Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 74 - 87)

3.1.1. Một số đặc điểm chung về tỉnh Ninh Bình

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử, dân cư, dân tộc

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, dãy núi Tam Điệp chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh là ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; phía Tây và Tây Bắc giáp với Hòa Bình, phía Đông Nam là biển Đông. Do điều kiện tự nhiên đó nên từ xƣa Ninh Bình đƣợc coi là “cổ họng” của Bắc Nam, là địa bàn chiến lƣợc của nhiều triều đại.

Về đặc điểm tự nhiên: Địa hình Ninh Bình rất phức tạp - là nơi gặp gỡ và đan quyện của hai yếu tố đồng bằng và đồi núi, bao gồm cả ba loại địa hình: vùng đồi núi bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lƣ, Thị xã Tam Điệp; vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh; xen giữa hai vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Đây là nét đặc trƣng nổi bật nhất của địa hình có tác động to lớn, sâu sắc, mạnh mẽ về nhiều mặt đến sự hình thành đất đai, khí hậu thời tiết, môi trƣờng, cảnh quan và đời sống cƣ dân Ninh Bình hàng ngàn, hàng vạn năm nay.

BẢN ĐỒ 3.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH

Về đặc điểm lịch sử: Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, nơi phát tích của ba vƣơng triều Đinh - Lê - Lý với các dấu ấn lịch sử nhƣ: thống nhất giang sơn, đánh Tống - bình Chiêm và phát tích quá trình định đô ở Thăng Long, Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lƣợc ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, dòng sông. Đây còn là vùng đất chiến lƣợc để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên - Mông,...

Trải qua các thời kỳ lịch sử, Ninh Bình với nhiều sự thay đổi địa giới hành chính khác nhau cho đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tỉnh Ninh Bình mới đƣợc thành lập.

Tỉnh Ninh Bình chính thức hoạt động nhƣ tỉnh mới đƣợc tái lập ngày 01/04/1992, sau 17 năm hợp nhất với tỉnh Nam Hà (27/12/1975). Hiện nay, tỉnh Ninh Bình là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Trung ƣơng nhƣ khi mới đƣợc thành lập năm 1831.

Về đặc điểm dân cƣ, dân tộc: Ninh Bình là một vùng đất cổ, có con ngƣời cƣ trú từ rất sớm, từ thời đồ Đá cũ. Nơi đây, vừa có yếu tố Văn hóa vùng sông Hồng, vừa có yếu tố Văn hóa vùng sông Mã. Bên cạnh những vùng đất lâu đời đó là vùng đất “trẻ” Kim Sơn. Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100 m. Trong vùng văn hoá môi trƣờng đất mở nếp sống của cƣ dân lấn biển mang tính chất động tạo nên bản sắc cho đất và ngƣời nơi đây.

Cƣ dân Ninh Bình có hai dân tộc chính là Kinh và Mường, họ đã cùng nhau kề vai sát cánh xây dựng và bảo vệ dải đất quê hƣơng từ thuở khai sơn phá thạch, dựng cơ đồ. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa truyền thống và phong tục riêng nhƣng đều có bản chất chung là cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, giặc dã, gắn bó và yêu quê hƣơng đất nƣớc, chất phác, giản dị và có khí tiết.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đặc điểm tự nhiên nhƣ trên đã chi phối đến đặc điểm kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình. Là tỉnh có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế

trọng điểm phía Bắc. Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lƣu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Những yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa hòa quyện đã làm nên một Ninh Bình giàu truyền thống và bản sắc với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16% [124].

Cùng với tăng trƣởng kinh tế, các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội cũng đƣợc Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo thực hiện đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể. Thực hiện tốt chƣơng trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, nhất là đối với hộ nghèo, gia đình chính sách.

Những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, dân tộc, kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên là cơ sở tạo nên những đặc điểm trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo và thực tiễn trong công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình.

3.1.2. Tình hình, đặc điểm tôn giáo

3.1.2.1. Tình hình tôn giáo

Ninh Bình có hai tôn giáo là Phật giáoCông giáo. Cả hai tôn giáo đều đƣợc truyền bá vào Ninh Bình rất sớm và có ảnh hƣởng to lớn đối với dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Hiện nay, Ninh Bình có 234.204 tín đồ, chiếm 25,57% dân số toàn tỉnh. Trong đó, Phật giáo có 72.189 tín đồ, chiếm 7,88% dân số. Có 350 chùa, 342 tăng, ni. Hàng giáo phẩm có 01 Hòa thƣợng, 03 Ni trƣởng, 04 Thƣợng tọa; 11 Ni sƣ; Thành phần đại chúng có 77 Đại đức, 191 Tỳ khiêu ni, 55 Sa di. Về tổ chức, có Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và 08 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, thị xã, thành phố [136].

Công giáo có 162.015 tín đồ, chiếm 17,69% dân số toàn tỉnh. Trong đó có 6.548 tín đồ là ngƣời dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mƣờng, chiếm 4,1% tổng số tín đồ, sống tập trung ở huyện Nho quan). Nhƣ vậy, ngƣời theo đạo Công giáo ở

tỉnh Ninh Bình chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ chung toàn quốc (khoảng 10%). Ninh Bình có 77 giáo xứ với 358 giáo họ; có 01 Giám mục, 80 linh mục, 55 chủng sinh đang theo học tại các Đại chủng viện; hơn 1.300 chức việc ở các giáo xứ, giáo họ. Có 02 dòng tu: Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm (có 03 cơ sở: Lƣu Phƣơng, Hƣớng Đạo, Cách Tâm thuộc huyện Kim Sơn với 138 nữ tu khấn trọn, 100 dự tu) và Dòng Xi tô Châu Sơn, huyện Nho Quan (có 01 Giám mục nghỉ hƣu, 10 linh mục, 106 tu sĩ, tập tu); có 358 giáo họ, 336 nhà thờ giáo xứ, giáo họ; có 25 loại hội đoàn với 1.158 hội đoàn. Ninh Bình có Tòa Giám mục Phát Diệm một trong những trung tâm Công giáo lớn có mối quan hệ chặt chẽ và phạm vi ảnh hƣởng rộng với Giáo hội trong và ngoài nƣớc [136].

BIỂU ĐỒ 3.2

SỐ LƢỢNG TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH ( NĂM 2014)

Nguồn: do tác giả tổng hợp từ Báo cáo số 25/BC - UBND ngày 08 tháng 4

năm 2015 Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Từ năm 1990 đến nay, đặc biệt sau Nghị quyết 25, Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo, ở Ninh Bình phát triển khá nhanh. Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức thành công các hoạt động phật sự, nhất là các hoạt động tôn giáo lớn, nhƣ Lễ Phật đản, An cƣ

Kiết hạ, Vu lan,.... Giáo hội quan tâm đến công tác đào tạo, giáo dục tăng ni; bố trí và tạo điều kiện cho nhiều tăng ni đi học Học viện Phật giáo, Trung cấp Phật học và đi học tại một số trƣờng Đại học dân sự; tổ chức tốt các giới đàn truyền giới Sa di, Tỳ kheo; đề nghị tấn phong giáo phẩm cho các tăng ni đủ điều kiện; bổ nhiệm và bố trí cho tăng ni đến trụ trì các chùa thuộc vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh hoằng dƣơng chính pháp, mở các lớp học giáo lý cho tín đồ phật tử; tổ chức các hoạt động cầu siêu, dâng hƣơng tại Đài tƣởng niệm các anh hùng liệt sỹ của tỉnh, huyện và tham gia công tác từ thiện xã hội. Việc đầu tƣ nâng cấp, xây dựng chùa cảnh cũng đƣợc quan tâm, chú trọng, nhiều ngôi chùa đƣợc xây dựng mới, xây dựng lại khang trang, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, phật tử. Đặc biệt, chùa Bái Đính là sự tổng hòa giữa linh thiêng, trầm mặc của Bái Đính cổ tự và sự nguy nga, hoành tráng của chùa Bái Đính mới, công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ nhất Việt Nam đã trở thành tâm điểm trong sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua.

Công giáo ở Phát Diệm cũng đƣợc củng cố và phát triển: tổ chức giáo hội không ngừng đƣợc hoàn thiện từ Tòa Giám mục xuống các xứ, họ đạo; đội ngũ linh mục, chức việc đƣợc tăng cƣờng đào tạo, gia tăng nhanh về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng; số giáo dân tăng nhanh với sự trở lại của niềm tin tôn giáo, cơ bản chấm dứt tình trạng “khô đạo, nhạt đạo”; tổ chức xứ, họ đạo đƣợc phục hồi, thiết lập mới; cơ sở vật chất đƣợc xây dựng với tốc độ nhanh, quy mô lớn; hội đoàn Công giáo và các tổ chức tu trì đƣợc khôi phục, phát triển khá nhanh và mạnh mẽ. Tòa Giám mục Phát Diệm tập trung chỉ đạo các chức sắc, chức việc trong giáo phận tăng cƣờng các hoạt động củng cố đức tin cho giáo dân; tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo lớn để thu hút giáo dân tham gia; tổ chức cho giáo dân hành hƣơng về viếng nhà thờ chính toà Phát Diệm để lĩnh ơn toàn xá. Tòa Giám mục Phát Diệm quan tâm đến việc tổ chức tĩnh tâm thƣờng xuyên cho linh mục, Ban chấp hành các giáo xứ, giáo họ, giáo dân theo quy mô giáo hạt, giáo xứ; tổ chức tĩnh tâm riêng cho các giới y bác sỹ, giáo chức, doanh nhân qua đó nhằm hƣớng các giới này phục vụ tốt hơn cho các mục đích của giáo hội; tổ chức gặp mặt chủng sinh, học sinh, sinh viên, doanh nhân, giới trẻ Công giáo Phát Diệm,…

BẢN ĐỒ 3.3. BẢN ĐỒ HỆ THỐNG NHÀ THỜ - GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Bình.

Ngoài sự phát triển của hai tôn giáo lớn trên, ở Ninh Bình cũng đã xuất hiện hoạt động tuyên truyền phát triển đạo của đạo Tin Lành. Ninh Bình vẫn là một trong hai tỉnh (cùng với Quảng Bình) so với cả nƣớc chƣa có điểm nhóm Tin Lành nhƣng tín hữu thì có. Hiện tƣợng tôn giáo mới cũng xuất hiện trong những năm gần đây nhƣ: Hội tu gia vào địa bàn huyện Hoa Lƣ, Yên Mô, thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp; Pháp môn Diệu âm ở chùa Đông Trang, huyện Hoa Lƣ; gây dựng hoạt động của Bộ phái Phật giáo Tiểu thừa nguyên thủy ở trung tâm An dƣỡng từ thiện Chân Lạc, huyện Gia Viễn.

Ở Ninh Bình, tín đồ các tôn giáo phần đông là nhân dân lao động, họ không chỉ là lực lƣợng quan trọng trong công cuộc khai hoang, lấn biển tạo ấp, lập làng, mà còn góp phần cùng toàn dân giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tôn giáo ở Ninh Bình có sự phát triển nhanh và tƣơng đối toàn diện về mọi mặt, sự chuyển biến đó trƣớc hết là do những nguyên nhân kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới, do chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam ngày càng cởi mở thông thoáng hơn. Mặt khác, do các tôn giáo dựa vào những điều kiện mới với nhiều hình thức hoạt động đa dạng nhằm thu hút tín đồ trong cũng nhƣ ngoài tỉnh. Sự phát triển của Phật giáo và Công giáo ở Ninh Bình hiện nay, bên cạnh việc đáp ứng đƣợc nhu cầu đời sống tâm linh của tín đồ các tôn giáo trong tỉnh, đã và đang đặt ra một số khó khăn cho công tác tôn giáo ở địa phƣơng.

3.1.2.2. Một số đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình

Thứ nhất, chỉ số đa dạng tôn giáo của Ninh Bình “trung bình”, nhưng có “yếu tố tôn giáo mạnh”. Ninh Bình có hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, mang tính điển hình và đều trở thành những trung tâm tôn giáo lớn của cả nƣớc. Phật giáo đƣợc truyền bá vào Ninh Bình rất sớm. Trong quá trình tồn tại và phát triển, có những thời kỳ, Phật giáo ở đây trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội.

Từ trung tâm Phật giáo Luy Lâu, cùng với quá trình mở rộng địa bàn phát triển, một trung tâm khác của Phật giáo hình thành và phát triển phồn thịnh kế tiếp là trung tâm Phật giáo Hoa Lƣ. Việc lấy Phật giáo làm điểm tựa tinh thần để xây dựng chính thể quốc gia là sự lựa chọn một cách có chủ kiến của những ngƣời đứng đầu triều đình trong bối cảnh thời kỳ đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc, xây dựng nền văn hóa và ý thức tự chủ dân tộc “nhƣ một bức tƣờng ngăn cản sự đồng hóa”. Từ những đóng góp quan trọng của Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê đối với đất nƣớc, có thể khẳng định, thời Đinh và Tiền Lê, kinh đô Hoa Lƣ trở thành trung tâm Phật giáo của nƣớc Đại Cồ Việt, là thủ đô của Phật giáo, là cái nôi của Phật giáo nƣớc ta lúc bấy giờ.

Khi Công giáo du nhập vào Việt Nam cũng gần nhƣ đồng thời có mặt trên đất Ninh Bình (1627). Cũng nhƣ Phật giáo, Công giáo ở Ninh Bình là một trong những trung tâm quan trọng của Công giáo Việt Nam. Vùng Công giáo tập trung ở Ninh Bình hình thành sớm, gắn với vùng đất mở Kim Sơn. Công giáo du nhập vào vùng đất Kim Sơn chủ yếu bằng hai con đƣờng: “Một là, do giáo dân từ các địa phƣơng khác đến Kim Sơn khai hoang lập ấp hình thành nên các xứ, họ đạo - làng Công giáo; Hai là, do Giáo hội tìm cách chiếm đoạt ruộng đất, độc chiếm bãi bồi ven biển để sử dụng giáo dân tổ chức khai hoang lập ấp, tạo ra những xứ đạo, họ đạo mới” [117, tr.110].

Thứ hai, Ninh Bình là một trong những địa bàn trọng điểm của Phật giáo và

Công giáo ở phía Bắc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Phật giáo vẫn phát

triển xuyên suốt, liên tục trên mảnh đất này. Trung tâm Phật giáo ở Ninh Bình hiện nay gắn với quần thể chùa Bái Đính, một trong những trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam, mang tầm khu vực và quốc tế. Với việc đầu tƣ tôn tạo, mở rộng chùa Bái Đính, vốn đƣợc khởi dựng từ cuối thế kỷ X, làm cho Ninh Bình trở thành nơi lƣu giữ những giá trị văn hóa tâm linh phong phú, đa dạng, thu hút hàng vạn tín đồ Phật giáo và du khách đến chiêm bái, là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trƣớc đến ngàn năm sau. Chùa Bái Đính cũng là nơi diễn ra các cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thể hiện vị thế cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng to lớn của mảnh đất giàu tiềm năng này. Đó là một sự tiếp nối, bổ sung hoàn chỉnh cho cố đô Hoa Lƣ ngày nay, góp phần khẳng định, từ thời Đinh và Tiền Lê đến ngày nay, Hoa Lƣ - Ninh Bình vẫn là trung tâm của Phật giáo Việt Nam.

Trong lịch sử, Ninh Bình là một trƣờng hợp điển hình xung đột về tôn giáo giai đoạn 1945 - 1954. Có thể nói đây là giai đoạn bão táp của cách mạng Việt Nam. Cùng với khó khăn chung của cách mạng trong cả nƣớc, ở Ninh Bình tình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)