2.1.1. C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin về việc giải quyết vấn đề tôn giáo
Trong bối cảnh lịch sử Châu Âu tƣ bản chủ nghĩa ở thế kỷ XIX những biến động kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, C.Mác và Ph.Ăngghen phê phán chủ nghĩa duy tâm và chế độ chính trị của xã hội đƣơng thời bắt đầu từ việc phê phán tôn giáo, cụ thể là Kitô giáo. Ở thời điểm đó, C.Mác và Ph.Ănghen chƣa có điều kiện đi sâu nghiên cứu và cũng chƣa có một tác phẩm riêng biệt nào về ứng xử với tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội. Các ông chủ yếu dừng lại ở việc phê phán tôn giáo gắn liền với thực tại sinh ra tôn giáo, cùng với những cảnh báo không đƣợc đối xử thô bạo với tôn giáo. Sau này, Lênin đề cập đến vấn đề tôn giáo trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh bƣớc sang giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản độc quyền lũng đoạn mang hình thái chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Mác đứng trƣớc cuộc đấu tranh phức tạp về tƣ tƣởng, lý luận, nhất là sự tấn công của chủ nghĩa xét lại, kể cả trong lĩnh vực tôn giáo. Mặt khác, đối tƣợng trực tiếp mà Lênin phải đấu tranh là Chính thống giáo ở Nga trong sự câu kết chặt chẽ, trực tiếp với chính phủ phản động Nga hoàng. Ở những thời điểm bão táp cách mạng đó, C.Mác, Ph.Ăngnghen, Lênin chủ yếu đề cập đến vấn đề tôn giáo từ góc độ thế giới quan triết học và chính trị, nhất là vấn đề
với tôn giáo trở thành những tƣ tƣởng cốt lõi đƣợc Đảng ta vận dụng sáng tạo trong cách mạng Việt Nam.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, muốn có phƣơng pháp, ứng xử và giải quyết đúng vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết phải có nhận thức khoa học về tôn giáo. Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử trong việc nhận thức vấn đề tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc tự nhiên và bản chất của tôn giáo. Mác không chỉ gắn tôn giáo với một xã hội hiện thực cụ thể, mà còn khẳng định rằng, “cơ sở trần tục” ấy là những xã hội cụ thể của con ngƣời với những kết cấu phức tạp bởi nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần “Con ngƣời không phải là sinh vật trừu tƣợng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới. Con ngƣời chính là thế giới con ngƣời, là nhà nƣớc, là xã hội. Nhà nƣớc ấy, xã hội ấy, sản sinh ra tôn giáo” [66, tr.569]. Trong các quan hệ ấy, sản xuất vật chất là quan tr ọng nhất, là cơ sở khách quan quyết định mọi quan hệ xã hội và hiện tƣợng xã hội, trong đó có hiện tƣợng tôn giáo. Vì vậy, xem xét vấn đề tôn giáo cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể.
Từ chỗ khẳng định quan điểm duy vật lịch sử trong việc nhận thức vấn đề tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ ra phƣơng thức ứng xử với tôn giáo trong đời sống hiện thực. C.Mác cho rằng: “Phê phán thƣợng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” [66, tr.571]. Nhƣ vậy, để giải quyết vấn đề tôn giáo, theo tinh thần của Mác, phải dựa trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử. Muốn thay đổi ý thức xã hội, trƣớc hết cần phải thay đổi tồn tại xã hội, phải xây dựng “thiên đƣờng” trên hiện thực: “Không thể đả kích vào tôn giáo dƣới mọi hình thức thù địch cũng nhƣ dƣới mọi hình thức khinh bạo chung cũng nhƣ riêng, nghĩa là nói chung không đƣợc đả kích vào tôn giáo” [66, tr.23].
Ph.Ăngghen xác định thái độ khách quan, khoa học trong việc tác động vào tôn giáo, đó là phải tôn trọng quá trình tự nhiên, tránh chủ quan, thô bạo. Ăngghen phê phán nghiêm khắc chủ trƣơng cấm đoán tôn giáo của Đuyrinh mà cần phải “chờ đợi cho đến khi tôn giáo chết cái chết tự nhiên” [70, tr.439] của nó. Đuyrinh có thái độ loại bỏ và truy kích đối với Kitô giáo, đó là thái độ và hành động rất sai lầm, dẫn
đến hậu quả là làm bùng lên tinh thần phản kháng kịch liệt của tôn giáo, tinh thần tử vì đạo.
Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mác và Ăngghen, Lênin và nhà nƣớc Xô viết đã có nhiều đóng góp trong việc thể chế hóa quyền tự do tôn giáo, tín ngƣỡng của công dân, nhất là trong môi trƣờng chủ nghĩa xã hội.
Về chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng
Với Lênin, quyền tự do tôn giáo phải đặt trên các cơ sở sau:
Tự do tôn giáo phải dựa trên nền tảng của Nhà nước thế tục hóa. Lênin tiếp tục khai thác ý tƣởng của Mác và Ăngghen về mối quan hệ giữa nhà nƣớc với tôn giáo. Trong tác phẩm Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức viết 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Nhà thờ hoàn toàn tách khỏi nhà nƣớc. Giới thầy tu của tất cả mọi đạo giáo đều chỉ do các cộng đồng tự nguyện của họ trả lƣơng” [67, tr.12]. Trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” Mác viết: “Một khi đã bãi bỏ quân đội thƣờng trực và cảnh sát, tức là những công cụ quyền lực của chính phủ cũ, công xã lập tức bắt tay vào đập tan công cụ áp bức tinh thần, tức là thế lực tăng lữ bằng cách tách Giáo hội ra khỏi Nhà nƣớc... Các tăng lữ phải trở lại với cuộc sống riêng yên tĩnh...” [68, tr.450]. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, Lênin cũng khẳng định điều đó: “Giáo hội và nhà nƣớc hoàn toàn tách khỏi nhau; - đó là điều mà giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa đòi nhà nƣớc và giáo hội hiện đại phải thực hiện” [84, tr.171] và “Giai cấp vô sản cách mạng nhất định sẽ đạt mục đích là làm cho tôn giáo thật sự trở thành việc tƣ nhân đối với nhà nƣớc [84, tr.175].
Tự do tôn giáo phải thực sự là việc riêng tư: quyền lựa chọn tôn giáo; quyền chuyển đổi đạo; quyền tự do tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, thực hành tôn giáo và bày tỏ đức tin tôn giáo... Tự do tôn giáo phải đi liền quyền đƣợc làm ngƣời vô thần, đảm bảo quyền công dân và an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc: “Bất kỳ ai cũng đƣợc hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là đƣợc làm ngƣời vô thần nhƣ bất cứ ngƣời xã hội chủ nghĩa nào... Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những ngƣời công dân có tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ đƣợc” [84, tr.171-172].
Lênin chỉ ra rằng: “Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì phải cực kỳ thận trọng. Trong cuộc chiến đấu ấy, ai làm tổn thƣơng đến tình cảm tôn giáo, ngƣời đó sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm quần chúng tức giận, hành động nhƣ vậy sẽ càng gây chia rẽ quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta là ở sự đoàn kết” [86, tr.221]. Có thể nói, đây là một quan điểm căn bản, có tính nguyên tắc trong công tác tôn giáo của Đảng Mác-xít. Đặc biệt, Lênin không chỉ quan tâm đến công tác vận động quần chúng nhân dân là tín đồ các tôn giáo, mà còn dành một sự chú ý đến đội ngũ chức sắc tôn giáo, từ góc độ hoạt động chính trị của họ. Ngƣời cho rằng việc giới tu hành chuyển sang công khai tham gia chính trị thì chỉ có lợi cho nhân dân. Về quan điểm này, rõ ràng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những vận dụng sáng tạo độc đáo, nhất quán khi Đảng ta từ lâu đã cho rằng, thực chất
công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, trƣớc hết là quần chúng theo
tôn giáo,...
Đối với vấn đề kết nạp người có đạo vào Đảng, Lênin cho rằng đó là việc
làm cần thiết, có lợi cho cách mạng. Ngƣời nhấn mạnh: “Chúng ta không những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng dân chủ - xã hội tất cả những công nhân nào còn tin tƣởng ở Thƣợng đế, chúng ta nhất định phản đối bất cứ một sự xúc phạm nhỏ nào đến tín ngƣỡng tôn giáo của họ” [85, tr.250].
Rõ ràng, Mác, Ănghen, Lênin không hề đƣa ra khẩu hiệu bài trừ tôn giáo, càng không đƣa ra khẩu hiệu xóa bỏ tôn giáo bằng bạo lực. Tiếc là điều đó đã không đƣợc những ngƣời kế tục Lênin hiểu đúng để thực hiện. Ở Liên Xô vào những năm ba mƣơi của thế kỷ XX (dĩ nhiên cả trong Quốc tế Cộng sản) dƣới thời Xtalin, ngƣời ta tìm đủ mọi cách, biện pháp tƣ tƣởng, giáo dục và cả trong hiến pháp để khẳng định vai trò thống trị của chủ nghĩa vô thần. Đó là nguồn gốc cơ bản nảy sinh và tồn tại dai dẳng của khuynh hƣớng cực đoan về tôn giáo trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khiến cả trong thực tiễn và trong lý luận chủ nghĩa xã hội mất đi tính nhân bản và khoa học của nó.
Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã có quan điểm đúng đắn, khoa học về tôn giáo, nhìn nhận tôn giáo trên lập trƣờng chủ nghĩa duy vật lịch sử, từ đó khẳng định
việc giải quyết vấn đề tôn giáo dƣới chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ lâu dài gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đây là cơ sở lý luận cho các Đảng Cộng sản vận dụng để xác định quan điểm, chính sách, đƣờng lối đối với tôn giáo đúng đắn, phù hợp với thời đại và đặc điểm đất nƣớc, giải quyết một cách chủ động, tích cực hơn mối quan hệ giữa dân tộc, chủ nghĩa xã hội và tôn giáo.
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo
2.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo vô cùng phong phú, sâu sắc và tinh tế, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam mà còn có những cống hiến mới, sáng tạo mới, trong việc nhận thức và ứng xử với tôn giáo trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ngƣời khẳng định: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đƣa thêm vào đó những tƣ liệu mà Mác ở thời mình không thể có đƣợc” và theo Ngƣời thì “chủ nghĩa Mác cần đƣợc củng cố bằng dân tộc học phƣơng Đông” [71, tr.465]. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo có thể đúc kết thành những luận điểm chủ yếu dƣới đây:
Thứ nhất, một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác tôn giáo theo
Hồ Chí Minh là đoàn kết tôn giáo gắn chặt với đại đoàn kết dân tộc. Từ thực tế
lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng: sử ta đã dạy cho ta bài học này, lúc nào dân ta đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một thì nƣớc ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nƣớc ngoài xâm lấn. Ngƣời luôn nhấn mạnh: đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà. Với tầm nhìn xa trông rộng của nhà cách mạng, Hồ Chí Minh đã tìm ra cái bất biến cho chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc, trong đó có đoàn kết lương giáo. Muốn đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích toàn dân lên trƣớc hết (độc lập dân tộc và ấm no hạnh phúc). Hồ Chí Minh đã thấy đƣợc mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa tôn giáo với dân tộc, giữa “Thiên Chúa và Tổ Quốc”. Hồ Chí Minh nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với dân tộc
một cách giản dị, dễ hiểu nhƣng rất độc đáo và sâu sắc: Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới đƣợc giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi ngƣời đều là công dân của nƣớc Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ Quốc.
Thứ hai, trong công tác tôn giáo, để có đƣợc sự đoàn kết, trước tiên phải
luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Hạn chế, vi phạm thô bạo đến quyền ấy là đi ngƣợc lại với xu thế và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đƣợc tiếp cận với nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, tiếp cận những tƣ tƣởng tiến bộ về tôn giáo, những nguyên tắc ứng xử với tôn giáo trong các cuộc cách mạng tƣ sản. Hồ Chí Minh là ngƣời tiếp thu và vận dụng những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào Việt Nam. Chính những điều đó đã sớm hình thành quan điểm tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tín ngƣỡng hay không tín ngƣỡng là sự lựa chọn tự do của con ngƣời. Đấu tranh cho sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân là lý tƣởng thiêng liêng chung ở cả hai phía đạo và đời.
Tƣ tƣởng nhất quán đó của Hồ Chí Minh, không chỉ đƣợc thể hiện bằng tình cảm, bằng sự trân trọng những giá trị của tôn giáo mà còn đƣợc thể hiện bằng pháp luật. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngay sau lễ tuyên bố Độc lập, 3/9/1945, Ngƣời đã nêu vấn đề “Tín ngƣỡng tự do và lƣơng giáo đoàn kết”. Lập trƣờng này đƣợc thể chế hóa bằng Sắc lệnh 234 ngày 14-6-1955, Sắc lệnh vừa giúp các tôn giáo có cơ sở pháp lý để hoạt động vừa đảm bảo cho đồng bào các tôn giáo có thể sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng mà không bị ai ngăn cản.
Thứ ba, phải tìm ra được điểm tương đồng giữa các hệ ý thức và tôn giáo
thay vì khoét sâu vào sự khác biệt, đặt tiến trình đi lên của lịch sử đất nƣớc trên cơ sở quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó Ngƣời đánh giá cao sức mạnh yêu nƣớc của đồng bào các tôn giáo. Hồ Chí Minh đã tìm ra điểm tương đồng giữa lý tƣởng cộng sản và các học thuyết tôn giáo chân chính biểu hiện ở chỗ đều muốn xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, bất công; đều muốn mọi ngƣời đƣợc sống trong hòa bình, hữu nghị của một thế giới đại đồng. Cơ sở của điểm tƣơng đồng đó đều xuất
phát từ nguồn gốc khách quan vốn có trong mỗi con ngƣời, mỗi cộng đồng lƣơng và giáo, xuất phát từ giá trị nhân văn trong mỗi tôn giáo cũng nhƣ học thuyết cách mạng chân chính. Ngƣời nói: “Phật sinh ra cũng để nhằm lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”. Đức Giêsu sinh ra cũng là mƣu “hạnh phúc cho con ngƣời, phúc lợi cho xã hội”. Hồ Chí Minh khẳng đi ̣nh cả học thuyết tôn giáo chân chính và học thuyết cách mạng thực sự trong thời đại ngày nay đều có vai trò to lớn trong việc hoàn thiện con ngƣời: “Những ngƣời An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [72, tr.453]. Trong công tác tôn giáo, nếu biết bỏ qua những dị biệt nhỏ, giữ lấy cái tƣơng đồng lớn thì khối đại đoàn kết dân tộc luôn đƣợc giữ vững, tôn giáo trƣờng tồn nhƣ dân tộc và còn tồn tại lâu dài. Tôn giáo chỉ có thể khẳng định đƣợc mình khi sống giữa lòng dân tộc và dân tộc trên con đƣờng phát triển phải biết khai thác, chắt lọc những giá trị tích cực của các tôn giáo.
Thứ tư, chú ý vận động đồng bào có đạo tham gia công cuộc kháng chiến
kiến quốc, phát triển sản xuất. Chính phủ phải có trách nhiệm thƣờng xuyên chăm