Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 26 - 28)

* Đánh giá kết quả nghiên cứu đã đạt được

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một bức tranh chung

về sự đổi mới công tác tôn giáo, đặc biệt là sự đổi mới đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc từ 1990 đến nay, với những kiến giải phong phú và có những đánh giá cơ bản là thống nhất. Các tác giả đều cho rằng, sự đổi mới tƣ duy của Đảng từ 1986 đến nay mà cụ thể là Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16-10-1990 về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong thời kỳ mới tạo “bƣớc ngoặt” quan trọng trong công tác tôn giáo, điều đó đem lại hiệu quả to lớn trong việc góp phần quyết định tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội nhìn từ phƣơng diện tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo ngày càng có nhiều khởi sắc.

Thứ hai, ở một mức độ nhất định, đã có những công trình nghiên cứu một số

mặt của “Công tác tôn giáo”, công tác vận động quần chúng tín đồ, QLNN về tôn giáo, đặc biệt là đổi mới chính sách pháp luật về tôn giáo,… Nội dung nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về đổi mới tôn giáo đã đi vào cuộc sống và đƣợc minh chứng bằng những thành tựu trong công tác tôn giáo trong thời gian qua.

Thứ ba, riêng nghiên cứu về tôn giáo và công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình cũng đã có đƣợc một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, đặc biệt là công tác tôn giáo trong thời kỳ Đổi mới, phần nào cho thấy đặc điểm của tôn giáo cũng nhƣ việc thực hiện chính sách tôn giáo và những quyết sách trong công tác tôn giáo ở địa phƣơng, góp phần vào sự chuyển biến nhận thức cũng nhƣ đời sống tôn giáo ở Ninh Bình - một địa phƣơng khá điển hình về đời sống tôn giáo ở các tỉnh phía Bắc.

* Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, luận án đƣa ra một cái nhìn đầy đủ hơn mặt lý thuyết về “Công tác

tôn giáo”, nhất là khi đụng đến vấn đề cơ bản khác “hệ thống chính trị đều làm công tác tôn giáo”. Cần nói thêm rằng, các công trình nghiên cứu ở nƣớc ta mà chúng tôi đã đề cập đều tập trung vào khái niệm “chính sách tôn giáo” nhƣ một giải pháp chính trị - xã hội đối với vấn đề tôn giáo, chƣa có cái nhìn đồng đều về công tác tôn giáo nhƣ một hoạt động thực thi quyền lực của hệ thống chính trị với lĩnh vực này. Ngoài ra, tác giả luận án cũng bƣớc đầu đƣa ra những nhận xét, nhận định của mình về nội dung cơ bản của công tác tôn giáo, trong đó lƣu ý tới “bộ máy và đội ngũ làm công tác tôn giáo”.

Việc nghiên cứu một cách tổng hợp về thực thi công tác tôn giáo ở nƣớc ta cho đến nay vẫn chƣa có nhiều công trình, trừ một số công trình của Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu tôn giáo, hoặc một số luận văn, luận án nghiên cứu về một số nội dung của công tác tôn giáo. Tuy vậy, các công trình này phần lớn tập trung đánh giá những nội dung liên quan đến quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.

Thứ hai, để giải quyết vấn đề quan trọng này, tác giả luận án sẽ cố gắng nghiên cứu sự đổi mới công tác tôn giáo từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, để làm rõ hơn vai trò, vị trí của vấn đề này trong sự nghiệp Đổi mới đất nƣớc. Lấy Ninh Bình làm nghiên cứu trƣờng hợp, luận án sẽ làm rõ hơn tính phong phú, phức tạp của công tác tôn giáo và những sáng tạo của các địa phƣơng có vị trí nhƣ thế nào với công tác này trên quy mô cả nƣớc. Bằng khảo sát thực tế, đặc biệt là đi sâu nghiên cứu đặc điểm đời sống tôn giáo và việc thực thi công tác tôn giáo qua điều tra xã hội, phỏng vấn các ban ngành, từ lãnh đạo tỉnh, Ban Tôn giáo, Ban dân vận,... đến các chức sắc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo - những đối tƣợng tiếp nhận “trực tiếp” sự Đổi mới đƣờng lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc.

Thứ ba, việc rút ra những kinh nghiệm thành công và chƣa thành công của tỉnh Ninh Bình trong công tác tôn giáo luôn là cần thiết, xét trên mọi phƣơng diện, hơn nữa đòi hỏi phải có sự so sánh với các địa phƣơng khác và toàn quốc, từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở Ninh Bình, cũng nhƣ góp phần bổ sung hoàn chỉnh về chủ trƣơng, chính sách đối với tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 26 - 28)