ là điều kiện thuận lợi để dân chủ ngày càng được mở rộng. Người đã từng khẳng định: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ” [69, tr.458].

Theo Hồ Chí Minh, dân trí là một trong những điều kiện cơ bản để nhân dân làm chủ xã hội. Bởi, nếu trình độ dân trí thấp thì nhân dân khó có khả năng làm chủ xã hội. Vì: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [63, tr.7], dân tộc mà yếu thì sẽ ảnh hưởng đến dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân khó có thể thực hiện một cách đầy đủ và nhân dân khó có được cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. Người chủ trương phát triển giáo dục, mở mang dân trí thì nhân dân mới làm chủ được xã hội, mới có điều kiện để nâng cao đời sống cho mình. Do đó, phải làm cho nhân dân có tri thức và việc nâng cao dân trí là điều kiện tiên quyết của quá trình dân chủ hóa xã hội. Như vậy, trong quan điểm Hồ Chí Minh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng môi trường dân chủ, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

3.3.4. Sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân nhân dân

Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [63, tr.87]. Đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, đó là mục đích, là lý tưởng. Mục đích, lý tưởng đó chi phối việc lựa chọn học thuyết, con đường đấu tranh và cả những hoạt động lý luận và thực tiễn của Người. Có thể khẳng định, độc lập dân tộc, dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân là thống nhất và xuyên suốt trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.

Sự thống nhất đó được biểu hiện trước hếtở khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân mình, đồng bào mình khỏi cảnh lầm than, khổ cực để nhân dân mình có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Muốn vậy, nhiệm vụ trước tiên là

giải phóng dân tộc, giành lại quyền làm chủ cho nhân dân. Chỉ có thoát khỏi thân phận nô lệ thì mỗi người dân mới có thể lấy lại nhân cách, phẩm giá của mình. Đó chính là lý do đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, để rồi ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Latusơ Tơrêvin ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất của nhiều quốc gia, dân tộc. Thực tiễn sinh động mà những nơi Người đến đã cung cấp những chất liệu đầu tiên, làm phong phú thêm nhận thức và hiểu biết của Người về thế giới. Đó là tình cảnh của người dân các xứ thuộc địa đều bị đế quốc, thực dân đàn áp, áp bức, bóc lột. Người nhận xét: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” [60, tr.287]. Từ đó, Người nhận ra, trên đời dù có khác nhau về màu da hay chủng tộc nhưng số phận giống nhau thì cũng dễ dàng cảm thông, đồng cảm, chia sẻ và đoàn kết với nhau. Đó cũng là cơ sở để hình thành tư tưởng về đoàn kết quốc tế trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh coi giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người không chỉ là vấn đề riêng của dân tộc Việt Nam mà nó còn mang tính quốc tế:

Mặc dầu chúng ta là những người khác giống, khác nước, khác tôn giáo, chúng ta đã thân yêu nhau như anh em. Chúng ta cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân. Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng đồng bào chúng ta và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta. Trong cuộc chiến đấu của chúng ta, chúng ta không cô độc, vì chúng ta có tất cả dân tộc của chúng ta ủng hộ và vì những người Pháp dân chủ, những người Pháp chân chính, đứng bên cạnh chúng ta [60, tr.208]. Luận điểm trên đã chứng tỏ sự hiểu biết và tầm nhìn của Hồ Chí Minh về vấn đề đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng con người đã mở rộng từ quốc gia ra thế giới, từ dân tộc đến nhân loại. Đó là cơ sở để Người lựa chọn con đường cho cách mạng Việt Nam, đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế giới, đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong dòng chảy của cách mạng thế giới.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới như cách mạng tư sản Anh, cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ - những cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới để tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng các cuộc cách mạng đó không giải quyết triệt để ước muốn của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, mang lại dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy, Người đã không lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo hình mẫu cách mạng Anh, Pháp hay Mỹ.

Tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về

vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité và tìm

thấy ở đó con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Vì, theo Hồ Chí Minh:

Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau [60, tr.496].

Từ khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh cho rằng, muốn cách mạng thắng lợi thì cần phải khơi dậy động lực chính trị, tinh thần của dân tộc. Động lực đó theo Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa yêu nước chân chính và khẳng định, đó là của quý báu của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước chân chính mà Hồ Chí Minh nhắc đến “khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động” [66, tr.39]. Chủ nghĩa dân tộc chân chính của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nguồn sức mạnh, động lực chính trị, tinh thần vô giá mà giai cấp công nhân – giai cấp lãnh đạo cách mạng phải nắm lấy, phải khơi dậy. Đó là chủ nghĩa theo lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn dân tộc với quốc tế, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Khẳng định điều này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan

bọn thực dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam dân chủ mới” [66, tr.39]. Do đó, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cần phải khơi dậy và phát động chủ nghĩa yêu nước chân chính, coi đó là động lực và khi cách mạng thành công thì chủ nghĩa yêu nước chân chính ấy sẽ tự chuyển sang chủ nghĩa quốc tế trong sáng và chủ nghĩa yêu nước chân chính ở bản xứ “là một bộ phận của tinh thần quốc tế” [66, tr.39].

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước chân chính mà Hồ Chí Minh quan niệm là chủ nghĩa yêu nước hướng tới mục tiêu giành, bảo vệ và phát triển các giá trị độc lập dân tộc, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh lý giải được thể hiện qua mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Trong thời đại mới, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đi theo con đường cách mạng vô sản làm nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.

Nhằm đặt cơ sở cho vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích chủ nghĩa thực dân, tập trung sự chú ý vào việc vạch trần bản chất bóc lột và bạo lực dã man của chúng, thấu hiểu sâu sắc nỗi thống khổ của các dân tộc bị áp bức, của người dân xứ thuộc địa trên toàn thế giới. Người chỉ rõ:

Lịch sử việc người Âu xâm chiếm châu Phi – cũng như bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào – thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu những người bản xứ. Sau những cuộc tàn sát thẳng tay thì chính những chế độ lao dịch, khuân vác, lao động khổ sai, rượu cồn, bệnh giang mai tiếp tục hoàn thành công cuộc tàn phá của sự nghiệp khai hóa [60, tr.352].

Hồ Chí Minh hết sức phê phán những nhận thức sai lầm về thuộc địa của số đông đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, rằng thuộc địa là: “một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thôi. Và họ hoàn toàn không để ý gì đến” [60, tr.80]. Người cũng kiên quyết đấu tranh, phê phán những người cộng sản ở chính quốc coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến cách

mạng thuộc địa. Trong thư gửi Trung ương Đảng Cộng sản Pháp (tháng 7 năm 1923), Hồ Chí Minh đã thẳng thắn cho rằng:

Phân bộ Pháp, phân bộ Anh và những phân bộ các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa của chủ nghĩa tư bản nước họ? Những phân bộ ấy đã có một chính sách thuộc địa và một cương lĩnh rõ rệt về thuộc địa, chính xác và liên tục chưa? Những chiến sĩ của các phân bộ ấy có hiểu thuộc địa là gì và tầm quan trọng của thuộc địa là như thế nào không? Người ta có thể trả lời là không [60, tr.211-212].

Người thẳng thắn phê phán Đảng Cộng sản Pháp:

Là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa. Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ sự tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Thử hỏi báo chí đó đã làm được gì? Không được gì hết [60, tr.300].

Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ, nhìn chung, là xem nhẹ vấn đề giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích tình hình thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, hai cuộc cách mạng ấy có vị trí ngang hàng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do” [74, tr.287]. Thậm chí Người nhấn mạnh, nhân dân các dân tộc thuộc địa có thể chủ động đứng lên trên tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là luận điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân được thể hiện qua con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong nội dung con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đã bao hàm nội dung dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Thực tế ở Việt Nam, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, không chỉ có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức được giải phóng mà cả giai cấp tư sản dân tộc, những cá nhân địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có lòng yêu nước cũng được giải phóng. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành công thì sẽ thiết lập nền dân chủ, đảm bảo quyền “là chủ” và “làm chủ” của nhân dân, điều này được phản ánh rõ nét qua hai bản Hiến pháp do Người làm trưởng ban (Hiến pháp 1946, 1959). Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 có quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết...”. Như vậy, có thể thấy, ở Hồ Chí Minh vấn đề đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn gắn với việc cuộc đấu tranh ấy mang lại lợi ích cho giai cấp và nhân dân, độc lập dân tộc phải gắn với dân chủ và thực hành dân chủ một cách rộng rãi. Khẳng định: nước ta là một nước dân chủ, “nhân dân là ông chủ nắm chính quyền” [67, tr.263]. Với Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ càng triệt để và thắng lợi bao nhiêu thì công cuộc mang lại hạnh phúc cho nhân dân càng thuận lợi bấy nhiêu. Thực tế, khi giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động được hoàn toàn giải phóng cả về chính trị và kinh tế thì độc lập dân tộc sẽ bền vững hơn bao giờ hết. Các nhà sáng lập học thuyết Mác – Lênin đã cho rằng giai cấp vô sản khi đã giành được chính quyền “trước hết nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị của giai cấp vô sản” [57, tr.43]. Thấm nhuần tư tưởng đó, Hồ Chí Minh coi thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn trong quá trình cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, sự thống nhất được thể hiện ở mục đích của cách mạng Việt Nam mà

phúc cho nhân dân. Điều này được thể hiện từ rất sớm, ngay trong chương trình Việt Minh đã đề cập mục tiêu “Việt Nam độc lập”“làm cho nhân dân Việt Nam được

hưởng sung sướng, tự do”. Chính việc gắn mục tiêu độc lập dân tộc với hạnh phúc của

nhân dân đã giúp Hồ Chí Minh thành công trong việc tập hợp hết thảy mọi lực lượng yêu nước, đoàn kết toàn thể nhân dân Việt Nam tạo nên lực lượng vô cùng to lớn đem lại thành công cho cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là cơ sở để nhân dân ta đoàn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)