Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công cấp địa phương ở việt nam (Trang 33 - 35)

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước đều đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến vấn đề nợ công, khủng hoản nợ công và phân cấp quản lý nợ công giữa chính quyền trung ương và địa phương trên thế giới, tại những quốc gia cụ thể và cả ở Việt Nam. Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu cũng đã nghiên cứu thực tiễn về cơ chế, chính sách quản lý nợ công tại Việt Nam qua từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài về nghiên cứu vấn đề nợ công chính quyền địa phương ở Việt Nam trong mối quan hệ giữa phân cấp ngân sách nhà nước hầu như còn ít và chưa được nghiên cứu hệ thống. Các nghiên cứu về nợ công địa phương ở Việt Nam mới chủ yếu dưới giác độ các báo cáo ngắn, lồng trong nợ công ở công của Việt Nam. Tuy nhiên, các vấn đề sau vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở Việt Nam và cần được nghiên cứu để làm rõ:

Thứ nhất, nợ địa phương trong mối quan hệ với nợ công quốc giá. Quy mô, ảnh hưởng của nợ công đến tính bền vững của nợ công quốc gia. Việc tăng quy mô nợ chính quyền địa phương sẽ ảnh hưởng đến nợ công quốc gia như thế nào ? từ đó, ảnh hưởng đến mức độ an toàn tài chính quốc gia ra sao ? Thứ hai, nợ công cấp địa phương trong mối quan hệ về phân cấp NSNN. Xét về bản chất, việc cho phép địa phương được vay nợ công để phát triển

kinh tế địa phương hay thực hiện nhiệm vụ chi NSNN cho đầu tư phát triển, đó chính là quá trình phân cấp quản lý NSNN của một quốc gia. Việc phân cấp này cần xem xét trên cả góc độ lợi ích giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương.

Thứ ba, quản lý nợ công cấp địa phương ở Việt Nam cần những điều kiện nào để giúp chính quyền cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được chủ động huy động các nguồn lực tài chính để phát triển địa phương mình, đồng thời chính quyền trung ương có thể giám sát và đảm bảo việc huy động nguồn lực này không ảnh hưởng đến điều hành NSNN quốc gia và tính an toàn nợ công của Việt Nam.

Xuất phát từ những lý do này, đề tài của nghiên cứu sinh lực chọn có vấn đề nghiên cứu riêng, phạm vi nội dung, đối tượng nghiên cứu là không trùng lắp và có tính thực tiễn, khoa học.

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG VÀ NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nợ công cấp địa phương ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)