Thời kỳ từ 1920-1930

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh (Trang 107 - 109)

7. Kết cấu của luận án

3.4.1. Thời kỳ từ 1920-1930

Thời kỳ này đánh dấu bằng sự kiện Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam vào tháng 7 năm 1920, chấm dứt tình trạng khủng hoảng và bế tắc về đường lối cứu nước của những người yêu nước Việt Nam

trước đó. Con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh lựa chọn là con đường cách mạng vô sản. Đó cũng chính là con đường đi đến độc lập dân tộc, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng vô sản, sau đó là nhân dân Việt Nam lựa chọn vì cả Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam tìm thấy ở đó con đường giải phóng mình khỏi áp bức, bóc lột, tìm thấy ở đó con đường để đi đến hạnh phúc, tự do. Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng vô sản là dựa trên cơ sở lấy độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân làm thước đo giá trị. Con đường ấy đáp ứng được đầy đủ tiêu chí của các giá trị đó ở Hồ Chí Minh.

Thời kỳ này, Hồ Chí Minh tập trung vào giải quyết nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam là đấu tranh giành độc lập dân tộc, ưu tiên giải quyết vấn đề dân tộc. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, khi đất nước giành được độc lập đồng nghĩa với việc nhân dân được tự do, hạnh phúc, hay nói cách khác, tự do, hạnh phúc của nhân dân chính là khi đất nước được độc lập. Thực tế, quá trình hoạt động cách mạng trong thời gian này đã thể hiện rất rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về cách thức giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do đó, cần phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Để huy động được sức mạnh của nhân dân, phải giáo dục, giác ngộ nhân dân, tổ chức nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất,chặt chẽ, hướng dẫn nhân dân phương pháp đấu tranh đúng. Điều kiện tiên quyết để thực hiện được công việc này là phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản – một chính đảng cách mạng chân chính, lấy lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân làm nền tảng. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cách mệnh trước hết phải có Đảng “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [61,tr.289]. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh yêu câu, cần phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Ngay từ

năm 1921, Người đã cho rằng: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [61, tr.138]. Quan điểm này được Hồ Chí Minh quán triệt trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đó là tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cần phải tiến hành đoàn kết quốc tế.

Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực. Bởi, chế độ thực dân, tự

bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Trong bài Mấy

ý nghĩ về vấn đề thuộc địa đăng trên báo L‟Humanité vào tháng 5 năm 1922, Người

chỉ rõ: “Nếu bọn thực dân Pháp rất vụng về trong việc phát triển nền kinh tế ở thuộc địa, thì họ lại là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và trong việc chế tạo ra cái lòng trung thành bắt buộc. Những người như ông Găngđi và ông Đờ Valơra có lẽ đã lên thiên đàng từ lâu rồi nếu các ông ấy sinh ở một trong những thuộc địa của Pháp” [60, tr.81]. Do vậy, nhân dân Việt Nam muốn giành độc lập không còn con đường nào khác là phải cầm vũ khí đứng lên đánh đuổi bọn cướp nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh (Trang 107 - 109)