Nhận xét chung về công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 113 - 123)

3.3.1.Ưu điểm và nguyên nhân

Ninh Bình là tỉnh mà trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại, đời sống tôn giáo đều có những dấu ấn đậm nét. Nơi mà các quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo hội trải qua những thăng trầm lịch sử và nhiều biến cố. Do đó, những thành tựu đạt đƣợc trong công tác tôn giáo thời gian qua là nỗ lực rất lớn của hệ thống chính trị ở địa phƣơng mà đầu mối quan trọng là Ban Tôn giáo tỉnh. Việc đánh giá những ƣu điểm trong công tác tôn giáo ở đây có ý nghĩa mang giá trị phổ biến cả về lý luận và thực tiễn.

Một là, về công tác chỉ đạo, lãnh đạo sát hợp với đặc điểm và tình hình tôn giáo địa phƣơng của hệ thống chính trị trên cơ sở chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc. Nhận thức về tôn giáo của hệ thống chính trị có thay đổi tích cực. Biết đặt niềm tin vào quần chúng tín đồ, chức sắc, gạt bỏ những định kiến, mặc cảm, không xúc phạm tới tình cảm tôn giáo; trân trọng những giá trị của tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Thực tiễn cho thấy, nơi nào hệ thống chính trị có nhận thức và quan hệ ứng xử cởi mở, hiểu biết lẫn nhau với chức sắc các tôn giáo thì nơi đó hoạt động tôn giáo ổn định, các phong trào thi đua yêu nƣớc trong vùng đông đồng bào có đạo đạt hiệu quả, ít xảy ra các “điểm nóng” tôn giáo.

Hai là, công tácvận động quần chúng, nhất là chức sắc hiệu quả. Đây là bài

học đã đƣợc rút ra trong lịch sử đấu tranh gian khó của nhân dân Ninh Bình cùng với cả nƣớc ở những thời điểm lịch sử khắc nghiệt (1945 -1954; 1954 -1975). Cùng

trong xu thế chung của cả nƣớc trong công cuộc Đổi mới với những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề tôn giáo, Ninh Bình thành công trong công tác tôn giáo khi Đảng bộ và chính quyền các cấp luôn coi trọng công tác tôn giáo trong tổng thể công tác chính trị - xã hội của tỉnh. Đặc biệt ở khâu giáo dục nhận thức cho cán bộ, quần chúng về sự Đổi mới, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo, coi cốt lõi trong công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc.

Ba là, thực hiện tốt phương châm lấy tôn giáo giải quyết vấn đề tôn giáo. Thông qua việc vận động, tranh thủ chức sắc, đặc biệt là chức sắc cao cấp để giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Quan tâm đối thoại, nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của chức sắc, xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện, với chức sắc tôn giáo. Khi xảy ra những vụ việc phức tạp, cán bộ chủ chốt trong công tác tôn giáo của tỉnh kịp thời xử lý mềm dẻo, linh hoạt, không để tạo cớ xảy ra điểm nóng, nghiêm khắc xử lý những cán bộ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, đồng thời cũng trao đổi với ngƣời đứng đầu tổ chức tôn giáo ở địa phƣơng sao cho sinh hoạt tôn giáo đúng với luật định. Biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời với chức sắc, nhà tu hành có những thành tích và đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nƣớc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bốn là, quan tâm giải quyết các đề nghị chính đáng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của đồng bào theo tôn giáo trên cơ sở quy định của pháp luật.

Những kiến nghị, đề xuất chính đáng của chức sắc, tín đồ tôn giáo, thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải quan tâm chỉ đạo, có trách nhiệm giải quyết dứt điểm, phù hợp với thực tiễn, đúng pháp luật. Tránh để sự việc dây dƣa kéo dài làm mất lòng tin của chức sắc, đồng bào các tôn giáo.

Ninh Bình là địa phƣơng làm tốt công tác tôn giáo, để đạt đƣợc kết quả đó là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do sự đổi mới trong công tác tôn giáo. Đảng, Nhà nƣớc đã sớm đề

ra chủ trƣơng, chính sách đúng đắn về tôn giáo, đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng của đại đa số đồng bào có đạo, giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình có cơ sở vững chắc để làm tốt công tác tôn giáo.

Chú trọng công tác vận động chức sắc và tín đồ tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, tham gia công tác xã hội nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với chính quyền, đồng thời xây dựng sự đoàn kết trong thôn xóm giữa những ngƣời có đạo với những ngƣời không có đạo, giữa các tôn giáo với nhau. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện cởi mở với các tổ chức tôn giáo thông qua các hoạt động nhƣ tổ chức các hoạt động thể thao; tổ chức giao lƣu chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo với lãnh đạo chủ chốt các cấp. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức giao lƣu văn nghệ với chức sắc, tín đồ hai tôn giáo tạo sự cởi mở trong các mối quan hệ, đồng thời cùng chung tay góp sức bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

Thứ hai, có sự phối hợp kịp thời của các cơ quan ban ngành trong tỉnh.

Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, có sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của Ban Tôn giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở tài nguyên - Môi truờng, Sở Văn hóa thông tin, Sở Tƣ pháp, các sở ban ngành của tỉnh và huyện, thị xã đã chủ động giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Thứ ba, công tác xây dựng, củng cố lực lượng chính trị và các tổ chức đoàn

thể ở vùng giáo được đẩy mạnh. Việc xây dựng lực lƣợng cốt cán ở vùng có đông

đồng bào theo đạo đƣợc chú trọng quan tâm, nhất là xây dựng mô hình “Dân vận khéo ở vùng giáo”. Cốt cán của ngành nào, ngành đó chủ động. Hầu hết lực lƣợng cốt cán đã phát huy hiệu quả trong vùng đồng bào có đông đồng bào theo tôn giáo.

Thứ tư, tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở vùng có đông

đồng bào theo tôn giáo. Trên cơ sở những chủ truơng, chính sách đổi mới của Đảng

và Nhà nƣớc, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình đổi mới nhận thức về tôn giáo, đã nhanh chóng cụ thể hóa kịp thời, đƣa ra các chƣơng trình hành động, các quy định, quyết định cho phù hợp với tình hình địa phƣơng. Ngay từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm tới phát triển du lịch. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XII (tháng 8/1992), Đại hội đã quyết định các mục tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ “Sắp xếp lại thƣơng nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch” [3, tr.131]. Từ đó đến nay, hàng loạt các Nghị quyết, quyết định đƣợc

ban hành nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh gắn với hai trung tâm tôn giáo lớn Tòa Giám mục Phát Diệm và quần thể chùa Bái Đính và hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ cổ kính có giá trị văn hóa nổi bật, nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân, trong đó có tín đồ tôn giáo.

Tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng, tăng cƣờng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng đa dạng ngành nghề, phát triển các làng nghề ở các địa phƣơng, nhất là nuôi trồng thủy, hải sản ở ven biển Kim Sơn; phát triển kinh tế đồi rừng ở Nho Quan; tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các xã nâng cấp trƣờng học, cơ sở khám chữa bệnh, công trình nƣớc sạch, các công trình phúc lợi, vui chơi thể dục, thể thao; tập trung xóa nhà tranh tre, vách đất cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh,… Các chƣơng trình, dự án trên đã từng bƣớc góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, nhất là đồng bào các tôn giáo ở địa phƣơng.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã có đƣợc những chuyển biến tích cực cả về mặt nhận thức, tƣ tƣởng chỉ đạo và việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thực tế, nhƣng công tác tôn giáo ở Ninh Bình thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót.

Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Bình lớn, tuy nhiên sự thuyên chuyển cán bộ thường xuyên, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Công tác nắm tình hình và phản ánh tình hình hoạt động tôn giáo trong một bộ phận cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền cơ sở còn hạn chế; chƣa thực sự am hiểu về tôn giáo, chƣa lƣờng hết những diễn biến phức tạp, mau lẹ, trong công tác tôn giáo dẫn đến chỉ đạo, giải quyết một số vụ việc liên quan đến tôn giáo còn cứng nhắc, nóng vội; có nơi lại buông lỏng quản lý, để cho chức sắc, chức việc có những hoạt động lấn lƣớt.

Các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vẫn nặng tính “tuyên truyền” chính sách pháp luật là chính, ít sự đổi mới trong giảng dạy và học tập, rất ít những tài liệu mang “tính hiện đại” nhƣ vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo, nhà nƣớc thế tục, pháp luật tôn giáo,… Một số vụ việc ở cơ sở liên quan đến tôn giáo giải quyết qua loa chiếu lệ,

hoặc kéo dài, gây bức xúc không đáng có cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, dẫn đến tình trạng đơn thƣ khiếu kiện gửi vƣợt cấp.

Phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp trong việc quản lý cơ sở vật chất, tổ

chức hoạt động giữa ngƣời trụ trì hoặc ngƣời phụ trách cơ sở tôn giáo với Ban quản lý di tích, Ban hộ tự,... do thiếu quy định về hƣớng dẫn hoạt động của chức sắc, nhà tu hành và việc quản lý tài sản tại các cơ sở tôn giáo đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Các tôn giáo về cơ bản đồng hành cùng dân tộc tuy nhiên vẫn còn một số chức sắc, giáo dân còn mặc cảm với quá khứ và ràng buộc luật lệ nên còn “dè dặt” trong các mối quan hệ xã hội.

Hoạt động thương mại hóa tôn giáo ở Ninh Bình cũng là một vấn đề nổi cộm.

Hiện tƣợng dịch vụ tâm linh gia tăng, cúng sao, lên đồng ở các đền, chùa gia tăng nhất là vào dịp đầu xuân và mùa lễ hội. Hòm công đức vƣợt quá khuôn khổ, vƣợt quá “tâm Phật” có thể gây tổn hại đến uy tín của tôn giáo và gây hiểu nhầm cho công chúng nói chung, ngay cả trung tâm du lịch tâm linh ở Ninh Bình là Bái Đính cũng không tránh khỏi điều đó. Điều này cũng có tác động không nhỏ đến nhà tu hành nơi cửa Phật, đã có một bộ phận nhỏ giới tu hành Phật giáo, không thoát khỏi ma lực mặt trái của kinh tế thị trƣờng, sa vào tham - sân - si, điều mà nhà Phật coi là cấm kỵ.

Vấn đề đất đai tôn giáo cũng còn bất cập. Tòa Giám mục Phát Diệm chú trọng phát triển tổ chức giáo hội cơ sở ra các vùng đất mới lập hoặc những địa bàn vùng đồng bào dân tộc Mƣờng ở Nho Quan. Điều đáng lƣu ý là, việc nâng cấp, thành lập thêm nhiều xứ, họ, đạo mới làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp nhất là việc đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự đã hiến tặng cho nhà nƣớc, tạo nên tình trạng khiếu kiện kéo dài. Tòa Giám mục chỉ đạo cho các linh mục chính xứ và Ban hành giáo xứ, họ đạo đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự cũ để xây dựng nhà thờ xứ, họ đạo. Nếu chính quyền địa phƣơng không giải quyết, họ huy động giáo dân gây sức ép, hoặc tiến hành khiếu kiện kéo dài. Một trong những biện pháp mà giáo hội địa phƣơng thƣờng sử dụng để đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự cũ không còn nhà làm địa điểm tiến hành lễ. Khi đƣợc chính quyền chấp nhận, nghiễm nhiên những địa điểm ấy sẽ trở thành nơi thánh lễ. Điển hình cho tình trạng này là vụ việc xảy ra tại giáo xứ Đồng Đinh (Nho Quan) năm 2010.

Công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua còn có những hạn chế là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, thực tế hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo rất đa dạng, phức

tạp, nhạy cảm, thƣờng xuyên phát sinh những vấn đề mới, trong khi hệ thống pháp

luật về tôn giáo đang trong quá trình hoàn thiện nên chƣa bao quát hết đƣợc mọi nội dung hoạt động tôn giáo, dẫn đến quá trình thực hiện công tác tôn giáo có việc còn lúng túng. Công tác tuyên truyền chƣa phong phú, nặng hình thức ảnh hƣởng đến việc tiếp thu các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và chính sách về tôn giáo nói riêng.

Thứ hai, Ninh Bình là tỉnh đông tín đồ tôn giáo thuộc hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, đặc biệt ở huyện Kim Sơn, nơi mà số lƣợng tín đồ tôn giáo chiếm 47% dân số. Ở những vùng sâu, vùng xa ven biển, miền núi, mặc dù đã có sự đầu tƣ từ phía chính quyền nhƣng cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, mạng lưới thông tin tuyên truyền còn hạn chế, đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn, trình độ dân trí

còn thấp. Do đó công tác tuyên truyền phổ biến các chủ truơng chính sách của Đảng

và Nhà nƣớc còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan với tổ chức tôn giáo, nhất là trong việc trùng tu, tu bổ xây dựng cơ sở thờ tự dẫn đến sự thiếu thống nhất trong xây dựng. Theo báo cáo của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình: “Việc trùng tu, sửa sang chùa cảnh, thậm chí là xây dựng chùa mới,… hiện nay đều do các ngành hữu quan xem xét và UBND các cấp cấp phép, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh không hề hay biết, dẫn đến hậu quả chùa xây xong rồi, nhƣng có nhiều nét văn hóa kiến trúc không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc và không gian sử dụng không đáp ứng đƣợc những công năng và nhu cầu của Phật giáo theo xu thế mới” [53]. Điều này cũng khá phổ biến trong xây dựng, tu bổ, trùng tu chùa cảnh ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.

Thứ tư, một bộ phận cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở còn yếu kém

trong nhận thức cũng như làm công tác tôn giáo. Sự am hiểu giáo lý các tôn giáo

chức sắc thực hiện theo quy định không rõ ràng. Nhận thức về tôn giáo chƣa đầy đủ, tả khuynh và nóng vội, hiểu tôn giáo đồng nhất với mê tín, nên cần loại bỏ, cho rằng tôn giáo luôn bị các thế lực chính trị thù địch lợi dụng. Hơn nữa, trình độ nhận thức vẫn chƣa bắt kịp với sự chuyển biến trong tính hiện đại của đời sống tôn giáo, họ cũng chƣa thực sự thông suốt về chủ trƣơng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc nên khi thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, thiếu chủ động trong tuyên truyền, thuyết phục, dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân nên để xảy ra sự phản ứng của tín đồ, chức sắc.

Đánh giá đời sống tôn giáo ở Ninh Bình trong mối quan hệ với công tác tôn giáo

Nhìn lại chặng đƣờng vừa qua, đời sống tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Bình nói riêng đã có những bƣớc tiến dài và giữ đƣợc thế ổn định chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã nhìn nhận tôn giáo vƣợt qua cái nhìn “chính trị - tôn giáo” quen thuộc của thời kỳ trƣớc Đổi mới để có cái nhìn mới về tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 113 - 123)