7. Kết cấu của luận án
3.4.2. Thời kỳ từ 1930-1945
Đây là thời kỳ Việt Nam vẫn nằm dưới ách cai trị của thực dân Pháp, đất nước mất quyền độc lập, nhân dân mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam thời kỳ này được Hồ Chí Minh xác định là giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, bóc lột. Từ khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, độc lập dân tộc, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân là những mục tiêu cơ bản mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam cố gắng thực hiện. Trong đó, độc lập dân tộc được Hồ Chí Minh khẳng định phải ưu tiên giải quyết trước, các mục tiêu dân chủ và hạnh phúc của nhân dân được lồng ghép trong quá trình thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc. Trong tư duy Hồ Chí Minh, các mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân có mối liên hệ mật thiết với nhau, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân chỉ có thể giành được khi có độc lập dân tộc. Thời kỳ này, vấn đề độc lập dân tộc được xác định bằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc;
vấn đề dân chủ được xác định là vấn đề xác lập quyền là chủ và làm chủ của nhân dân đối với xã hội mới, lúc đầu là xác định quyền làm chủ của nông dân đối với tư liệu sản xuất – vấn đề ruộng đất, sau đó, được xác định là vấn đề dân chủ với nhân dân. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã thể hiện rất rõ nội dung này. Cương lĩnh xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [62, tr.1]. Đó là một quá trình phát triển lâu dài, phải trải qua những giai đoạn chiến lược khác nhau, mà trước tiên là giành độc lập dân tộc, sau đó dựng ra chính phủ công nông binh, tịch thu hết sản nghiệp của tư bản Pháp, tịch thu hết ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo… Với chiến lược đấu tranh dân tộc, quan điểm của Hồ Chí Minh được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đáp ứng đúng yêu cầu của cách mạng, độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Tuy nhiên, đến tháng 10-1930, Luận cương chánh
trị của Đảng Cộng sản Đông Dương được thay thế cho Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”. Đó là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cươngquá nhấn mạnh vấn đề dân chủ mà ở đây là cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp. Đó là điều không phù hợp với thực tế của xã hội thuộc địa. Đây là một trong những hạn chế của Luận cương. Chính những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc, dân chủ ở Việt Nam thời gian này.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới trong thời gian này, nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Hồ Chí Minh đã chủ động yêu cầu Quốc tế Cộng sản được trở về nước hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng và được chấp nhận. Đầu năm 1941, Người về đến Việt Nam và tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng, sau đó triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khẳng định phải ưu tiên giải quyết vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn giải quyết triệt để vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ ở Việt Nam, thì trước hết phải tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, đặt vấn đề dân chủ nằm trong vấn đề dân tộc. Quan điểm này, thực chất, Hồ Chí Minh đã đề
cập đến trong Cưỡng lĩnh chính trị đầu tiên và giờ tiếp tục thực hiện. Để giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xúc tiến việc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, đó là việc thành lập căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang… Bên cạnh đó, vấn đề chăm lo đến đời sống của nhân dân cũng được Hồ Chí Minh đặt ra, quan tâm giải quyết. Trong chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh đã đề cập đến các chính sách thể hiện rõ nội dung đó. Ở những xã, tổng, châu “hoàn toàn”, chiến khu giải phóng thực thi các chính sách như: tương trợ, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết tôn giáo, bình đẳng nam nữ… Chính quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và kết quả đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mở ra trang mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Nền độc lập, thống nhất của dân tộc được khôi phục, chế độ dân chủ nhân dân ra đời và việc chăm lo hạnh phúc cho dân dần được hiện thực trong thực tiễn.