Quá trình thực hiện công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 87 - 113)

3.2.1. Công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trước 1992

Từ Cách mạng tháng Tám đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Ninh Bình, cụ thể là huyện Kim Sơn luôn là điểm nóng, một địa bàn chính trị quan trọng, là một trong những trung tâm tôn giáo lớn trong cả nƣớc mà kẻ thù hết sức chú trọng để lợi dụng. Trƣớc tình hình đó, cùng với việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo, Tỉnh ủy xác định, trọng tâm công

tác tôn giáo là tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng hiểu chính sách tự do

tín ngƣỡng tôn giáo của Đảng và Chính phủ, chỉ rõ âm mƣu xâm lƣợc và chính sách “chia để trị”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt” của kẻ địch, giải thích chính sách đoàn kết dân tộc, đƣờng lối kháng chiến cứu nƣớc của Đảng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thiết tha của đồng bào theo tôn giáo. Họ là ngƣời Công giáo, nhƣng trƣớc khi tin nhận Chúa họ là ngƣời Việt Nam, cũng mang trong mình nỗi nhục mất nƣớc và tình cảm với dân

tộc nhƣ bao anh em không đồng đạo. Có thể nói đây là động lực của lòng yêu nƣớc, là cơ sở cho việc tham gia kháng chiến. Dù là ngƣời Công giáo, không Công giáo hay cộng sản, gạt bỏ sự đối diện về ý thức hệ, thì riêng góc độ con ngƣời Việt Nam - đều mang trong mình dòng máu anh hùng và chủ nghĩa yêu nƣớc.

Trên mảnh đất Ninh Bình đã ghi nhận bao tấm gƣơng anh hùng ngã xuống để bảo vệ quê hƣơng. Vƣợt lên trên giáo quyền, một bộ phận hàng giáo phẩm và đông đảo ngƣời Công giáo Ninh Bình đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Ở nơi mà bọn phản động lợi dụng tôn giáo với nhiều âm mƣu, thủ đoạn thâm độc lại là nơi xuất hiện những tấm gƣơng linh mục và giáo dân tiêu biểu xả thân vì cách mạng.

Do nắm vững đƣờng lối quan điểm của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo mà các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. Kinh nghiệm thực tế trong công tác tôn giáo ở Ninh Bình trong thời gian này cho thấy, muốn tranh thủ đƣợc chức sắc, tín đồ tôn giáo thì cán bộ làm công tác tôn giáo phải tin ở họ, đi sâu vào tâm lý tình cảm của họ, tôn trọng và giải quyết nguyện vọng tín ngưỡng chính đáng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và

tinh thần cho nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Đó là một trong những

nguyên nhân quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, tạo tiền đề thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nƣớc giai đoạn cách mạng sau này giành thắng lợi to lớn.

Từ mùa thu 1954 các thế lực đế quốc và tay sai ra sức dụ dỗ cƣỡng ép đồng bào Công giáo ở miền Bắc di cƣ vào Nam - đƣợc coi là cuộc “thiên di lịch sử” [Xem Phụ lục 3.1]. Là một trong những trung tâm Công giáo lớn ở miền Bắc, cùng với Bùi Chu, Phát Diệm đƣợc địch chọn làm địa bàn trọng yếu ráo riết thực hiện âm mƣu cƣỡng ép di cƣ. “Tính từ tháng 7 -1954 đến tháng 5 - 1955 toàn tỉnh có tới 39.378 giáo dân, chiếm 44% số giáo dân trong tỉnh bị địch dụ dỗ, cƣỡng ép di cƣ vào Nam” [2, tr.20]. Hậu quả của đợt di cƣ còn để lại nhiều khó khăn trong sự nghiệp cách mạng sau này. Trƣớc nguy cơ khối đại đoàn kết toàn dân tộc một lần nữa bị đe dọa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử những cán bộ cốt cán giàu kinh nghiệm về từng xứ, họ

đạo, làng Công giáo, đến từng nhà kiên trì vận động, thuyết phục họ ở lại yên tâm sản xuất.

Trƣớc tình hình trên, Tỉnh ủy Ninh Bình họp quyết định nhiệm vụ công tác sau giải phóng nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội với chủ trƣơng “Khẩn trƣơng tiếp quản vùng mới giải phóng, xây dựng quê hƣơng, chống địch cƣỡng ép di cƣ, phá hoại cách mạng” [5, tr.110]. Phát huy những bài học tôn giáo vận trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức công tác, các đoàn thể quần chúng, những giáo dân tiến bộ đã tích cực tuyên truyền giải thích với quần chúng, và đấu tranh với địch, đảng viên xuống tận thôn xóm, sống gần gũi, kiên trì đấu tranh, nắm vững những lo lắng của dân để động viên họ ở lại. Tỉnh ủy nhấn mạnh: đối với nhân dân, ai cố tình ra đi ta làm việc với tổ kiểm sát quốc tế để tổ chức cho dân ra đi an toàn, vận động nhân dân cùng chính quyền cơ sở bảo quản tài sản của đồng bào ra đi, không phân biệt đối xử với những gia đình có ngƣời đi Nam.

Vƣợt qua những ngăn cấm của giáo quyền, phần lớn những tín đồ, công dân theo Công giáo gắn bó với quê hƣơng xứ sở. Trong thời gian này, Tỉnh ủy chỉ đạo Mặt trận các cấp tổ chức hội nghị mở rộng thành phần tham dự gồm cả tu sĩ, linh mục, chánh trƣơng, trùm trƣởng, tăng ni,… để giải thích tuyên truyền chính sách tôn giáo, tự do tín ngƣỡng của Đảng, Chính phủ; chỉ đạo các đoàn thể quần chúng tổ chức hội nghị cốt cán nhằm ổn định tƣ tƣởng, khôi phục phát triển cơ sở, các tổ chức quần chúng đều mở hội nghị thanh niên Công giáo, phụ nữ Công giáo, Phật tử,… để cổ vũ động viên phong trào trong các tôn giáo và xây dựng đội ngũ cốt cán trong các đoàn thể. Đã có hàng ngàn thanh niên Công giáo theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã hăng hái lên đƣờng nhập ngũ tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc.

Khi đất nƣớc thống nhất, tỉnh Ninh Bình cùng với nhân dân cả nƣớc hàn gắn vết thƣơng chiến tranh. Quán triệt sâu sắc quan điểm về công tác tôn giáo của Trung ƣơng Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng bộ tỉnh thƣờng xuyên chủ động kiểm tra việc thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về công tác tôn giáo ở địa phƣơng. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ngành, căn cứ Nghị định 297 NQ- CP Về hoạt động tôn giáo (11/11/1997) của Chính phủ, Nghị quyết số 40

(ngày 1/10/1981) của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới và chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh để xây dựng những quy ƣớc quy định về hoạt động tôn giáo, tổ chức hội nghị giáo dân, thảo luận thống nhất thực hiện.

Tuy nhiên, do tƣ tƣởng chủ quan, nóng vội, chƣa nhận thức đúng, chƣa hiểu hết tính phức tạp của tôn giáo, còn nặng tính giáo điều nên đã ứng xử chƣa đúng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Hậu quả của vấn đề này vẫn còn ảnh hƣởng dai dẳng đến hôm nay. Trong công tác tôn giáo tuy cũng nhấn mạnh nội dung công tác vận động quần chúng tín đồ, nhƣng thực chất là cải tạo và tập trung vào vấn đề chống địch lợi dụng tôn giáo “Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ chung đối với các tôn giáo là hết sức cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, trấn áp bọn phản động; ra sức vận động quần chúng trong các tôn giáo tăng cƣờng đoàn kết cùng toàn dân nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;...đồng thời tích cực tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nhất là lớp trẻ về nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, khoa học, giúp cho quần chúng dần dần thoát khỏi mê tín tôn giáo” [Dẫn theo 40, tr.46 - 47]. Bên cạnh đó, công tác vận động chức sắc không đƣợc chú ý, nếu có thì cũng thiên về khía cạnh chính trị đẩy mạnh tranh thủ cải tạo giáo sĩ, cải tạo giáo hội theo hƣớng phục tùng Nhà nƣớc, đi với dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói, trong giai đoạn này, Ninh Bình cũng nhƣ nhiều tỉnh thành khác trong cả nƣớc, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau không ít đình, chùa bị phá hoại bằng nhiều cách: biến thành sân kho, hợp tác xã nông nghiệp, lớp học, nhà trẻ,... Nhìn nhận về vấn đề này Đỗ Quang Hƣng đã phân tích có lý về nguyên nhân chủ quan. Đó là việc chịu ảnh hƣởng của quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo của Liên Xô và Trung Quốc: “phần lớn cán bộ lý luận, cán bộ khoa học ở nƣớc ta trƣớc đây chủ yếu đƣợc đào tạo ở Liên Xô, một phần ở Trung Quốc và các nƣớc Đông Âu khác đều đƣợc học tập về “vô thần luận Mác - xít” trong các sách giáo khoa chủ nghĩa xã hội khoa học của các học giả Xô Viết” [112, tr.45]. Đó chính là bài học kinh nghiệm mà công tác tôn giáo ở những giai đoạn sau cần nghiêm túc nhìn nhận ở các địa phƣơng cũng nhƣ trong cả nƣớc.

3.2.2. Công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay

Công tác tôn giáo là công tác chính trị xã hội. Nó liên quan đến các mối quan hệ, tổ chức, thiết chế, tới thể chế và chính sách, tới lợi ích và nhu cầu của một bộ phận những ngƣời theo tôn giáo trong quan hệ cộng đồng dân tộc nói chung. Đảng coi công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Vì vậy, vấn đề ứng xử với tôn giáo phải đƣợc nhận thức và thực hành từ lăng kính văn hóa, và vì mục đích nhân văn. Tính phổ biến đó của công tác tôn giáo đƣợc vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù là tỉnh Ninh Bình - một địa phƣơng có những nét điển hình trong đời sống tôn giáo các tỉnh phía Bắc.

3.2.2.1. Nhận thức và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về tôn giáo và công tác tôn giáo

Nhận thức về tôn giáo của hệ thống chính trị ở địa phương có nhiều tiến bộ.

Là một tỉnh mà trong lịch sử tôn giáo có nhiều vấn đề “gai góc” nhƣng thời gian qua tỉnh Ninh Bình có thể coi là “điểm sáng” của cả nƣớc trong công tác tôn giáo. Điều đó có đƣợc trƣớc hết là do chính sách đổi mới về tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời là nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo trong tỉnh Ninh Bình về tôn giáo và công tác tôn giáo.

Từ khi tỉnh đƣợc tái lập năm 1992, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã quán triệt quan điểm đổi mới về tôn giáo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng tạo nên sự đồng thuận xã hội xây dựng quê hƣơng, xứng đáng với tiềm năng của tỉnh. Việc quán triệt những quan điểm đổi mới về tôn giáo và chính sách, nhiệm vụ công tác tôn giáo không chỉ ở nhận thức, mà còn vận dụng cụ thể trong tình hình thực tế của địa phƣơng, không chỉ trong các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng mà còn đƣợc quán triệt trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Trên tinh thần Nghị quyết số 24 -NQ/TW ngày 16-10-1990 Về tăng cường

công tác tôn giáo trong tình hình mới và Nghị định số 69- HĐBT ngày 21-3-1991,

Quy định về hoạt động tôn giáo, Tỉnh ủy Ninh Bình đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ

đạo công tác tôn giáo các cấp, do đồng chí Bí thƣ Tỉnh ủy làm Trƣởng ban, đồng chí Phó Bí thƣ Thƣờng trực và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Phó trƣởng ban, các ngành Dân vận, Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Tôn

giáo, Tài nguyên và Môi trƣờng,... làm thành viên Ban chỉ đạo, để có các chủ trƣơng, giải pháp kịp thời nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong công tác tôn giáo.

Sau Nghị quyết 25, Tỉnh ủy Ninh Bình ra Chỉ thị số 27 - CT/TU ngày 17/5/2005 Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo trong tình

hình mới. Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là cơ quan chức năng và cán

bộ, đảng viên trực tiếp làm công tác tôn giáo phải từng bƣớc thay đổi nhận thức về tôn giáo: Trƣớc đây nhìn nhận tôn giáo nặng về hoạt động chính trị, nay phải nhìn nhận tôn giáo đa chiều, bên cạnh những mặt hạn chế tôn giáo có những ảnh hƣởng tích cực đến đời sống xã hội, tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, có thái độ “khoan dung” tôn giáo, cần khắc phục thái độ định kiến, hẹp hòi, phân biệt đối xử với ngƣời có đạo, phát huy đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời phải nhận thức rằng tôn giáo là lĩnh vực mà kẻ địch rất dễ lợi dụng nhằm chia rẽ sự đoàn kết và phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nắm vững đƣờng lối về công tác tôn giáo của Đảng, Tỉnh ủy đã từng bƣớc cụ thể hóa các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính quyền kịp thời cụ thể hơn chính sách của Nhà nƣớc và phải thực hiện chức năng quản lý hoạt động tôn giáo bằng pháp luật. Mặt trận và các đoàn thể có trách nhiệm vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tham gia phong trào “tốt đời đẹp đạo” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể hóa chính sách đổi mới công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở

tỉnh Ninh Bình. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong thời

kỳ đổi mới, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình đã cụ thể hóa việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, phân cấp cụ thể hơn về thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, phù hợp với đặc thù tôn giáo ở địa phƣơng.

Căn cứ Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ về hƣớng dẫn thực hiện Pháp lệnh, trong những năm qua, để góp phần làm tốt công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh, ngày 05/6/2006 UBND tỉnh đã kịp thời ban hành quyết định số 1196/2006/QĐ-UBND Ban hành Quy định

về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của

Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp

lệnh và Nghị định. Đặc biệt, do tính chất đặc thù của tín đồ tôn giáo trên địa bàn

tỉnh, địa bàn huyện Kim Sơn, có 47% dân số là đồng bào theo đạo Công giáo, trong đó có những vùng tôn giáo toàn tòng, nhƣ xã Cồn Thoi, xã Văn Hải,... Ngày 11/6/2007, UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 1373/2007/QĐ-UBND về việc bố

trí cán bộ không chuyên trách làm công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn (30 xã,

phường, thị trấn có từ 30% đồng bào theo đạo Công giáo trở lên được bố trí cán bộ

không chuyên trách). Từ đó, hiệu quả công tác tôn giáo ở địa phƣơng đã có những

chuyển biến rõ rệt, đã có nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đến học tập và triển khai theo mô hình này.

Tỉnh đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện quy trình giải quyết công tác đối với tôn giáo trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ việc xây dựng, sửa chữa các cơ sở tôn giáo,... Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đƣa ra quyết định, thông báo, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo nhƣ: Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ban hành thông báo số 393-TB/TU ngày 04/4/2007 về công tác tôn giáo; kế hoạch số 36/KH/TU ngày 03/7/2007 về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ

thống chính trị về công tác tôn giáo; Thông báo số 752-TB/TU ngày 19/2/2008 về

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) công tác tôn giáo ở việt nam hiện nay lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh ninh bình) (Trang 87 - 113)