Thực tiễn công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 50)

Công tác tôn giáo thời kỳ Đổi mới mà cụ thể sau năm 1990 khi xuất hiện bầu không khí cởi mở với những quan điểm mới về tôn giáo là nguyên nhân quan trọng làm cho đời sống tôn giáo ở Việt Nam thực sự có một bƣớc ngoặt. Đây là công tác chính trị xã hội đặc biệt bao hàm tổng hợp nhiều lĩnh vực: chủ trƣơng, hoạch định chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, vận động quần chúng, QLNN đối với hoạt động tôn giáo,... Lĩnh vực này cần có một tổ chức, bộ máy riêng để đáp ứng hiệu quả lợi ích chính trị, xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ tôn giáo. Những bài học thành công cũng nhƣ chƣa thành công trong công tác tôn giáo trƣớc Đổi mới sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho những bƣớc đƣờng về sau. Thực tiễn hơn 20 năm

đổi mới trong công tác tôn giáo đã chứng minh sự đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Tất cả tạo nên bầu khí mới trong xã hội tôn giáo, không chỉ là những khởi sắc, nhiều điểm sáng mà còn đẩy lùi âm mƣu của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tôn giáo.

2.2.1. Đổi mới quan điểm chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo và sự

thể chế hóa trong chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước

2.2.1.1. Sự đổi mới quan điểm chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo

Đổi mới công tác tôn giáo của Đảng không phải là sự phủ nhận những gì trƣớc đó để xây dựng nên một quan điểm mới mà chính là đổi mới tƣ duy, là nhận thức lại cho đúng những gì mà cùng với thời gian đã có sự chệch hƣớng. Đổi mới công tác tôn giáo nhất là đổi mới quan điểm nhận thức về tôn giáo của Đảng trƣớc hết là dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nhƣng nó đƣợc phát triển trong thời đại mới khi mà tiến trình nhận thức có sự chuyển đổi, gắn theo nó là tình hình thực tế đòi hỏi.

Nếu Nghị quyết 24 đặt dấu mốc cho sự đổi mới thì Nghị quyết 25 là sự tiếp nối cho đƣờng lối đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo. Vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, vấn đề dân tộc và tôn giáo trên thế giới nổi lên nhiều diễn biến phức tạp. Nƣớc Mỹ bị tấn công trong sự kiện 11/9/2001, Phƣơng Tây và Mỹ chuyển hƣớng cách nhìn và ứng xử đối với tôn giáo mà trọng tâm là Islam giáo cực đoan. Chủ nghĩa ly khai Islam giáo và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, những cuộc bạo loạn ở Tân Cƣơng - Trung Quốc suốt hơn một thập kỷ qua cũng là điểm nổi trội ở châu Á. Những xung đột khác mang màu sắc dân tộc, tôn giáo ở Thái Lan, Myanma,... cũng đã diễn ra. Bộ ngoại giao, Quốc hội Mỹ tự cho mình quyền phán xét các nƣớc mà Mỹ cho là vi phạm nghiêm trọng sẽ đƣa vào diện các nƣớc cần đặc biệt quan tâm (CPC) và có những biện pháp trừng trị. Đồng thời với những mâu thuẫn đó, việc các tôn giáo tham gia đóng góp cho xã hội, duy trì văn hóa, đạo đức xã hội và trật tự xã hội cũng đƣợc nhấn mạnh.

Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, trƣớc những diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nƣớc, việc ban hành nghị quyết mới (Nghị quyết 25) trên cơ sở kế thừa và phát triển nhằm phù hợp với hoàn cảnh là điều tất yếu.

Gần đây nhất, Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"[53, tr.245].

Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về tín ngƣỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu: Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ của công dân để các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong xây dựng xã hội mới; công tác vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mƣu của các thế lực thù địch lợi dụng và sử dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân; xây dựng bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân năng động, hoạt động hiệu quả, với đội ngũ cán bộ có tri thức, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng, có uy tín trong đồng bào tôn giáo,…

2.2.1.2. Chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước

Tƣ tƣởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam đối với tôn giáo là tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tinh thần đó đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp qua từng giai đoạn cách mạng.

Mỗi khi Đảng có chủ trƣơng, quan điểm mới về tôn giáo thì Nhà nƣớc kịp thời thể chế hóa bằng những văn bản pháp quy để đƣa chủ trƣơng, quan điểm của Đảng về tôn giáo vào cuộc sống. Ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trƣởng ra Nghị định số 69- HĐBT Quy định về hoạt động tôn giáo. Nghị định ra đời trên tinh thần

đổi mới và quán triệt Nghị quyết số 24 -NQ/TW mới đƣợc ban hành trƣớc đó. Từ khi đất nƣớc thống nhất, đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về quản lý các hoạt động tôn giáo. Tiếp đến, ngày 19/4/1999 Chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/NĐ-CP Về các hoạt động tôn giáo.

Đặc biệt, ngày 29-6-2004, Chủ tịch nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Sắc lệnh số 18/2004/CTN về công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Pháp lệnh đƣợc xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu rộng quá trình thực hiện chính sách pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo và các pháp luật khác nhau liên quan đến lĩnh vực này. Chúng ta đã có những bƣớc tiến dài trong việc thể chế hóa các quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của quần chúng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Sau khi Pháp lệnh ra đời, có hàng loạt văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, nhƣ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1-3-2005 của Chính phủ Hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo (Nghị định 92), nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;…

Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp 1992, tại Điều 24 của Hiến Pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn quyền con ngƣời: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo

một tôn giáo nào”. Hiến pháp năm 2013 dùng khái niệm “Mọi ngƣời” chứ không

phải là “công dân” nhƣ các bản Hiến pháp trƣớc đây, rõ ràng bản chất của vấn đề đã có sự thay đổi căn bản, điều đó thể hiện chính xác quyền con ngƣời đối với vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo. Việc ghi nhận “Mọi ngƣời” có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đáng ghi nhận nữa là, trong tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc đã tính đến việc hoàn thiện luật pháp về tín ngƣỡng tôn giáo. Hiện nay, dự thảo Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo đã đƣợc trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất.

Ngoài chính sách tôn giáo nói chung, Nhà nƣớc cũng ban hành những chính sách cụ thể đối với mỗi tôn giáo nhƣ Phật giáo, Công giáo,…đặc biệt là Chỉ thị 01 ngày 4/2/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ Về một số công tác đối với đạo Tin Lành.

Có thể nói Chỉ thị này thể hiện sinh động nhất, sâu sắc nhất sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề Tin Lành. Chỉ thị đã thực sự mở ra một giai đoạn mới cho tôn giáo này.

Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật có những nội dung liên quan đến các lĩnh vực hoạt động tôn giáo nhƣ: về đất đai có Luật Đất đai sửa đổi năm 2003, Nghị quyết số 23/2003/QH XI về nhà đất do Nhà nƣớc quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trƣớc ngày 1/7/1991; về xây dựng có Luật Xây dựng; về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo có Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Cƣ trú,…

Tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng đƣợc đề cập trong Bộ luật Dân sự, đƣợc bảo vệ bằng pháp luật và đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, dễ nhận thấy, việc ban hành các văn bản của pháp luật mau chóng đƣợc thực hiện, khoảng cách điều chỉnh các văn bản về thời gian ngắn hơn. Điều này chứng tỏ nhận thức về vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đã có sự vận động và phát triển rõ nét, nhờ đó đem lại cách làm mới trong công tác tôn giáo. Nhƣng việc ban hành các văn bản pháp luật về tôn giáo cũng còn những hạn chế nhất định đó là văn bản ban hành thiếu tính khái quát, thiếu chặt chẽ, nên thƣờng phải bổ sung, thay đổi, làm mất tính ổn định trong sinh hoạt tôn giáo.

2.2.2. Thực hiện chính sách tôn giáo

2.2.2.1. Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo

Trƣớc Đổi mới, do vấn đề tôn giáo bị các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chống phá cách mạng, đã ảnh hƣởng đến nhận thức, thái độ trong ứng xử với tôn giáo trong đội ngũ cán bộ các cấp nhƣ khuynh hƣớng tả khuynh, sự đối lập ý thức hệ,...Vì vậy, nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo còn có những phiến diện, cho rằng công tác vận động quần chúng là phải chống địch lợi dụng tôn giáo, là phải loại bỏ thứ “thuốc phiện đầu độc nhân dân”, chỉ thấy đấu tranh giải quyết vấn đề tôn

giáo là đấu tranh ý thức hệ. Quần chúng tín đồ là lạc hậu, hàng ngũ giáo sĩ là lực lƣợng tuyên truyền phản động, phản khoa học, coi tổ chức giáo hội là một tổ chức phản động. Bởi vậy, trong đấu tranh chúng ta còn thiên về ngăn cấm, trấn áp.

Bƣớc sang thời kỳ Đổi mới, với việc nhìn nhận một cách nghiêm túc những sai sót khuyết điểm trong quá khứ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những thay đổi mang tính bƣớc ngoặt về công tác tôn giáo, trong đó có công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, coi đây là “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo” (Nghị quyết 24, Nghị quyết 25).

Nƣớc ta hiện nay có khoảng 24 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nƣớc, vì vậy nhiệm vụ vận động quần chúng tín đồ chức sắc là nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc, góp phần tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân. Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, tín đồ chức sắc các tôn giáo đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là di sản quý giá để chúng ta kế thừa và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận các cấp và Ban Tôn giáo đã coi trọng công tác tuyên truyền đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nƣớc trong vùng đồng bào có đạo; tập hợp quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân; tạo điều kiện thuận lợi để chức sắc tiêu biểu trong các tôn giáo tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận nhƣ Hội chữ thập đỏ, Hội ngƣời cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi... Cụ thể nhƣ tham gia Ủy ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam khóa VI có 33 vị chức sắc, nhà tu hành của 6 tôn giáo; tham gia Quốc hội khóa XII có 6 vị chức sắc các tôn giáo; tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam khóa IV có 70 vị linh mục, nữ tu và tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam khóa V có tới 78 linh mục và nữ tu,... [Dẫn theo 40, tr.406]. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh một mặt mở rộng hình thức tập hợp đồng bào, mặt khác tăng cƣờng tranh thủ chức sắc. Ngƣời trân trọng mời các vị chức sắc tham gia Chính phủ, với vị thế và vai trò của họ sẽ góp phần to lớn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu chung độc lập, tự do,

ấm no hạnh phúc. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, cùng với xu thế “nhập thế” của các tôn giáo, một lần nữa bài học và tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về ứng xử với tôn giáo lại phát huy. Những chỉ dẫn tuyệt vời của Ngƣời về công tác tôn giáo mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản thân Ngƣời cũng là mẫu mực của một cán bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phƣơng thức linh hoạt.

2.2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo

Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong khuôn khổ luận án, tác giả nhấn mạnh ở một số nội dung cơ bản, cụ thể sau đây:

* Về công nhận tổ chức tôn giáo

Tƣ cách pháp nhân là vấn đề sống còn đối với các cộng đồng tôn giáo trong một khung cảnh pháp lý hiện đại. Việc công nhận của Nhà nƣớc đối với các tổ chức tôn giáo mang lại cho các tổ chức tôn giáo vị thế pháp lý quan trọng, khẳng định tính hợp pháp, tính chính đáng, tính khách quan, tính chỉnh thể và độc lập của tổ chức tôn giáo đƣợc công nhận. Mặt khác nó cũng tăng cƣờng mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức tôn giáo và giúp cho các cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhà nƣớc theo pháp luật đối với hoạt động tôn giáo đƣợc thuận lợi hơn. Nếu nhƣ thời kỳ trƣớc Đổi mới (1990) có 03 tổ chức tôn giáo đƣợc công nhận thì nay, đã có 40 tổ chức, hệ phái, pháp môn tôn giáo thuộc 13 tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc đã công nhận[13]. Đa số các tổ chức tôn giáo đã đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân, đều xây dựng cho mình đƣờng hƣớng hành đạo đồng hành cùng dân tộc. Hiện nay công tác này là một điểm sáng trong công tác Đổi mới chính sách tôn giáo, tạo nên sự thông thoáng, đƣợc các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 50)