Một số khái niệm, thuật ngữ đƣợc sử dụng trong luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 28 - 31)

(1)Tôn giáo - nhìn từ đối tượng của công tác tôn giáo

Tùy từng mục tiêu nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, ngƣời ta đƣa ra những định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Ở đây tác giả luận án không đi sâu vào việc bàn luận khái niệm đó, mà chủ yếu nhằm lựa chọn một định nghĩa thích hợp trên bình diện công tác tôn giáo ở Việt Nam. Trong giáo trình CNXHKH, khái niệm tôn giáo đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức tôn giáo - nghĩa là, nói đến tôn giáo là nói đến cộng đồng ngƣời có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí; có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức xã hội.

Tín ngƣỡng và tôn giáo có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt giữa chúng chỉ là tƣơng đối. Trong Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo hiện hành vẫn đặt cả hai vấn đề trong một văn bản quy phạm pháp luật nên trong quá trình nghiên cứu, trong nhiều trƣờng hợp tác giả luận án sử dụng cụm từ tín ngƣỡng, tôn giáo khi bình luận hoặc trích dẫn.

(2) Tín ngưỡng: Mặc dù luận án không bàn nhiều đến vấn đề tín ngƣỡng song cũng cần nói đến khái niệm này bởi giữa tín ngƣỡng, tôn giáo có mối liên hệ và sự chuyển hóa trong những bối cảnh nhất định. Trong trƣờng hợp khi hai khái niệm này đi liền nhau thành tín ngưỡng tôn giáo thì đƣợc hiểu theo nghĩa là sự tin theo một tôn giáo nào đó.

Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngƣỡng vọng của con ngƣời vào

cái "siêu nhiên" để giải thích thế giới, với ƣớc muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

(3) Mê tín dị đoan: là niềm tin cuồng vọng của con ngƣời vào các lực lƣợng

tính, phản văn hóa. Trong khuôn khổ luận án, tác giả cũng không bàn nhiều đến vấn đề này nhƣng vì trên thực tế hiện tƣợng mê tín dị đoan thƣờng xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo nên cần phải quan tâm.

Việc xác định hiện tƣợng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó. Do đó, trong công tác tôn giáo, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân thì chúng ta phải phê phán và loại bỏ dần mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần xã hội.

(4) Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: Nếu xét theo ngữ nghĩa và hiểu theo

nghĩa đơn giản, Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là sự bảo đảm tính độc lập của tôn giáo đối với các thể chế quyền lực, bảo đảm tôn giáo thoát ly mọi sự cấm đoán, hạn chế, ràng buộc. Quyền con ngƣời trên lĩnh vực tôn giáo cần đƣợc hiểu theo hai chiều cạnh là tự do tôn giáotự do hoạt động tôn giáo. Nếu quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là quyền bất khả xâm phạm là quyền tuyệt đối thì quyền tự do hoạt động tôn giáo chƣa bao giờ và chƣa ở đâu là tuyệt đối mà đều phải có giới hạn, giới hạn từ phía tôn giáo nơi ngƣời đó tin theo và giới hạn từ phía chính quyền.

Quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo là một trong những quyền chính trị dân sự, đƣợc ghi nhận trong tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948, đƣợc tái khẳng định trong công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên hiệp quốc 1966. Việt Nam đã tham gia vào các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, và đƣợc chuyển tải rõ nét trong luật pháp.

(5) Hệ thống chính trị: Ở Việt Nam, phải đến Hội nghị Trung ƣơng lần thứ

sáu khóa VI (1989), khái niệm hệ thống chính trị lần đầu tiên đƣợc đề cập trong Nghị quyết, đánh dấu sự thay đổi về nhận thức lý luận của Đảng: Hệ thống chính trị

là hệ thống các tổ chức, các đoàn thể chính trị - xã hội do Đảng lãnh đạo đƣợc lập ra từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, cơ sở, đƣợc luật pháp thừa nhận và bảo vệ, hoạt động công khai, nhằm thực hiện và phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

Quan niệm trên là khá rõ ràng về cơ cấu tổ chức, hệ thống chính trị nƣớc ta bao gồm Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân và Hội cựu chiến binh.

(6) Chính sách tôn giáo: Chính sách tôn giáo là thuật ngữ để chỉ thái độ và sự ứng xử của nhà nƣớc đối với tôn giáo . Ở Việt Nam hiện nay, chính sách tôn giáo đƣợc thể hiện ở chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo.

(7) Vận động quần chúng tín đồ, chức sắc: là hoạt động tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nƣớc; hợp tác và tham gia cùng chính quyền giải quyết các vụ việc phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công tác tôn giáo.

(8) Quản lý nhà nước về tôn giáo:

Nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) của các cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hƣớng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý.

Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp) để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.

Công tác tôn giáo: Đây là khái niệm trung tâm của luận án, là khái niệm gốc

để phát triển nội dung, vì vậy tác giả luận án sẽ phân tích trong phần sau, cụ thể là trong chƣơng 2.

Chƣơng 2

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giải quyết vấn đề dân tộc - tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam, một nƣớc đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo. Giải quyết vấn đề này luôn đòi hỏi công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc trong đó có chính sách tôn giáo đúng đắn, sáng tạo và đồng thời có đƣợc sự vận hành của chính sách này trong thực tiễn sinh động, hiệu quả. Chƣơng này đƣợc dành cho việc tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của công tác tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, khung cảnh của công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 28 - 31)