Dự báo xu hƣớng về tình hình tôn giáo và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 123)

4.1.1. Cơ sở khoa học dự báo

Sự thay đổi của đời sống kinh tế chính chị xã hội trên thế giới, nhất là sự tác động của toàn cầu hóa. Cùng với sự gia tăng của toàn cầu hóa kinh tế, kéo theo là chính trị, văn hóa, xã hội trong đó có toàn cầu hóa tôn giáo. Các nhà nghiên cứu cho rằng: trong đời sống tôn giáo thế giới hiện nay đã xuất hiện những hiện tƣợng vô cùng mới mẻ nhƣ sự phá vỡ các đƣờng biên giới, quốc gia, khu vực về địa - tôn giáo; sự đa dạng hóa hệ thống tôn giáo đi liền quá trình cải đạo, đổi đạo, tính xuyên quốc gia,...

Hơn nữa, bản thân tôn giáo trong logic nội tại cũng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh nhƣ Công giáo với Công đồng Vatican II, đã thổi luồng gió mới cho đời sống của tôn giáo này trên toàn thế giới,... Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cởi mở hơn trong chính sách tôn giáo và luật pháp nên thị trƣờng tôn giáo của mỗi nƣớc cũng phát triển hơn. Cá nhân, các nhóm xã hội khác nhau cũng có điều kiện để lựa chọn và chuyển đổi tôn giáo. Cần nói thêm rằng, mở cửa hội nhập cũng khiến cho

ngƣời có tôn giáo ở Việt Nam hiện nay không còn xa lạ với bất cứ sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,... cho đến những phát kiến khoa học, những sự kiện tâm linh của thế giới. Công giáo là một tôn giáo điển hình của mô hình “tôn giáo có thể chế”, có giáo luật chặt chẽ bậc nhất. Nhƣng ngày này “nếp sống đạo” của ngƣời Công giáo cũng đã có những thay đổi cùng với sự phát triển của đất nƣớc và cũng của chính bản thân tôn giáo này, nói nhƣ Linh mục Nguyễn Hữu Thy “Cả đất nƣớc đang phải chuyển mình canh tân và đổi mới từng ngày nhƣ thế, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng cần phải có những canh tân và chỉnh đốn cần thiết, kịp thời, chứ Giáo hội không thể tự an ủi và tự ru ngủ mãi trong những cách thức hành đạo và “sốt sắng” theo thói quen nhƣ trong quá khứ đƣợc. Bởi vì Giáo hội không phải là một tháp ngà khép kín và sứ mệnh của Giáo hội không phải là nhằm bảo toàn mọi quá khứ” [Dẫn theo 60, tr.148].

Phật giáo là một tôn giáo với chủ trƣơng lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nếu nói theo ngôn ngữ ngày này, thật sự Phật giáo đã thể hiện tinh thần toàn cầu hóa, thể hiện tinh thần tùy duyên nhƣng bất biến nhƣ các nhà truyền giáo thể nghiệm khẳng định. Không nhƣ nhiều tôn giáo khác, Phật giáo có thể thích ứng và đồng hành trong thời kỳ hiện nay dễ dàng từ bản chất học thuyết đến thực tiễn thành trì. Do yêu cầu cạnh tranh với các tôn giáo có xu hƣớng toàn cầu, Phật giáo đƣợc tổ chức lại trong từng quốc gia, và cũng đã có tổ chức mang tính quốc tế. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề chung nhƣ xu hƣớng đa nguyên, thế tục hóa, hiện đại hóa thì Phật giáo Việt Nam còn chịu tác động mạnh mẽ của xu hƣớng thƣơng mại hóa tôn giáo, mà cụ thể là các dịch vụ tâm linh. Tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều biến động sẽ tác động không nhỏ tới đời sống tôn giáo Việt Nam cũng nhƣ ở các địa phƣơng - nơi mà những hoạt động tôn giáo diễn ra hàng ngày, đặc biệt là mối liên hệ trong những tôn giáo mang tính toàn cầu.

Ninh Bình với sự tồn tại lâu đời của hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, trong điều kiện mới, hai tôn giáo chính ở Ninh Bình sẽ có điều kiện phát triển, hội nhập tiếp nối vị thế của hai tôn giáo này đã có trong lịch sử dân tộc. Là một tỉnh nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam, là địa bàn

trung chuyển của hệ thống tự nhiên cũng nhƣ giao thoa Bắc - Nam, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, trong đó có du lịch tâm linh.

Hai tôn giáo với bề dày truyền thống của mình trên mảnh đất Cố đô xƣa, cùng với đặc điểm của dân tộc và xu thế của thời đại, Phật giáo và Công giáo sẽ vƣơn lên phát triển xứng đáng với vị thế của mình, nhƣng dù phát triển theo khuynh hƣớng nào thì xu thế tôn giáo đồng hành cùng dân tộc vẫn là xu hƣớng chủ đạo, ngƣợc lại, bất cứ tôn giáo nào ở Việt Nam dù là ngoại nhập hay nội sinh muốn tồn tại và phát triển không thể đi ngƣợc lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là mong muốn của Nhà nƣớc và cũng là của các tín đồ, chức sắc tôn giáo chân chính đã đƣợc minh chứng qua thăng trầm lịch sử dân tộc vì một Việt Nam giàu mạnh, là mái nhà chung cho các tín đồ tôn giáo cũng nhƣ những ngƣời không theo cùng hòa hợp để xây dựng đất nƣớc.

4.1.2. Dự báo xu hướng tình hình tôn giáo trong nước và tỉnh Ninh Bình

* Dự báo tình hình tôn giáo trong nước

Trong các dự báo khoa học liên quan đến xu hƣớng vận động của tôn giáo, có ý kiến còn cho rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của đời sống tâm linh. Những biến động của tình hình tôn giáo thế giới cũng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam hiện nay tôn giáo đang bộc lộ những xu hƣớng cơ bản sau đây:

Xu hướng vận động đa chiều của các tôn giáo: Sinh hoạt tôn giáo đang diễn

biến theo nhiều khuynh hƣớng khác nhau: bảo thủ và đổi mới, thoái trào và phục hƣng, cạnh tranh và hợp tác với nhiều hình thức khác nhau. Bản đồ “địa tôn giáo” nƣớc ta cũng có khuynh hƣớng xáo trộn, trƣớc đây đời sống tôn giáo ở Tây Nam Bộ và Tây Nguyên sôi động với nhiều chiều cạnh khác nhau thì những năm gần đây Tây Bắc cũng đƣợc coi là trọng điểm của công tác tôn giáo. Theo tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng “xuất hiện cộng đồng tôn giáo, dân tộc mới”. Trƣớc đây, hầu hết các dân tộc thiểu số theo tín ngƣỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần thâm nhập vào những vùng đồng bào dân tộc thiểu số hình thành

các cộng đồng tôn giáo - dân tộc. Ngƣời Chăm theo Islam giáo tách ra thành hai khối: Chăm Bàni, Chăm Islam. Gần đây có thêm cộng đồng Chăm theo Công giáo. Ở Tây Nguyên, tình hình cũng diễn ra tƣơng tự, trong một tộc ngƣời có bộ phận theo Công giáo, một bộ phận theo Tin Lành, một bộ phận vẫn giữ tín ngƣỡng truyền thống. Ở khu vực Tây Bắc, cũng nổi lên hiện tƣợng Ngƣời Mông theo đạo Tin Lành và ngƣời Mông giữ tín ngƣỡng truyền thống. Sự xuất hiện các cộng đồng tôn giáo - dân tộc làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những cƣ dân cùng một tộc ngƣời nhƣng lại theo tôn giáo khác nhau [37, tr.136].

Niềm tin tôn giáo quay trở lại, tín đồ các tôn giáo ngày một gia tăng. Cùng với đó xuất hiện nhiều “hiện tƣợng tôn giáo mới” hay còn gọi là “đạo lạ”. Hiện tƣợng tôn giáo mới đa dạng, phong phú, kéo theo nó là những hoạt động hết sức phức tạp không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo mà còn tạo nên những hệ lụy về kinh tế-xã hội, đôi khi cả về chính trị.

Xu hướng thế tục hóa và hiện đại hóa: Thế tục hóa là quá trình thích nghi

của tổ chức giáo hội các tôn giáo với những điều kiện đang thay đổi của thế giới đƣơng đại. Các tôn giáo ngày càng tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội, tiến vào thế giới hữu hình, trực diện với cuộc sống và đang cố gắng giải quyết những vấn đề trần thế nhƣ hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trƣờng,... Thế tục hóa còn đƣợc hiểu là sự biến mất dần của tƣ tƣởng tôn giáo, cảm giác và hình ảnh thu đƣợc từ sự hiểu biết về sự vật trên thế giới khiến tôn giáo không còn tồn tại nhƣ một lực lƣợng độc lập, hoặc nếu không chỉ giới hạn ở sự thờ phụng cái siêu việt trừu tƣợng. Kết quả là con ngƣời trải nghiệm các nghĩa vụ, giải quyết và tổ chức cuộc sống hàng ngày không cần đến các thần linh.

Hiện đại hóa xã hội tất yếu đƣa đến hiện đại hóa tôn giáo. Về mặt tổ chức, tôn giáo tiến hành cải cách để thích ứng với thể chế xã hội hiện đại. Tôn giáo áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, từ truyền đạo cho đến trao đổi thông tin giữa các tổ chức tôn giáo với nhau,...

Xu hướng tôn giáo trở về với dân tộc: Các tôn giáo ngày càng gắn bó với dân

các quốc gia muốn “bảo vệ” mình trƣớc những làn sóng văn hóa mới cần phải ra sức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức tín

ngưỡng, tôn giáo truyền thống mới có sức đề kháng chống lại sự bành trƣớng của

văn hóa ngoại lai. Các tôn giáo nƣớc ta một mặt cải cách đổi mới để phù hợp với thực tiễn, mặt khác, cũng đang trở về phong tục, truyền thống, lễ hội dân gian,...

Xu hướng lợi dụng vấn đề tôn giáo vì mục đích chính trị: Vấn đề tôn giáo

luôn tiềm ẩn những phức tạp, Wyliam Colby (Nguyên giám đốc CIA) đã từng nói: “Muốn đi vào Châu Á phải bằng hai con đƣờng: bánh mỳ và tôn giáo”. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để áp đặt các biện pháp chế tài, cũng nhƣ dùng ảnh hƣởng các thế lực chính trị từ bên ngoài phá hoại sự nghiệp cách mạng của nƣớc ta. Vụ bạo loạn xảy ra ở Tây Nguyên, hay là việc một số kẻ lợi dụng sự cả tin, đời sống còn khó khăn của đồng bào H'mông Mƣờng Nhé là một minh chứng.

*Dự báo tình hình tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình

Tình hình tôn giáo trên thế giới và trong nƣớc đều có tác động đến tôn giáo ở địa phƣơng trong đó có Ninh Bình. Bởi Phật giáo, nhất là Công giáo có mối quan hệ chặt chẽ với Công giáo thế giới nhƣ Vatican, Pháp, Philippin,… Tôn giáo ở Ninh Bình còn chịu ảnh hƣởng hay phát sinh do thực tế ở địa bàn.

Phật giáo

Xu hƣớng Phật giáo nhập thế đồng hành cùng dân tộc là chủ đạo. Đây cũng là những vấn đề có tính chất thời đại diễn ra trong các tôn giáo khác nhau. Một điều dễ nhận thấy, Phật giáo ngày càng hƣớng sự hoạt động của mình vào đời sống hiện thực, quan tâm đến kiếp này nhiều hơn, gắn kết giáo lý tôn giáo với những vấn đề cuộc sống.

Mặc dù Phật giáo ở Ninh Bình có “tính ổn định” nhƣng trong thời kỳ hiện nay, khi mà sự hội nhập là tất yếu, Phật giáo nơi đây chuyển mình với “tính hiện đại”. Trí thức hóa tăng đoàn, nâng cao trình độ cho đội ngũ tăng ni là yêu cầu tự thân của sự phát triển Phật giáo trong xã hội hiện đại. Hoàn thiện tổ chức, phát huy vai trò của Tổ đình, Sơn môn. Ninh Bình, ngoài Tổ đình Đồng Đắc, trung tâm chùa Bái

Đính ngày càng thu hút sự quan tâm của các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nƣớc. Chú trọng hoằng Pháp, phát triển đạo Tràng phổ biến giáo lý. Ninh Bình đang có dự kiến xây dựng trƣờng Trung cấp Phật học, đáp ứng việc tu học của các nhà tu hành, đồng thời nâng vị thế của trung tâm tôn giáo lớn trong cả nƣớc.

Bên cạnh đó, sự thƣơng mại hóa trong chốn cửa thiền xuất hiện ngày càng nhiều, làm mất đi “căn tính” của nhà Phật. Một số cơ sở của Phật giáo bị dung tục hóa, tầm thƣờng hóa, thƣơng mại hóa, một số nhà chùa không còn giữ đƣợc vẻ thanh tịnh, tôn nghiêm trang trọng vốn có, chỉ khói nhang nghi ngút, cầu cúng râm ran, vàng mã lan tràn; còn với Phật pháp, với nhiệm vụ giáo hóa chúng sinh thì thờ ơ, lãnh đạm. Đồng ý rằng chính những khát vọng trần thế về sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, giàu sang,… của con ngƣời qua các hình thức cầu cúng, nhờ cậy ở trời Phật đã khiến cho sinh hoạt ở chốn thiền lâm dần trở nên thực dụng, xa rời giáo lý truyền thống nhƣng không thể đổ lỗi rằng “vì có cầu nên có cung” mà quan trọng là đạo hạnh của một số nhà tu hành suy giảm.

Công giáo

Xu hƣớng gia tăng đội ngũ chức sắc Công giáo cả về số lƣợng và chất lƣợng, Tòa Giám mục Phát Diệm sẽ chú trọng hơn đến việc đào tạo nâng cao trình độ thần học, trình độ học vấn cũng nhƣ khả năng sử dụng các phƣơng tiện công nghệ hiện đại cho đội ngũ chức sắc nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo hội địa phƣơng.

Xu hƣớng Tòa Giám mục Phát Diệm chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ giáo sĩ, củng cố tổ chức hành chính đạo bằng cách xin tách xứ, họ đạo ở những nơi có đông tín đồ; mở rộng ra vùng đất mới ven biển Kim Sơn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, xứ, họ đạo là cơ sở làm nền tảng cho giáo phận, nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân, nơi thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo quyền và giáo dân. Giáo hội Công giáo không ngừng đổi mới để thực sự là “Hội thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam”.

Xu hƣớng phát triển các hình thức hội đoàn đa dạng hơn, thu nạp, tập hợp tín đồ theo lứa tuổi, giới, theo nghề nghiệp, sở thích,…theo mô hình các đoàn thể chính

trị xã hội. Tòa Giám mục quan tâm phát triển hội đoàn trong tầng lớp sinh viên (tức tầng lớp trí thức tƣơng lai) và doanh nhân.

Các dòng tu có xu hƣớng liên hội dòng và tách nhỏ để phát huy tính năng động và hiệu quả hoạt động của dòng tu, từ đó có điều kiện phát triển thành nhà chính. Dòng Mến Thánh giá phát triển khá nhanh và mở rộng hoạt động. Bên cạnh đó dòng Châu Sơn cũng đẩy mạnh hoạt động, tăng cƣờng mối quan hệ với dòng tu trong và ngoài nƣớc.

Xu hƣớng giáo hội địa phƣơng và các chức sắc sẽ tăng cƣờng đối thoại, liên tôn với các tôn giáo khác trên tinh thần khoan dung, cởi mở, hiểu biết lẫn nhau hơn, cùng hợp tác tham gia giải quyết các vấn nạn của xã hội, tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, từ thiện.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất xây dựng, tu bổ nhà thờ, nhà nguyện, làm cho cơ sở thờ tự của Giáo hội ngày càng khang trang và hấp dẫn để thu hút đông đảo giáo dân tham gia sinh hoạt tôn giáo. Tòa Giám mục cũng chú ý thiết lập các họ đạo mới, đặc biệt là các xứ Vô Hốt, An Ngải, Xích Thổ thành những xứ đạo lớn để từng bƣớc phát triển đạo lên vùng đồng bào Mƣờng ở Ninh Bình và Hòa Bình. Nhờ đó tín đồ đạo Công giáo sẽ tăng lên. Giám mục Nguyễn Năng nêu rõ, việc củng cố mở rộng cơ sở vật chất của giáo phận là việc làm thƣờng xuyên và tất yếu của giáo phận Phát Diệm ngày càng phát triển. Cùng với xu hƣớng xây dựng và củng cố xứ họ đạo, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là việc đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự đã hiến tặng cho nhà nƣớc.

Ngoài hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, thì các tổ chức tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc cho phép hoạt động nhƣng chƣa có cơ sở trên địa bàn tỉnh và các hiện tƣợng tôn giáo mới sẽ tăng cƣờng các hoạt động truyền đạo, gây dựng các cơ sở tôn giáo ban đầu tại các địa phƣơng trong tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là sự phát triển của các hệ phái Tin lành AGAPE, hiện tƣợng tôn giáo mới có tên gọi là “Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)